Cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm

Trong kết cấu sàn ta thường gặp hai loại dầm là dầm khung và dầm sàn. Để hiểu rõ hai loại dầm này và cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm, hãy cùng Ngô Gia Thịnh tìm hiểu dưới đây nhé!

Tìm hiểu về dầm

Dầm là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép có kết cấu nằm ngang chịu lực của momen uốn và lực cắt. Vai trò của dầm là bảo vệ, chịu các sức ép của toàn bộ trọng lượng công trình, giúp truyền tải trọng, chịu lực, phân tán lực đều lên các bộ phận khác của công trình như cột, vách, sàn,… Ngoài ra, dầm còn có thể thay thế tường chịu lực, giúp mở rộng không gian tối ưu.

Trong kết cấu sàn thường có 2 dầm khung (dầm chính) và dầm sàn (dầm phụ). Dầm chính có vai trò liên kết các cột tạo thành khung chịu lực. Còn dầm sàn có vai trò trực tiếp đỡ bản, liên kết với dầm khung và tường. Có trường hợp công trình chỉ sử dụng dầm khung (khi bản chỉ kê trực tiếp lên tường hoặc chỉ liên kết với các dầm khung) hoặc chỉ sử dụng dầm sàn (khi kết cấu công trình dùng tường chịu lực). Dầm sàn có thể là dầm đơn một nhịp hoặc dầm liên tục, nhiều nhịp.

Xem thêm: Biện pháp thi công giàn giáo bao che trong xây dựng công trình cao tầng

Cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm

Như đã làm rõ ở trên, cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm chính là cách tính dầm nội lực dầm sàn bê tông cốt thép.

Tải trọng trên dầm sàn gồm hoạt tải pd và tĩnh tải gd. Đây là những tải trọng phân bố theo chiều dài trục dầm.

1. Cách tính tĩnh tải trên dầm sàn

Tĩnh tải gd gồm hai phần go và g1

– go: Trọng lượng dầm tính phân bố trên mỗi mét dài.

– g1: Phần tĩnh tải từ bản truyền vào dầm:.

Công thức tính: gd=g0+g1

Cách xác định g1 tùy thuộc vào sự làm việc của các ô bản

* Ô bản một phương

– Tải trọng từ 1 ô bản truyền vào dầm: g1*=0,5.g.lb

(g là tải trọng phân bố đều trên bản sàn, lb là nhịp của ô bản ).

– Khi cả hai bên dầm đều là ô bản 1 phương với nhịp của ô bản bên trái (ltr) và ô bản bên phải (lph). Tĩnh tải trên các ô tương ứng là gtr và gph thì:

g1= g*1tr + g*1ph= 0,5trltr+ 0,5phlph

  • Nếu: gtr=gph=g thì: g1= 0,5g(ltr+lph)
  • Nếu: ltr=lph=l1 thì g1=g.l1

* Ô bản hai phương

Tải trọng từ ô bản hai phương được truyền ra xung quanh theo quy ước các góc giới hạn là các đường phân giác.

Lúc này tải trọng của mỗi ô bản truyền lên dầm theo phương cạnh dài có dạng hình thang và lên dầm theo phương cạnh ngắn sẽ có dạng hình tam giác

giá trị lớn nhất là g1*=0,5.g.lb (với lb là nhịp của ô bản theo phương cạnh ngắn ).

Khi hai bên dầm đều có bản thì g1 được lấy bằng tổng của g1* ở hai bên.

Khi các cạnh ô bản bằng nhau theo mỗi phương là l1 và l2 thì g1=g.l1 .

Khi hai bên dầm có ô bản 1 phương và hai phương thì từ mỗi ô bản g1* truyền vào cho dầm và tĩnh tải g1 trên dầm sẽ bằng tổng của hai giá trị g1* ở hai bên bản truyền vào.

· Cách tính hoạt tải trên dầm sàn

Hoạt tải trên dầm sàn – p (kN/m2) truyền vào dầm thành hoạt tải trên dầm là pd theo nguyên tắc truyền tĩnh tải g.0

* Ô bản 1 phương: pd =0,5p(ltr + ltr)* Ô bản hai phương: pd được phân bố theo hình thang hoặc hình tam giác như biểu đồ tĩnh tải g1 hoặc g1*.

* Trường hợp các ô bản có kích thước bằng nhau: pd= p.l1* Trường hợp khi hai bên dầm có ô bản 1 phương và hai phương thì từ mỗi ô bản tính

Pd*=0,5.p.lb

pd lấy bằng tổng của pd* từ hai phía.

Với cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm trên đây hy vọng giải đáp được thắc mắc trong bạn. Để được tư vấn nhiều hơn về dầm và các tải trọng lên dầm, hãy liên hệ với Ngô Gia Thịnh theo địa chỉ: