Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố theo quy định QCVN 04-1:2015/BXD có thể bạn chưa biết

Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố là điều hiển nhiên được rất nhiều người quan tâm. Thời buổi hiện nay, ai cũng hướng đến một cuộc sống hiện đại và nhiều tiện nghi. Việc xây dựng một ngôi nhà phố là niềm mơ ước của rất nhiều người. Vậy đâu là những tiêu chuẩn xây dựng nhà phố tiêu biểu? Sau đây hãy cùng Vietnamarch đi vào tìm hiểu.

1. Các yêu cầu chung về xây dựng nhà ở, nhà phố

1.1. Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố về quy hoạch và thiết kế

Gia chủ cần tuân theo tiêu chuẩn xây dựng nhà phố. Tuân theo quy hoạch và thiết kế đô thị đã được quy định theo QCVN 03:2012/BXD. Vị trí đất sử dụng để xây dựng nhà ở cần phải có đầy đủ: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường với bề ngang đủ cho xe chữa cháy đi vào, hệ thống đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu gom rác, hệ thống thông tin và truyền thông như cáp quang, internet;…

tiêu chuẩn xây dựng nhà phố 4

1.2. Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố về việc phòng chống thiên tai

Không được xây nhà trên các vùng đất có nguy cơ xảy ra những nguy hiểm về địa chất: Sạt lở đất; Vùng đất bị lũ quét;…

Nếu nhà ở được xây dựng trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng đến từ thiên tai: Động đất; Giông bão; Sóng thần; Lũ lụt;…Phải tuân theo những tiêu chuẩn xây dựng nhà phố đảm bảo an toàn những tiêu chuẩn này do cơ quan nhà nước địa phương quy định. Đảm bảo quy định tại QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố hiện nay

1.3. Yêu cầu kĩ thuật tối thiểu đối với nhà ở

TT

Cấp công trình

Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu

Quy mô

Tải trọng và tác động1

Tuổi thọ2

Bậc chịu lửa3

Nhà chung cư

1

I

Chiều cao > 75 m (trên 25 tầng)

Chu kỳ lặp tải trọng gió,

động đất, ngập lụt: xác định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng

50 năm

Bậc đặc biệt

Chiều cao > 60 m ÷ 75 m (21 tầng ÷ 25 tầng)

Bậc I

2

II

Chiều cao > 50 m ÷ 60 m (17 tầng ÷ 20 tầng)

Bậc I

Chiều cao ≥ 24 m ÷ 50 m (8 tầng ÷ 16 tầng)

Bậc II

3

III

Chiều cao > 5 m ÷ < 24 m (2 tầng ÷ 7 tầng)

20 năm

Bậc III

Nhà ở tập thể

4

I

Chiều cao > 75 m (trên 25 tầng)

Chu kỳ lặp tải trọng gió,

động đất, ngập lụt: xác định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng

50 năm

Bậc đặc biệt

Chiều cao > 60 m ÷ 75 m (21 tầng ÷ 25 tầng)

Bậc I

5

II

Chiều cao > 50 m ÷ 60 m (17 tầng ÷ 20 tầng)

Bậc I

Chiều cao ≥ 24 m ÷ 50 m

(8 tầng ÷ 16 tầng)

Bậc II

6

III

Chiều cao > 5 m ÷ < 24 m (2 tầng ÷ 7 tầng)

20 năm

Bậc III

7

IV

1 tầng

10 năm

Bậc IV

Nhà ở riêng lẻ

8

III

Từ 3 tầng trở lên

Chu kỳ lặp tải trọng gió, động đất, ngập lụt: xác định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng

20 năm

Bậc III

9

IV

Từ 1 đến 2 tầng

10 năm

Bậc IV

Nguồn: Theo QCVN 04-1:2015/BXD

1.4. Về vấn đề bảo trì nhà ở

Việc xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng nhà phố: Về các vấn đề bảo trì và sửa chữa; Được kéo dài suốt quãng thời gian công trình được đưa vào sử dụng. Theo đó tất cả những thiết kế nội thất, trang thiết bị công trình: Phải được bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thường xuyên. Nhằm đảm bảo an toàn và công năng sử dụng.

7+ tiêu chuẩn xây dựng nhà phố có thể bạn chưa biết

Ngoài ra, nhà ở được thi công theo tiêu chuẩn xây dựng nhà phố cần đảm bảo:

  • Toàn bộ công trình phải được thực hiện các biện pháp phòng chống mối. Và các biện pháp này phải đáp ứng yêu cầu về những tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Trong suốt quá trình xây dựng và sử dụng, sửa chữa: Nhà ở phải đảm bảo thực hiện phòng cháy chữa cháy.
  • Các hệ thống sử dụng điện năng của ngôi nhà phải đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng nhà phố về: Yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả.
  • Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chống thấm, chống dột; Các yêu cầu về an toàn sử dụng;…

1.5. Tiêu chuẩn về thẩm mỹ

Công trình phải đảm bảo được tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên. Phải có hệ thống thông gió, thông khí và thoát nước cho ngôi nhà.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố hiện nay

1.6. Yêu cầu về mối liên hệ với các công trình liền kề bên cạnh

Gia chủ phải đảm bảo không có bộ phận nào của ngôi nhà mà mình sở hữu; Tính cả phần những thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới lòng đất: Tuyệt đối không được lấn chiếm diện tích sử dụng; Hoặc làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng của những lô đất kề cận.

Ngoài ra, phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Không bao giờ được để nước thải, rác thải sinh hoạt,… lấn sang lô đất khác. Gây ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh, thẩm mỹ, thậm chí mất lòng hàng xóm.

2. Các tiêu chuẩn về kỹ thuật

2.1. Tiêu chuẩn về kiến trúc

Đảm bảo về chiếu sáng tự nhiên cho căn nhà, trong đó, tối thiểu 40% số phòng được chiếu sáng tự nhiên. Mặt khác, phải có ít nhất 1 phòng ở và một khu vệ sinh, có diện tích sử dụng tối thiểu là 20m2, phòng ngủ tối thiểu 10m2. Nếu là nhà tập thể thì tối thiểu là 4m2/người.

Đối với chiều cao thông thủy được quy định không được nhỏ hơn 2,7m đối với phòng ở, phòng tập thể không nhỏ hơn 3,3m. Còn đối với khu vực bếp và nhà vệ sinh thì không nhỏ hơn 2,4m.

2.2. Tiêu chuẩn về kết cấu

Kết cấu của nhà ở không được suy giảm quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. Vật liệu được sử dụng để xây dựng nhà ở phải đảm bảo tính chịu lửa tối thiểu. Ngoài ra, những vật liệu này phải đảm bảo độ bền tối thiểu trước những tác động của khí hậu.

Trong suốt quá trình thi công xây dựng và sử dụng nhà ở: Gia chủ và đơn vị thi công cần tuân thủ các biện pháp an toàn; Và không được gây hư hỏng tới những công trình liền kề: Kể cả phần ngầm và phần trên mặt đất.

Nền nhà cần đảm bảo về tải trọng liên quan đến các vấn đề tự nhiên của khí hậu Việt Nam như gió, bão,… được lấy theo QCVN 02:2009/BXD. Và vật liệu xây dựng của nhà phải đảm bảo về tính chịu lửa theo quy định của QCVN 06:2010/BXD và quy định bổ sung trong tiểu mục 2.10 của Quy chuẩn QCVN 04-1:2015/BXD.

Lưu ý: Chiều cao kết cấu của nhà được tính từ mặt của móng đến trục của xà đỡ sàn mái lớn hơn 75m.

2.3. Tiêu chuẩn về hệ thống cấp thoát nước

Trong xây dựng nhà ở, hay bất kì một công trình nào như thi công biệt thự, thi công từ đường, thi công văn phòng,… thì tiêu chuẩn về đảm bảo hệ thống cấp thoát nước là điều cần thiết và cấp bách.

Đối với hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được quy định trong “Quy chuẩn Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” và đảm bảo các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy:

– Hệ thống cấp nước chữa cháy bao quanh đường giao thông được quy định theo QCXDVN 01:2008/BXD. Trong trường chưa có thì cần đảm bảo nguồn nước dự trữ đủ để chữa cháy ít nhất là 3h.

– Những ngôi nhà có chiều cao hơn 50m cần lắp đặt họng chờ cấp nước chữa cháy mỗi tầng.

– Đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy hiện hành hiện nay.

2.5. Tiêu chuẩn về chiếu sáng và chống ồn

Thứ nhất: Tiêu chuẩn về chiếu sáng

Đảm bảo các tiêu chuẩn theo duy định QCVN 09:2013/BXD của Bộ xây dựng về chiếu sáng và hiệu suất của các thiết bị chiếu sáng.

Về độ rọi, cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Đối với phòng ở: đèn huỳnh quang 75 lux, đèn nung sáng 50 lux;
  • Đối với bếp: đèn huỳnh quang 75 lux, đèn nung sáng 30 lux;
  • Hệ thống hành lang, khu vực buồng tắm và buồng vệ sinh: đèn nung sáng 30 lux;
  • Khu vực cầu thang, sảnh, khu vực để xe: đèn nung sáng 30

Đối với hệ thống chiếu sáng sự cố, tuân thủ theo quy định QCVN 06:2010/BXD.

Thứ hai: Tiêu chuẩn về chống ồn

Thi công, thiết kế nhà lô phố hay khi xây dựng bất kì một công trình nào, ô nhiễm tiếng ồn hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có những biện pháp “át chế”, khắc phục.

Chống ồn có nhiều cách như sử dụng các vật liệu cách âm, chống ồn như tường thạch cao, trần thạch cao. Suy cho cùng về tiếng ồn cần đảm bảo được các chỉ số về cách âm đối với tường, vách, cửa,… theo quy định QCXDVN 05:2008/BXD.

***Xem ngay: Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc đẹp mới nhất hiện nay

2.6. Tiêu chuẩn về hệ thống điện, chống sét

Để đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng, tài sản của người dân, thì hệ thống chống sét, điện cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định được nhà nước ban hành theo QCVN 12:2014/BXD, QCVN QTĐ 08:2010/BCT, QCVN 09:2010/BTTTT và QCVN 09:2013/BXD.

Đối với nhà chung cư, nhà ở tập thể mà cao từ 28 m trở lên phải được trang bị hệ thống máy phát điện dự phòng

2.7. Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ

Chiều cao, diện tích của nhà

Số lượng cầu thang bộ và loại buồng thang bộ thoát nạn ở mỗi tầng nhà

Các yêu cầu bổ sung đi kèm

Ghi chú

Chiều cao, h, của nhà (m)

Tổng diện tích, S, của các căn hộ trên 1 tầng (m2)

Số lượng cầu thang bộ thoát nạn tối thiểu

Loại buồng thang bộ thoát nạn được sử dụng

h £ 9

S £ 500

01

Buồng thang bộ thông thường loại L2

Mỗi căn hộ ở độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp

Theo 3.2.6 và

3.4.11 (QCVN 06:2010BXD

S > 500

02

Buồng thang bộ thông thường loại L2

Theo 3.2.6 (QCVN 06:2010BXD

Chiều cao, diện tích của nhà

Số lượng cầu thang bộ và loại buồng thang bộ thoát nạn ở mỗi tầng nhà

Các yêu cầu bổ sung đi kèm

Ghi chú

Chiều cao, h, của nhà (m)

Tổng diện tích, S, của các căn hộ trên 1 tầng (m2)

Số lượng cầu thang bộ thoát nạn tối thiểu

Loại buồng thang bộ thoát nạn được sử dụng

9 < h £ 12

S £ 500

01

Buồng thang bộ thông thường loại L2

Mỗi căn hộ ở độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp và có đầu báo cháy độc lập

Theo 3.2.6 và

3.4.11 (QCVN 06:2010BXD

S > 500

02

Buồng thang bộ thông thường loại L2

Theo 3.2.6 (QCVN 06:2010BXD

12 < h £

28

S £ 500

01

Buồng thang bộ thông thường loại L1 (không sử dụng buồng thang bộ loại L2)

Mỗi căn hộ ở độ cao trên 15 m phải có một lối ra khẩn cấp; hoặc ở các đầu hành lang có thêm các cầu thang bộ hở ngoài nhà dẫn đến cao độ sàn tầng 2

Theo 3.2.6 và

3.4.10 (QCVN 06:2010BXD

S > 500

02

Buồng thang bộ thông thường loại L1 (không sử dụng buồng thang bộ loại L2)

Theo 3.2.6 và

3.4.10 (QCVN 06:2010BXD

28 < h £

75

S £ 500

01

Buồng thang bộ loại N1

Mỗi căn hộ ở độ cao trên 15 m phải có một lối ra khẩn cấp; hoặc ở các đầu hành lang có thêm các cầu thang bộ hở ngoài nhà dẫn đến cao độ

sàn tầng 2 .

Theo 3.2.6 và

3.4.12 (QCVN 06:2010BXD)

S > 500

02

Buồng thang N1 và N2 (hoặc N3), trong đó số lượng buồng thang N2 (N3) không được

quá 50 %

Theo 3.2.6 và

3.4.13 (QCVN 06:2010BXD)

Nguồn: Theo QCVN 04-1:2015/BXD

3. Quy định số tầng xây nhà hiện nay theo tiêu chuẩn quốc gia 9411:2012

Dạo thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi dạng như: Nhà mình trong ngõ hẻm nhỏ hơn 3,5m thì được phép xây mấy tầng? Hay nhà tôi có đường lộ giới rộng 7m thì nhà được xây mấy tầng? Hoặc đường lộ giới 25m được phép xây nhà mấy tầng? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi – Vietnamarch nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Ngay sau đây, để giải đáp vấn đề này, hãy cùng theo dõi chi tiết cụ thể nội dung sau đây.

(Nội dung sau đây dựa theo tiêu chuẩn quốc gia tại mục 5 của TCVN 9411:2012 được Bộ xây dựng ban hành)

3.1. Quy định chung về số tầng xây dựng nhà ở

Trong mọi trường hợp nào, đối với công trình nhà ở liền kề không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ hẻm có chiều rộng mà nhỏ hơn 6m thì không được phép xây dựng quá 4 tầng.

3.2. Chiều cao của nhà ở liên kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt

Trong trường hợp mà khu vực chưa có quy hoạch được các cơ quan chức năng phê duyệt thì chiều cao của căn nhà không được lớn hơn 4 lần chiều rộng của ngôi nhà.

Nếu trong trường hợp mà dãy nhà có độ cao khác nhau thì nhớ rằng chỉ được phép xây cao hơn tôi đa là 2 tầng so với những tầng cao trung bình. Hơn nữa, độ cao của tầng 1 phải đồng nhất về kích thước. Nếu có sân vườn thì chiều cao không được lớn hơn 3 lần so với chiều rộng hoặc được thống nhất chung theo sự quy hoạch của nhà nước.

3.3. Các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m, chiều cao nhà ở liên kề được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường)

Trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường).

Đối với các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).

3.4. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kề có thể được thiết kế theo quy định sau

– TH1: Diện tích của lô đất từ 30m2 – 40m2, thì mặt tiền có chiều rộng > 3m, chiều sâu > 5m, công trình được phép xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 4 tầng 1 tum (trong đó tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);

– TH2: Diện tích lô đất 40m2 – 50m2, có chiều rộng 3m <= 8m, chiều sâu > 5m, xây dựng công trình không quá 5 tầng 1 tum (trong đó tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);

– TH3: Diện tích > 50m2, chiều rộng > 8m, chiều sâu > 5m, thì công trình được phép xây dựng 6 tầng (Trong đó tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).

3.5. Quy định về tăng chiều cao công trình nhà ở

Nếu dãy nhà liền kề có khoảng lùi thì có thể được phép tăng chiều cao công trình theo quy định dã được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, hay cảnh quan chung của khu vực.

3.6. Quy định về chiều cao thông thủy

Chiều cao thông thủy nghĩa là thuật ngữ trong xây dựng, nếu không phải người trong ngành hoặc ít bắt gặp thì rất khó có thể hiểu được ý nghĩa này. Vậy chiều cao thông thủy là gì? Đối với công trình nhà ở dân dụng, chiều cao thông thủy là khoảng cách từ sàn nhà đến trần nhà.

Đối với chiều cao thông thủy, khu vực tầng 1 hay còn được gọi là tầng trệt không được nhỏ hơn 3,6m. Nếu nhà có gác lửng thì kích thước giảm xuống còn 2,7m.

***Đừng bỏ lỡ:

  • 100 mẫu thiết kế biệt thự đẹp
  • 15 mẫu nhà đẹp 3 tầng chuẩn phong cách 2020 chỉ với 500 triệu
  • 50 Mẫu nhà cấp 4 hiện đại

Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố hiện nay

4. Đơn vị thi công và thiết kế nhà phố đúng tiêu chuẩn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ đến quý bạn đọc các thông tin về: Tiêu chuẩn xây dựng nhà phố. Ghé thăm Vietnamarch thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết với nội dung đa dạng và hữu ích về các mẫu nhà phố, thiết kế nội thất nhà phố đẹp, thiết kế văn phòng, cowowrking space,….

Công ty kiến trúc nội thất Vietnamarch

  • VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
  • Website: vietnamarch.com.vn