Mẫu Giếng Trời Đẹp | Lưu Ý Để Có Thiết Kế Giếng Trời Sinh Khí Tốt

Xem thêm:

  • Mẫu Thiết Kế Nhà 3 Tầng 5x16m Đẹp Hiện Đại Với Giếng Trời
  • Mẫu Nhà 3 Tầng 5 Phòng Ngủ Thiết Kế Thông Thoáng Với 2 Sân Thượng

Ưu nhược điểm giếng trời cho nhà ống

Khách quan mà nói, giếng trời mang đến những ưu điểm dễ thấy. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có khá nhiều nhược điểm. Dưới đây Đất Thủ đã liệt kê những điểm đó. Mời anh chị tìm hiểu nhé.

4 Ưu điểm mà giếng trời mang đến

– Lấy sáng

Đặc điểm chung của những ngôi nhà phố và nhà ống là mặt tiền hẹp, hai bên không thể mở của sổ. Vì vậy việc lấy sáng theo chiều dọc nhờ giếng trời là sự lựa chọn thường thấy.

– Thông gió, điều hòa không khí

Nhờ việc lấy sáng, lấy gió tự nhiên từ giếng trời. Giúp không khí luôn được điều hòa, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà.

Giếng trời đặt tại phòng khách kết hợp với bể cá

Một mẫu giếng trời có phần đáy được trang trí bể cá độc đáo

– Tiết kiệm điện năng

Nhờ đã có ánh sáng và gió tự nhiên, gia chủ không cần dùng các thiết bị điện cho việc thắp sáng hay làm mát không khí nữa. Việc này sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể mỗi tháng.

– Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Đáy của giếng trời chính là nơi lý tưởng để trang trí một ô giếng trời đẹp. Tiểu cảnh giếng trời tạo điểm nhấn cuốn hút cho cả không gian.

Giếng trời đẹp trang trí nhà

Giếng trời bố trí tiểu cảnh đẹp là nơi thư giãn cho các thành viên

3 Nhược điểm cần khắc phục

– Âm thanh vang vọng

Giếng trời có hình dáng và tính chất như 1 cái ống thẳng đứng, vì thế âm thanh truyền từ nó sẽ vang rất rõ giữa các tầng.

Cách khắc phục nhược điểm này đó là các mặt tường không nên làm phẳng. Có thể ốp đá tự nhiên, gạch thẻ…. Đây là một biện pháp cách âm đơn giản mà hiệu quả.

– Nước mưa ứ đọng

Vào mùa mưa, những mẫu giếng trời không có mái che thường sẽ bị ứ đọng nước ở đáy giếng.

Cách khắc phục thường được áp dụng là thiết kế hệ thống thoát nước tốt, dùng hệ che di động. Bố trí không gian đáy giếng khoa học (kết hợp bể cá, trồng cây xanh…).

– Thừa sáng vào mùa hè

Nắng gắt vào mùa hè gây chói lóa cùng với lượng nhiệt nhận được lớn. Gây bất tiện trong sinh hoạt và các cầu thang gỗ, đồ đạc bị phai màu, nhanh hỏng.

Cách khắc phục là dùng kính chống UV cho phần đỉnh giếng. Hoặc bố trí rèm dưới giếng trời để che chắn và điều tiết ánh sáng cho hợp lý.

Giếng trời giữa nhà

Xem thêm:

  • Giếng Trời Nhà 2 Tầng: Giải Pháp Thiết Kế & Lưu Ý Thi Công Gia Chủ Cần Biết
  • 5 Cách Thiết Kế Nhà Ngập Ánh Sáng
  • Thiết Kế Nhà 3 Tầng Cầu Thang Ngoài Trời Độc Đáo

Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà ống

Thông thường giếng trời sẽ có rộng từ 4-6m. Chiếm khoảng 10% diện tích sàn. Giếng trời khi đặt ở hướng Nam hoặc Đông Nam sẽ đón được không khí mát vẻ và nguồn sáng ổn định. Bên cạnh đó, khi thiết kế thi công anh chị chú ý những điều dưới đây nhé:

Về thiết kế giếng trời cho nhà ống

  1. Anh chị cần nhớ: thông gió cho giếng trời (lấy sáng và không khí) là chức năng chính. Những trang trí phụ thêm không nên quá cầu kỳ. Vì đôi lúc sẽ cản trở việc lấy gió và ánh sáng.
  2. Thiết kế giếng trời cần chú ý vấn đề an toàn. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ hay leo trèo và người cao tuổi dễ trượt ngã.
  3. Nếu anh chị quan tâm đến phong thủy, khi thiết kế giếng trời có thể tìm hiểu về vị trí đặt, màu sắc, hình dáng giếng.

Lưu ý khi thi công giếng trời trong nhà

Để có một mẫu giếng trời đẹp và một không gian sống hoàn hảo, mời anh chị tham khảo một số cách làm giếng trời sau:

  1. Các giếng trời trong nhà cần được đảm bảo về hệ thống mái che và thoát nước. Cần có một giải pháp hợp lý và hiệu quả để xử lý các tình huống rủi ro xảy ra vào các ngày thời tiết xấu.
  2. Giếng trời nằm tại các khu vực thường xuyên qua lại hạn chế treo đèn hay các vật nặng để tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.
  3. Để đảm bảo về độ an toàn, các vị trí tiếp giáp với giếng như hành lang nên gắn các vật dụng hỗ trợ về tiêu chuẩn an toàn.
  4. Khi bắt đầu xây dựng cần phải xem xét đảm bảo phù hợp với không gian, kiến trúc và phong thuỷ của ngôi nhà và gia chủ.