Tìm hiểu nguyên lý thiết kế kết cấu công trình dân dụng

Việc xây nhà vốn không chỉ cần quan tâm đến thiết kế mẫu nhà, diện tích xây dựng hay các vật liệu như gạch, đá, cát, sỏi. Mà điều quan trọng nhất đó là việc xây dựng cần tuân theo nguyên lý thiết kế kết cấu công trình. Thiết kế kết cấu hay khung công trình nhằm tạo liên kết chặt chẽ giữa các cấu kiện để đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn cho ngôi nhà. Đồng thời cũng giảm đi hư tổn trước tác động lực trong quá trình thi công.

Vai trò của thiết kế kết cấu

Nguyên lý thiết kế kết cấu công trình

Nguyên lý thiết kế kết cấu công trình

Kết cấu công trình dùng để chỉ các cấu kiện chịu lực trong xây dựng. Ví dụ như móng, cột, dầm, sàn, vách, cầu thang… Những cấu kiện này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành bộ khung cho công trình. Các kết cấu công trình phổ biến thường được làm từ các loại gạch đá, thép và gỗ hay bê tông cốt thép. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng.

Đảm bảo an toàn

Đây là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu của mỗi công trình thi công. Mỗi thiết kế kết cấu được tính toán nhằm đáp ứng các điều kiện về độ bền, độ cứng và sự ổn định cho ngôi nhà. Với những thiết kế được tính toán chính xác còn đảm bảo an toàn tính mạng con người, hạn chế rủi ro xảy ra.

Tiết kiệm chi phí

Thiết kế kết cấu giúp tiết kiệm tiền bạc, hạn chế chi phí phát sinh

Thiết kế kết cấu giúp tiết kiệm tiền bạc, hạn chế chi phí phát sinh

Dựa vào thiết kế kết cấu nhà phố mà người kỹ sư sẽ tính toán các chi phí liên quan như nguyên liệu vật tư, diện tích sử dụng… Giúp chủ nhà có cái nhìn bao quát về chi phí cần phải bỏ ra, giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết. Trong khi đó, chất lượng công trình vẫn được đảm bảo ở mức cao nhất.

Hiện thực hóa kiến trúc

Trên thực tế đã chứng minh, không phải lúc nào việc thi công cũng được đúng như thiết kế ngôi nhà trước đó. Bởi đôi khi thiết kế đó chưa phải là tối ưu nhất dựa trên điều kiện thực tế. Thiết kế kết cấu chính là giải pháp làm hài hòa giữa thực tế và bản vẽ. Người kỹ sư giỏi sẽ biết cách tính toán để công trình có được tổng thể hoàn hảo mà vẫn tiết kiệm được chi phí khi xây dựng.

Nguyên lý thiết kế kết cấu công trình dân dụng

Trong mỗi thiết kế kết cấu nhà dân dụng, người kỹ sư thường ưu tiên sử dụng kết cấu thép và bê tông cốt thép. Những cấu kiện này phổ biến, giá thành hợp lý lại vẫn đảm bảo cho sự vững chãi của ngôi nhà. Thiết kế hoàn tất là quy trình tổng hợp của sự tính toán chính xác từng chi tiết trong ngôi nhà như cầu thang, bể nước, hố ga…

Bản thiết kế kết cấu công trình dân dụng

Bản thiết kế kết cấu công trình dân dụng

Về cơ bản, các thiết kế kết cấu nhà phố bao gồm các bản vẽ chi tiết như:

  • Bản vẽ thiết kế kết cấu nhìn theo hướng mặt đứng
  • Bản thiết kế, bố trí các vật dụng của từng phòng trong ngôi nhà
  • Bản vẽ chi tiết, thể hiện rõ từng bộ phận của công trình
  • Chi tiết từng phần trong ngôi nhà
  • Bản vẽ mô phỏng đường đi của các hệ thống điện, nước, mạng, cáp quang…
  • Xây dựng bản vẽ chi tiết cho kết cấu của từng hạng mục như móng, mái, cầu thang…

Grating Phúc An cung cấp giải pháp kết cấu cho công trình dân dụng

Có thâm niên hoạt động từ năm 2005, Grating Phúc An là đơn vị dẫn đầu trong việc đưa ra giải pháp cho các thiết kế kết cấu công trình. Sản phẩm có chất lượng vượt trội theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, đa dạng từ các loại sàn, bậc cầu thang grating… Đến các sản phẩm thông dụng như nắp hố ga, nắp cống thoát nước, lan ca gang cầu…

Tấm sàn Grating Phúc An – giải pháp kết cấu hoàn hảo cho mọi công trình xây dựng

Bên cạnh đó, đồng hành cùng với chúng tôi là đội ngũ chuyên viên giàu năng lực, có nhiều kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ luôn giúp bạn có được những giải pháp thiết kế kết cấu tốt nhất.

Ngay lập tức, hãy liên hệ ngay với Grating Phúc An để nhận được báo giá tốt nhất, cạnh tranh nhất so với đối thủ. Chúc bạn luôn có được thành công trong công việc của mình!

>>> Cập nhật đơn giá thiết kế kết cấu nhà phố mới nhất