Quy trình xây nhà từ móng đến mái đầy đủ nhất hiện nay

Sau ngày dài mệt mỏi, vất vả ở ngoài ta chỉ mong có một ngôi nhà nhỏ – nơi những người thân yêu chờ ta trở về quây quần, cùng ăn bữa cơm hạnh phúc. Nơi mà ta có thể trút bỏ mọi muộn phiền, áp lực để tận hưởng không khí ấm áp, dễ chịu. Vì vậy, xây nhà là việc vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ là tâm huyết của các thành viên trong gia đình mà còn tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, cần tìm hiểu rõ quy trình xây nhà từ móng đến mái để có được ngôi nhà chất lượng tốt, đẹp và có phương hướng tiết kiệm chi phí. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin bổ ích cho bạn nhé!

Giai đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành xây nhà

Xác định tài chính

Yếu tố quan trọng để quyết định quy mô ngôi nhà cũng như chất lượng và phong cách thiết kế của ngôi nhà chính là tài chính của gia đình. Để có thể chủ động trong xây dựng và tránh tình trạng phát sinh chí phí cần xác định các khoản chi phí chắc chắn có khi xây nhà.

Những khoản chi phí có khi xây nhà:

  • Phá dỡ nhà cũ.
  • Khảo sát địa chất và gia cố móng.
  • Xin phép xây dựng.
  • Bản vẽ thiết kế.
  • Mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị.
  • Thuê nhân công – giám sát thi công xây dựng.
  • Các khoản phát sinh.

Xem phong thủy

Theo quan niệm của ông cha ta xưa, phong thủy sẽ quyết định hướng nhà, thời điểm khởi công xây dựng công trình. Khi có ý định xây nhà, gia chủ thường sẽ đi xem tuổi để tìm cung hướng mạng phù hợp với mình và xác định được cách bố trí nhà cửa mang lại may mắn, tài lộc, bình an và hạnh phúc đến với mọi người trong gia đình.

Thuê tư vấn thiết kế công trình

Trước khi thuê tư vấn thiết kế công trình, các thành viên trong gia đình cần họp với nhau để xác định phong cách thiết kế, số tầng, số phòng, công năng các phòng sao cho phù hợp với nguồn kinh phí hiện có.

Khi thuê tư vấn thiết kế, với số tiền bỏ ra bạn sẽ có được một ngôi nhà đẹp, sự phân bổ công năng một cách hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ, sự độc đáo và còn phù hợp với phong thủy.

Xin giấy cấp phép xây dựng

Sau khi có bản vẽ thiết kế công trình, gia chủ có thể tự đi hoặc thuê dịch vụ xin giấy cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên thuê dịch vụ xin giấy cấp phép hoặc ủy quyền cho đơn vị tư vấn thiết kế và thi công, như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức.

Nếu bạn ở khu vực đô thị thì cần đến ủy ban nhân dân phường, quận nơi bạn chuẩn bị thi công xây nhà để xin giấy cấp phép xây dựng còn ở vùng nông thôn thì không cần.

Chuẩn bị mặt bằng

Để có thể tiến hành thi công xây nhà trọn gói mới, cần phải phá dỡ công trình cũ nếu có rồi di chuyển ra khỏi công trường. Nếu là khu đất trống cần dọn dẹp sạch sẽ giấy rác, phát quang cây bụi để chuẩn bị mặt bằng thi công.

Bên cạnh đó cần chuẩn bị nước, điện để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng sắp diễn ra.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Thông thường, khi bạn chọn đơn vị thi công họ sẽ có đầy đủ nguyên vật liệu từ phần thô đến phần hoàn thiện. Nhưng nếu bạn muốn tự chọn và mua nguyên vật liệu cho công trình của nhà mình cần xác định được những loại vật tư cần thiết, số lượng và chủng loại để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho việc thi công xây dựng.

Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Đây là một trong những phần vô cùng quan trọng bởi nó chính là phần khung xương cấu tạo nên ngôi nhà. Do đó, khung xương này được cấu tạo bởi 6 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà và cầu thang.

Quy trình xây nhà từ móng đến mái gồm các bước sau:

Bước 1: Tiến hành đào móng, dựa theo bản vẽ kỹ thuật mà dùng đúng loại móng để đóng cọc.

Bước 2: Sau khi đào móng thì tiến hành những công đoạn để làm móng nhà, đường cống thoát nước, bể phốt và các công trình ngầm.

Bước 3: Khi phần móng chắc chắn, kiên cố rồi thì tiến hành xây dựng phần khung xương. Việc thực hiện xây dựng phần khung xương nhà cũng giống như làm móng đó là: đan thép, ghép coppha, đổ và đầm bê tông, xây tường.

Khi thực hiện xây dựng cần lưu ý những điều sau:

  • Cần phải làm theo đúng bản vẽ kết cấu, sử dụng đúng chủng loại vật liệu và tránh làm xô lệch thép, khi kiểm tra thấy thép bị lệch cần tìm biên pháp xử lý hoặc làm cái mới.
  • Coppha được lựa chọn phải đảm bảo chất lượng, tránh làm biến dạng bê tông khi đổ.
  • Bê tông cần phải trộn theo đúng tỷ lệ, sao cho hỗn hợp này có thể kết dính tốt, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra chất lượng bê tông xem đã đạt chưa, nếu rồi thì rút coppha một cách cẩn thận, nếu chưa thì cần để thêm thời gian tránh ảnh hưởng chất lượng của bê tông, của công trình.
  • Tường được xây phải thẳng, mạch đều và chắc chắn.

Bước 4: Thiết kế đường ống nước sinh hoạt, đường dây điện, chèn khuôn cửa,…

Bước 5: Làm mái nhà theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

Quy trình hoàn thiện ngôi nhà

Phần hoàn thiện ngôi nhà tưởng đơn giản nhưng lại tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của gia chủ. Bên cạnh đó, cần phải làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ bởi nó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bước 1: Trát xi măng trong và ngoài tường nhà cần phải có độ bám dính tốt, mượt, không bị sần sùi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bước 2: Lát nền, đóng trần, làm cửa sổ, cửa chính và cầu thang.

Bước 3: Sơn chống thấm, sơn màu trong và ngoài ngôi nhà nên quét 2 lần để gia tăng chất lượng, khả năng chống thấm nước để công trình được bền hơn với thời gian.

Bước 4: Lắp đặt các thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị nội thất,…

Bước 5: Làm vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành bàn giao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình xây nhà từ móng đến mái. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các gia chủ hiểu được rõ hơn về quy trình này để có chuẩn bị tốt nhất cho công trình xây dựng sắp tới của gia đình mình.