Nguyên nhân và cách xử lý khi có hiện tượng nứt dầm, sàn – Hoàng Phú Anh

Sàn bê tông cốt thép luôn là bộ phận quan trọng của mọi công trình từ dân dụng đến công nghiệp, qui mô từ nhỏ đến lớn. Trong quá trình thi công và sử dụng công trình, hiện tượng nứt dầm, sàn xảy ra thường xuyên do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Thông qua bài viết tổng hợp các nguyên nhân này Hoàng Phú Anh giúp mọi người hiểu rõ nguồn gốc để lưu ý và tránh khi thi công, sử dụng và bảo quản phần sàn bê tông cốt thép.Nguyên nhân của hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép

Nguyên nhân của hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép

Sàn bê tông sau khi hoàn thiện thường có những vết nứt với nhiều vị trí, hình dạng khác nhau do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân chính là sàn bê tông bị nứt:

Bê tông co ngót: Sàn bê tông bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ hoặc trong quá trình đổ bê tông thừa nhiều nước hoặc do mất nước quá nhanh. Đặc điểm của những vết nứt này là vết nứt phía dưới dầm, sàn trùng với vị trí các vết nứt phí trên bề mặt dầm, sàn.

Nứt do rung lắc, cây chống không ổn định: đặc điểm những vết nứt xuất hiện quanh 1 cây chống không ổn định, hoặc 1 vùng các cây chống không ổn định dễ bị nhầm lẫn là vết nứt do kết cấu. Ngoài ra trong quá trình thi công dầm, sàn việc rung lắc có thể do bơm bê tông hoặc bằng tời kéo, di chuyển vật nặng.

Nứt do quá tải: hiện tượng này trong thuật ngữ xây dựng còn được gọi là hoạt tải (tải trọng động). Trong quá trình sử dụng, sàn chịu lục lớn hơn “hoạt tải thiết kê” nên gây ra các vết nứt. Thông thường giá trị của hoạt tải giao động trong khoảng 150-300 kg/m2 đối với nhà dân dụng. Đặc điểm vết nứt do quá tải: xuất hiện giữa các ô thép, theo các đoạn ngắn và thường xuất hiện sau một thời gian sử dụng: điển hình như những vị trí để bồn nước, két sắt,…

Nền và nhà không ổn định: Nền nhà không ổn định gây những thay đổi về khoảng cách và chiều cao của các cột chống trong quá trình đổ bê tông điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sàn và gây ra những vết nứt. Bên cạnh đó nếu nhà không ổn định, dễ sụt lún và đặc biệt là sụt lún không đều sẽ gây ra các vết nứt dài chạy dọc theo thép, chạy thẳng vào góc tường hay cột bị sụt lún, nền nhà bong tróc, tường xuất hiện đứt gãy.

Thiết kế và kết cấu: Nguyên nhân này xảy ra trong quá trình tính toán sai lệch hoặc tính toán đúng nhưng trong quá trình thi công có sự sai lệch. Việc thiếu cốt thép momen âm hay lớp bào vệ bê tông quá mỏng hoặc quá dày dẫn đến các vết nứt xuất hiện theo đoạn ngắn, chạy thẳng vào góc tường vì thiếu cốt thép momen âm. Đây cũng chính là lý do chính các công trình nên ưu tiên sử dụng các gối kê thép hay còn gọi là kê chân chó để đảm bảo khoảng cách và các thông số kỹ thuật.

>>>Xem thêm: Ứng dụng công nghệ dầm sàn dự ứng lực

Phương án xử lí nứt sàn bê tông cốt thép

Sau khi nhận định được nguyên nhân dẫn đến các vết nứt của sàn bê tông cốt thép, dựa vào các đặc điểm cũng như tính chất, độ rộng của vết nứt chúng ta sẽ có các phương án xử lí cụ thể. Các vết nứt sẽ được xử lý bằng cách bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xylanh. Qui trình xử lý theo 6 bước:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng vết nứt: kích thước, độ dài. Làm sạch bề mặt
  • Bước 2: Đánh dấu các vị trí bằng bút lông dầu hoặc các vật dụng khó phai vào các điểm trọng yếu có thể đặt xy lanh
  • Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu.
  • Bước 4: Tiến hành trám vá dọc theo các vết nứt
  • Bước 5: Tiến hành gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo Epoxy vào sau khi keo đã khô.
  • Bước 6: Tiến hành rút xy lanh ra sau 2h, sau đó chà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt. Sau khi xử lý theo 6 bước như trên, công trình hoàn toàn có thể tiến hành thẩm định, rà soát sau đó nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng bình thường.

Hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách xử lí cũng tùy vào loại vết nứt nhưng điều quan trọng nhất là đúng ngay từ đầu: từ công đoạn khảo sát mặt bằng, triển khai bản vẽ và thi công. Ngoài ra, sau khi hoàn thiện, quá trình…rất quan trọng và phụ thuộc rất nhiều ở người sử dụng. Do đó, khách hàng hoặc chủ nhà nên trang bị thêm những kiến thức về xây dựng và nhờ chuyên gia tư vấn chính xác khi xảy ra các hiện tượng lỗi như nứt sàn bê tông cốt thép.

Với những thông tin vừa chia sẻ, Hoàng Phú Anh hy vọng chủ đầu tư và các đơn vị thi công đã phần nào nắm được nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép. Hiện nay, Hoàng Phú Anh là đơn vị cung cấp phụ kiện xây dựng và gối kê thép được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm gối kê thép của Hoàng Phú Anh được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thép của Nga và dây chuyền hiện đại đến từ Nhật Bản, đã đạt tiêu chuẩn chất lượng AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand sẽ giúp các chủ đầu tư và đơn vị thi công đảm bảo độ chính xác trong việc bố trí các cấu kiện công trình, hạn chế tình trạng kết cấu sai lệch gây giảm khả năng chịu lực cấu kiện.

>>>Xem thêm: Khi sự đẳng cấp của công trình được tạo dựng từ những chi tiết nhỏ