Top 5 mẫu sơ đồ đường nước trong nhà mới nhất 2020

Khi lắp đặt hệ thống đường nước trong nhà ở mỗi công trình thì sơ đồ đường nước là 1 phần rất quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể tự xử lý đơn giản tại nhà sự cố ống thoát nước bị rò rỉ, hỏng hóc cần sửa chữa. Vậy hệ thống đường nước gồm những gì? Thiết kế sơ đồ đường nước như thế nào? Cách lắp đặt đường nước đúng chuẩn… Tất cả sẽ được giải đáp khi bạn đọc bài viết mà điện nước Minh Hiếu chia sẻ dưới đây nhé !

Hệ thống đường nước trong nhà bao gồm những gì?

Trong 1 hệ thống đường nước 1 công trình dân dụng gồm có :

Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Đây là hệ thống bao gồm tất cả các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn đến các trang thiết bị cần sử dụng nước và đường ống dẫn từ bình nước nóng tới các thiết bị cần thiết.

Nguồn cấp nước của gia đình là rất đa dạng có thể là nước máy của thành phố, nước từ ao, hồ hay giếng khoan,…

Hệ thống thoát nước thải

Nhiệm vụ đưa nước từ các thiết bị sử dụng nước trong nhà ra bên ngoài. Hệ thống này thường bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà vệ sinh và nước mưa…

Ngoài ra còn có hệ thống ống thông khí và các thiết bị bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng,… Các thiết bị này đều phải được thông khí và trang bị bẫy kín nước trong đường ống thải có tác dụng ngăn được mùi khí từ hệ thống thoát nước thải.

Các giai đoạn thiết kế đường nước trong nhà – nhà tắm

Lên sơ đồ đường nước trong nhà tắm – nhà vệ sinh

Đây là bước đầu tiên và cần thiết đối với 1 công trình đi đường nước dân dụng. Bởi nhờ có sơ đồ đường nước mà bất cứ người thợ ( thậm chí chủ hộ không am hiểu ) cũng có thể hình dung ra bố trí của hệ thống đường nước. Để kịp thời thay đổi nếu có sự không hợp lý. Và sẽ càng có tác dụng hơn cho công việc tu sửa về sau này.

Thành phần của sơ đồ hệ thống nước sinh hoạt bao gồm :

  • Đường cống chính của nhà, tòa nhà
  • Cửa thăm
  • Ống thoát nước
  • Trang thiết bị vệ sinh
  • Ống ngang
  • Ống thoát dọc
  • Bẫy nước ngăn mùi
  • Thông khí

Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước

Ở bước này cần bố trí lắp đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước, thoát nước sao cho tối ưu không gian nhất. Các đường ống nóng, lạnh được bố trí trên mặt bằng tiết kiệm và an toàn. Bên cạnh đó các thiết bị như đồng hồ đo nước, máy bơm nước, bể tự hoại cũng cần sắp đặt sao cho vừa mắt cũng như dễ dàng bảo trì nhất.

Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước

Ở bước này chúng ta cần làm rõ vị trí của từng bộ phận. Chi tiết lắp đặt hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh, nước thải trong sinh hoạt,…

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình

Đây là bước cuối cùng thực hiện sau khi thi công phần thô của toàn bộ nhà được hoàn chỉnh. Lắp đặt vào thời điểm này sẽ giúp thợ thi công sẽ dễ dàng để hoàn thiện mà không cần phải đục phá.

THAM KHẢO : CÁCH LẮP ỐNG THOÁT NƯỚC XUYÊN QUA DẦM

Các quy định và cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp nước

Các quy định về kích thước đường kính ống

Sơ đồ thiết kế lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng. Kích thước đường kính ống cấp thoát nước nhà dân dụng.

Đường kính ông cấp nước trong nhà

– Đường kính của ống cấp nước từ nguồn cấp nước chính (bồn nước trên mái hoặc từ máy bơm) tới bình nước nóng hoặc tới nơi phân nhánh tối thiểu là 20 mm.

– Các ống nước nhánh, ống cấp nước cho thiết bị sử dụng tối thiểu là 13 mm.

Ống thoát nước

– Ống thoát chính của toà nhà >102mm

– Thoát ngang của sàn >78mm

– Bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt … > 38mm

– Thoát sàn nhà tắm > 38mm

– Bệt (bồn vệ sinh) >78mm

Ống thông khí

– Ống chính, thẳng lên trời > 78mm

– Ống khác > 38mm

Các quy định về vật liệu và thiết bị ống

Vật liệu làm ống gồm nhiều loại: đồng, ống mạ kẽm, ống thoát nhựa ABS, PVC, … Nên sử dụng các vật liệu theo qui định hoặc đã được kiểm nghiệm, đánh giá tốt bằng thực tế.

– Ống nước thải: dùng ống gang, ống nhựa PVC…

– Ống nước sinh hoạt: dùng ống đồng, ống nhựa PPR, ống nhựa PEX…

Các bước lắp đặt đường nước trong nhà

Trước khi lắp đặt đường nước trong nhà, bạn sẽ phải định vị lấy dấu cho chính xác đã.

1/ Định vị lấy dấu

  • Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
  • Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
  • Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
  • Đầu chờ lavabo: +0,55 m
  • Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m
  • Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m
  • Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
  • Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm

2/ Lắp đặt đường ống cấp nước

Các giai đoạn về gia công cắt, ren ống thép nên được thực hiện luôn tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công. Có 2 loại ống: ống PVC và ống PPR. Trong hai loại ống này thì ống PVC có giá thành rẻ hơn, lắp đặt đơn giản bằng keo chuyên dụng. Còn ống PPR việc lắp đặt sẽ có phần phức tạp hơn bởi bạn phải sử dụng máy cắt, máy hàn.

THAM KHẢO : TOP 5 thương hiệu ống dẫn nước được tin dùng nhất 2020

Để đảm bảo điều này thì khi thi công lắp đặt các bạn phải vẽ lườn tường bằng những đường cắt đục để tạo rãnh trên tường. Độ sâu cắt đục trung bình là từ 3 – 4cm và độ rộng rơi vào khoảng 5 – 10cm tùy từng vị trí lắp đặt.

Sau khi ống được lắp đặt xong sẽ sử dụng vữa xi măng để trát cố định ống trên tường và dưới sàn nhà.

3/ Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm

Trục đứng cấp nước được thiết kế bởi ống thép tráng kẽm và phương pháp lắp đặt ống ≤ D50. Để lắp đặt chính xác bạn nên dựa theo căn cứ của bản vẽ để xác định đúng vị trí.

Sử dụng các giá treo đỡ ống để các ống trục đứng được, khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6m. Sau khi các ống nước được lắp đặt theo trục đứng, các giá đỡ phải đảm bảo sự chắc chắn. Bạn xác định đặt máy bơm nước và đổ bê tông bệ bơm để khi cắm điện không bị rung.

4/ Lắp đặt đường ống thoát nước

Bạn nên thi công lắp đặt đường ống thoát nước từ dưới lên là thuận tiện nhất. Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới.

5/ Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Khi các công tác như trát ốp lát và trần hoàn thành mới là lúc bạn có thể lắp đặt nhà vệ sinh. Sử dụng các loại gioăng đồng bộ để ghép nối giữa các thiết bị với đường ống nước. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX.

Sau khi thiết bị được lắp đặt xong bạn nên phải thử nước. Nước thoát phải nhanh thì mới là thành công.

6/ Công tác vệ sinh

Sau khi lắp đặt tiến hành dọn dẹp, bàn giao thi công công trình.

12 điều ” KHÔNG NÊN ” khi thiết kế sơ đồ đường nước trong nhà

1/ Không được lắp đặt nối chữ ”T” trong hệ thống nước thải, trừ khi dùng cho ống thoát khí.

2/ Không được sử dung nối chữ ”X” trong hệ thống nước thải.

3/ Không được sử dụng các nối phức tạp, hạn chế các nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải.

4/ Tất cả các ống thải vệ sinh (từ bồn cầu) và ống thoát nước mưa phải bố trí cửa thăm cho phép thông rửa toàn hệ thống.

5/ Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang, các ống xả rác.

6/ Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ của các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm.

7/ Với các ống thoát chính theo phương đứng cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống.

8/ Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần.

9/ Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước ngăn mùi riêng.

10/ Các ống nước thải nằm ngang có đường kính nhỏ hơn 78mm cần có độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50.

11/ Các hố ga, bể chứa nước thải, bể phốt cần phải kín khí, kín nước và phải được thông khí. Ống thông khí có thể nhỏ hơn 1 cỡ so với đường ống thải lớn nhất.

12/ Các bẫy nước phải được thông khí.

Top 5 sơ đồ đường nước trong nhà được sử dụng nhiều nhất năm 2020

Với những thông tin mà điện nước Minh Hiếu chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã biết được cách lắp đặt ống cấp thoát nước trong nhà đúng cách. Cũng như vai trò của sơ đồ đường nước trong nhà rồi đúng không? Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thi công lắp đặt & sửa chữa đường nước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp ngay nhé!

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

Comments

comments