Những điều kiêng kỵ về giếng nước cần tránh khi có nhu cầu đào hay khoan giếng để lấy nước sinh hoạt phục vụ cho gia đình. Tuy nhiên việc xác định vị trí để đặt giếng nước sao cho hợp phong thủy là điều mà gia chủ cần quan tâm để mang lại nhiều may mắn.
Giếng nước là gì?
Giếng là một dạng công trình xây dựng với mục đích lấy nước gầm trong lòng đất phục vụ nhu vầu sinh hoạt của con người. Giếng có lịch sử rất lâu đời gắn liền với quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của loài người
Ngày nay có 2 loại giếng phổ biến đó là giếng đào và giếng khoan, trong đó giếng khoan mới xuất hiện gần đây gắn liền với thời đại khoa học kỹ thuật
Những điều kiêng kỵ về giếng nước
1.Đặt ở phương tọa ngôi nhà là một trong những điều kiêng kỵ về giếng nước cần tránh
Gia chủ nên đo lường chính xác trước khi đặt giếng nước vì tránh đặt ở vị trí phương tọa của ngôi nhà. Bởi đây là điều hoàn toàn không nên, nếu đặt ở vị trí này thì coi như tất cả vận khí trong gia đình đều bị rơi xuống giếng.
“Vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ” ông cha ta từng nói Vạn dòng nước đều theo thiên can mà đi.
2.Không nên chọn vị trí giếng nước đặt trước nhà
Gia chủ nên chọn vị trí ở hướng trái của căn nhà bởi Thanh Long là đại diện của mệnh Thủy.Ngoài ra,nếu gia chủ muốn đặt ở bên phải thì cần phụ thuộc vào tuổi và mạng của gia chủ như thế nào?
3.Không nên chọn vị trí đối diện với bếp
Theo quan niệm nhân gian,đặc biệt trong phong thủy,giếng nước thuộc hành Thủy còn bếp thuộc hành Hỏa,hai bên trái ngược nhau sẽ mang lại những điều không may mắn cho gia chủ và người thân trong gia đình.
Cách xác định vị trí giếng để có nhiều nước.
Ngoài những điều kiệng kỵ về giếng nước trên, hiện nay khi lưu lượng nước nhầm ngày càng giảm, ta nên xác định vị trí đào ,khoan giếng chính xác để đào, khoan được một cái giếng vừa nhiều nước lại hợp phong thủy.
Các nhà khảo sát địa lý,nhà địa chất thực hiện các cuộc điều tra sơ bộ để thu thập thông tin có thể cung cấp cho gia chủ những dữ liệu quý giá về những nơi có khả năng tìm thấy nước.
Tùy thuộc vào quy mô diện tích ngôi nhà của gia chủ, sau khi xem xét địa điểm, họ sẽ tìm ra vị trí mà gia chủ nên đào hoặc khoang giếng, nơi nguồn nước hiện có có dòng chảy cao nhất.
Giếng đào từ xa xưa được cha ông ta tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiêng kỵ về giếng nước theo phong thủy
Một số phương pháp xác định mạch nước
Theo cách truyền thống
Đánh dấu những vị trí mà nhà khảo sát địa lý điều tra được để khoan giếng,tối thiểu là 3 vị trí. Tiếp đó, tầm vào khoảng chập tối , gia chủ hãy mang những tấm nilon kia phủ lên những vị trí đó.Sáng sớm mai, gia chủ có thể kiểm tra những tấm nilon để xem tấm nào được hơi nước phủ mờ nhiều nhất. Tiến trình này sẽ mất 3 ngày. Vị trí được xem là mạch nước sẽ có độ phủ hơi nước nhiều nhất.
Phương pháp cảm xạ
Tiến trình thực hiện phương pháp cảm xạ.
– Chọn một cành cây hình chữ Y hoặc cái đã chẻ từ một cây như cây xoài hoặc sử dụng các thanh kim loại
– Định vị cành cây hoặc que giữa các ngón tay và xem liệu chúng có chập lại với nhau không.
-Di chuyển xung quanh vị trí đánh dấu và tiếp tục dò tìm mạch nước ngầm.
-Khi nhà cảm xạ đến gần một nơi có nước, các thanh sẽ gần nhau hơn và chập lại với nhau ở nơi có nguồn nước ngầm quan trọng. Điều này có thể được thử nghiệm và chứng minh thành công với nhiều người, nhưng kết quả không chính xác và không chỉ ra kích thước của tầng chứa nước.
Hơn nữa, phương pháp này không thể phát hiện các dòng nước ngầm nhỏ, tương đối sâu.
Phương pháp địa vật lý
Với những phương pháp này, nhà khảo sát địa lý nghiên cứu các tính chất vật lý của đất và đặc biệt là các tính chất điện của nó . Các tầng chứa nước thường bị mắc kẹt giữa các lớp đá. Tất cả các loại đá đều dẫn một lượng điện nhất định, nhưng độ dẫn điện và điện trở suất của chúng thay đổi tùy theo loại của chúng: đá chặt, đá khô, đá nứt nẻ, đá ướt, cấu trúc thấm hoặc không thấm.
Điện trở suất của vật liệu là khả năng chống lại dòng điện chạy qua.
Do đó, các phương pháp này dựa trên khả năng dẫn điện của đất hoặc đá và phép đo độ dẫn điện hoặc điện trở suất của chúng (ngược lại với độ dẫn điện).
Từ các phép đo này, loại, kích thước và chất lượng của tầng chứa nước được suy ra và xác định, hoặc có thể chỉ là phỏng đoán, nhưng với xác suất rất cao.
Phân biệt giếng tốt và giếng xấu theo phong thủy ?
Với một cái giếng lúc nào nước cũng trong vắt, mát rười rượi,khu vực quanh giếng có cây cỏ tốt tươi thì đó là nơi đất lành, khí thanh, âm dương tương hòa là một cái giếng tốt mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Nếu một cái giếng tự nhiên thấy giếng đục và khô cạn,có mùi hôi thối, nước phèn, chua, mặn là một trong những điều kiêng kỵ về giếng nước cần tránh, thì gia chủ nên lấp lại càng sớm càng tốt tránh để lâu.
Cách lấp giếng theo phong thủy
Nhu cầu lấp giếng không sử dụng ngày càng nhiều. Chúng tôi xin chia sẻ đến gia chủ các phương pháp được áp dụng rất nhiều trong việc lấp giếng nước như sau:
Lấp giếng nước theo phong thủy kinh nghiệm
Bước 1: Cắm một ống nước bằng nhựa (đường kính 60÷90mm) xuống đến đáy giếng, phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm.
Bước 2: Đổ sỏi hoặc đá xuống giếng 1 lớp đến ngang mặt nước.
Bước 3: Sau đó đổ một lớp cát dày xuống giếng, rồi đổ một lớp đất sét.
Bước 4: Rải một lớp than hoạt tính lên trên, dày khoảng 10cm.
Bước 5: Sau đó đổ lớp đất thịt lên trên cho đến khi đầy miệng giếng
Ngoài ra , khi lấp giếng không nhất thiết cần phải lấp hoàn toàn. Với giếng đã khô cạn chỉ việc đưa tấm xi măng che lên là được.
Cách lấp giếng khoan theo lời khuyên của bên tài nguyên môi trường
Hiện nay phương pháp trám lấp giếng an toàn là sử dụng ximăng và đất sét. Đối với phương pháp trám giếng bằng vữa ximăng, cứ một bao ximăng pha với 30 lít nước và trộn thành vữa. Sau đó đổ vữa xuống từ từ đến khi lấp đầy giếng và đậy miệng giếng lại. Trám giếng bằng đất sét thì dùng đất sét bột và vo thành viên. Tùy đường kính của giếng mà có thể vo đất sét thành viên 20-25mm hay 50mm. Sau đó thả đất sét xuống giếng cho đến khi đầy rồi đậy miệng giếng lại. Sắp tới, chúng tôi sẽ tập huấn về phương pháp lấp giếng an toàn đến các phòng tài nguyên – môi trường của quận, huyện. Ngoài ra, người dân cũng có thể đến Phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản gặp chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
Một số lưu ý khi khoan hoặc đào giếng
Trước khi đào giếng, nên làm những thủ tục vái cúng cẩn thận đúng cách. Điều này giúp gia chủ gặp may mắn trong khi khoan giếng.
Nên tránh những vị trí cần kiêng kị khi đặt giếng.
Khi khoan trúng những giếng nước có vị mặn và nhiều phèn chua, gia chủ nên lấp giếng lại và chọn vị trí khác.
Nên khoan giếng vào một trong các sơn Tân, Quý, Ất, Đinh, Cấn, Tốn trong 24 sơn trên La Bàn.
Ngày nay người ta ít khi sử dụng giếng đào, ở những vùng có nước ngầm tốt người ta thường khoan giếng để sử dụng khi có nhu cầu thiết kế và xây nhà, thi công biệt thự cho gia đình
Thông qua bài viết trên, hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức những điều kiêng kỵ về giếng nước cho các bạn sắp hoặc đang làm giếng cho mình cần tránh để mang đến những điều may mắn theo phong thủy
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!