Sức chịu tải của sàn bê tông cốt thép – Sàn bê tông siêu nhẹ Thành Đô

Khi nhà của bạn là nhà cao tầng, sàn nhà được đúc bằng bê tông cốt thép thì bạn phải nắm được sức chịu tải của sàn bê tông cốt thép này là bao nhiêu, mục đích là khi trồng cây hoặc khi để vật nặng lên sàn bạn có thể đo lường được, bảo vệ tuổi thọ cho loại sàn này theo thời gian, đồng thời bảo đảm an toàn cho chính mình. Cùng Sanbetong.vn điểm qua một vài thông tin về sức chịu tải của sàn bê tông cốt thép để bạn định hình rõ hơn loại sàn này là gì nhằm ứng dụng trong việc xây nhà hoặc xây chung cư cao tầng.

1. Cấu tạo của sàn bê tông cốt thép

So với sử dụng sàn gỗ khi các tòa nhà, các văn phòng cho thuê hay các chung cư có xu hướng dùng sàn bê tông cốt thép nhiều hơn vì nó có độ bền cao, phòng cháy và ổn định tốt. Sàn bê tông cốt thép rất có lợi khi dùng ở những nơi có độ ẩm cao, cần cách nước, chống thấm và chịu lửa.

Cấu tạo của bê tông cốt thép có thể là bê tông nặng hoặc bê tông nhẹ như bê tông Keremzit, bê tông xỉ, bê tông peclit…). Ngoài ra còn có sàn bản kê hai cạnh, sàn sườn, sàn bản dầm, sàn dày sườn, sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh, sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ, sàn không dầm hay sàn nấm, sàn lắp ghép thì có sàn lắp ghép cấu kiện nhỏ, sàn sườn lắp ghép, sàn sườn chèn các tấm rỗng, sàn lắp ghép cấu kiện lớn.

Xem thêm>>> Những lưu ý khi đổ bê tông cốt thép

2. Cấu tạo của sàn bê tông nhẹ và sàn bê tông cốt thép có gì khác nhau?

Sàn bê tông nhẹ và bê tông truyền thống hiện vẫn là 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất tại các công trình xây dựng. Không chỉ khác nhau về trọng lượng, cách thi công và cấu tạo của 2 loại sàn này cũng hoàn toàn khác nhau.

Cấu tạo sàn bê tông nhẹ

Sàn bê tông nhẹ có cấu tạo khá đơn giản, nó được tạo nên từ những vật liệu đúc sẵn. Đó là hệ dầm dự ứng lực, các viên gạch block siêu nhẹ, lưới thép được đan phía trên mặt sàn khi lắp ghép xong gạch block. Cuối cùng là 1 lớp bê tông mỏng được đổ bù lên trên để tạo mặt sàn như sàn bê tông truyền thống. Sàn bê tông nhẹ có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi mặt sàn khô.

Do cấu tạo đơn giản nên thời gian thi công sàn bê tông nhẹ nhanh hơn rất nhiều so với sàn bê tông truyền thống. Thông thường thời gian thi công có thể rút ngắn lên đến 2/3 so với làm sàn bê tông truyền thống.

Sàn bê tông truyền thống hay còn gọi là bê tông liền khối được đổ lên mái trần sau khi đã ghép cốt pha, đan sắt làm khung. Việc thi công trải qua nhiều giai đoạn và đặc biệt tốn nhiều thời gian.

Không những vậy sau khi đổ xong sàn bê tông sẽ phải chờ khô ít nhất khoảng 10 ngày mới có thể thi công tiếp. Trong thời gian chờ khô gia chủ lại canh cánh nỗi lo thời tiết. Nếu mưa phải che, nắng phải phun nước dưỡng trần khá tốn thời gian và mệt nhọc.

  • Xem thêm>>>Cấu tạo sàn bê tông cốt thép

3. Sức chịu tải của sàn bê tông cốt thép có tốt không?

Sàn bê tông cốt thép có những ưu điểm sau:

– Trong quá trình đông cứng của bê tông, cốt thép sẽ không bị tuột ra ngoài nhờ lực bám dính rất tốt.

– Bê tông và cốt thép có sự giản nở nhiệt gần như không ảnh hưởng đến sự tương tác bên trong. Cốt thép sẽ chịu hiệu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén nên khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông.

– Giá thành của bê tông thấp

– Khả năng chịu lực lớn vô cùng, tốt hơn cả gạch, gỗ, đá

– Độ bền của sàn bê tông cốt thép cực kỳ cao, có thể chống ăn mòn, xâm thực tốt hơn cả thép, gỗ

– Có thể tạo hình khối theo nhu cầu sử dụng

– Phòng cháy chữa cháy tốt nhờ khả năng chịu nhiệt lên 400 độ C

Có thể nói sức chịu tải của bê tông cốt thép rất tốt, tốt hơn cả gỗ, đá… Sàn bê tông cốt thép được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày như dùng để xây nhà cao tầng, xây cầu và xây bể chứa. Tuổi thọ của sàn bê tông cốt thép có thể lên 30-50 năm mà không cần bảo dưỡng, sửa chữa. Đây cũng là vật liệu xây dựng phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày của chúng ta, bền bỉ và mang lại cảm giác an toàn cho người cư trú.