Mẫu bản vẽ mặt bằng móng cọc giúp anh/chị biết được chi tiết cách bố trí mặt bằng cũng như các thông số kỹ thuật liên quan. Tham khảo ngay!
Bản vẽ mặt bằng móng cọc là gì?
Mặt bằng là gì?
Mặt bằng là hình chiếu của công trình lên mặt phẳng ngang mà khi nhìn vào người nhìn sẽ có cảm giác như đang đứng ở vị trí cao nhất và nhìn được bao quát không gian tổng thể của công trình.
Mặt bằng là hình ảnh quan trọng nhất của một bản vẽ, nó cho chúng ta biết kích thước và cách bố trí không gian, đồng thời vị trí và kích thước của các bộ phận, chi tiết có trong không gian.
Móng cọc là gì?
Móng cọc là một trong các loại móng phổ biến (cùng với móng băng, móng bè) thường áp dụng cho móng nhà ở. Móng cọc có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông hoặc cọc cừ tràm để đẩy xuống đất nhằm giữ sự ổn định cho cấu trúc xây dựng phía trên.
Móng cọc thường được sử dụng cho các công trình có kết cấu lớn hoặc nền đất yếu, thường xuyên sạt lở hoặc có độ lún nhiều. Móng cọc với 2 thành phần chính là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc sẽ truyền tải trọng lực từ công trình phía trên xuống lớp đất dưới của móng giúp tăng khả năng chịu tải của móng.
Kết luận
Mặt bằng móng cọc là bản vẽ thể hiện cách bố trí của cốt thép cùng các thông số kỹ thuật của bộ phận móng.
Trong xây dựng, mặt bằng móng cọc được gọi là bản vẽ kết cấu thể hiện cấu tạo về mặt kết cấu của công trình. Trong đó các thông tin kỹ thuật sẽ được thể hiện rõ ràng như: cao độ dày móng, chi tiết thép của các cấu kiện chính (gồm bản móng và giằng móng), loại cột sử dụng, số lượng cột, khoảng cách giữa các cột, kích thước của cột, cách bố trí,…
Ngoài ra, một mặt bằng móng cọc đầy đủ còn thể hiện các thông tin về: Chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm công trình, đơn vị thiết kế, tên hạng mục, tên bản vẽ cùng các thông tin liên quan khác.
Tầm quan trọng của bản vẽ mặt bằng móng cọc
Mặt bằng móng cọc cũng giống như các bản vẽ mặt bằng khác, đều có chung một vai trò như nhau, cụ thể đó là:
- Giúp người lập dự toán có thể xác định được khối lượng công việc thi công xây dựng công trình, từ đó xác định dự toán xây dựng;
- Giúp người làm công tác kế hoạch có thể tính toán và dự trù các nguồn lực để phục vụ kế hoạch thi công công trình;
- Giúp người thi công có thể áp dụng phương tiện kỹ thuật, công nghệ, nhân lực để “hiện thực hóa” bản vẽ thiết kế thành công trình trên thực tế;
- Giúp người làm công tác kiểm tra biết được việc thi công có đúng theo bản vẽ hay chưa, đồng thời kiểm tra, kiểm soát khối lượng trong hồ sơ thanh quyết toán.
Lưu ý: Muốn thực hiện được tất cả các công việc nói trên thì đòi hỏi những người liên quan phải biết cách đọc bản vẽ mặt bằng móng cọc một cách chính xác nhất.
Bộ sưu tập bản vẽ mặt bằng bố trí móng cọc phổ biến nhất hiện nay
Lưu ý: Bản vẽ mặt bằng móng cọc nhà phố, mặt bằng móng cọc nhà dân hay mặt bằng móng cọc nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng,… sẽ không giống nhau. Do đó anh/chị chỉ nên tham khảo chứ không sử dụng cho bất cứ công trình nào trên thực tế. Khi cần sử dụng, anh/chị nên thuê đơn vị riêng để thiết kế bản vẽ mặt bằng móng cọc phù hợp, chính xác với công trình thực tế của mình.
Xem thêm:
- Nguyên tắc bố trí cọc trong đài theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
- Hướng dẫn thi công ván khuôn móng băng đầy đủ nhất
- Kiến thức về bóc tách khối lượng trong xây dựng (cho người mới)
Đánh giá của bạn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!