– Kiến trúc Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Thời nguyên thủy kiến trúc Việt Nam nổi bật với trống đồng và những ngôi nhà ở cũng được xây dựng khá vững chãi. Nhà ở được trang trí với hình tượng chim thú và hình người tuy còn khá thô sơ nhưng cũng cho chúng ta biết được ông cha cũng đã thể hiện được nét đẹp nghệ thuật trên chính ngôi nhà của mình.
– Kiến trúc Việt Nam thời kỳ phong kiến
Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau thì đặc điểm kiến trúc cũng có nhiều nét khác biệt rõ rệt. Vào thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần thì kiến trúc tiêu biểu với những cung điện nguy nga, tráng lệ, đường nét chạm trổ hoa văn tinh xảo hơn so với thời Bắc thuộc.
Đến thời Lý nổi bật với kiểu kiến trúc cân xứng, tượng tròn, phù điêu rất ấn tượng. Đặc biệt là hình tượng rồng được đánh giá rất cao ở thời kỳ này.
Đến thời Trần thì kiểu kiến trúc có những nét khác biệt khi nó có sự giao thoa kết hợp với kiểu kiến trúc Trung Hoa. Kiểu kết cấu chính phụ và hầu như các công trình đều không có tường mà được dựng cột, nóc giá chiêng.
- Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng. Phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền miệng (là dựa trên thước tầm). Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương.
Trải qua một quá trình phát triển đến triều đại Tây Sơn, triều Nguyễn với kiểu kiến trúc đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ kế thừa tất cá những tinh hoa của các triều đại trước và cũng xây dựng cho mình những đặc điểm riêng khác biệt. Cột nhà không cần cột lớn, mái cũng không còn mái uốn cong như trước nữa.
Đó chính là những nét khác biệt của kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ. Tất cả là sự kết tinh của bàn tay và khối óc của ông cha đã tạo nên những nét đẹp kiến trúc đầy giá trị còn lưu lại.
Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, gồm 54 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh là chủ đạo chiếm 87,1%. Kiến trúc truyền thống của dân tộc Kinh là tiêu biểu cho cả nước và cho các đô thị Việt Nam. Bên cạnh kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Kinh, thì các kiểu kiến trúc dân gian của các dân tộc khác cũng làm nên bản sắc riêng của từng địa phương. Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có:
- Kiến trúc nhà ở Chàm với các tháp Chàm: Các di tích của nền văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm là nghệ thuật của kiến trúc xây bằng gạch với kỹ thuật và nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của miền Trung.
- Ở khu vực khác nhau sẽ có các kiểu kiến trúc đại diện: Kiến trúc Khơ-me tiêu biểu của miền Đông Nam Bộ; kiên trúc của đồng bào Tây Nguyên tiêu biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ; kiến trúc Mường tiêu biểu ở Hòa Bình; kiến trúc của người Thái đại diện khu vực Tây Bắc; kiến trúc Tày Nùng tiểu biểu cho vùng Đông Bắc.
- Vùng đồng bằng sông hồng.
- kiến trúc miền trung.
- nhà miền nam.
– Lịch sử kiến trúc Việt Nam thời cận đại
Ở thời kỳ này, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản châu Âu sang Đông Nam Á. Kèm theo đó là sự xâm nhập kiến trúc phương Tây vào. Các đô thị được hình thành từ thời nhà Nguyễn và trước đó đã được cải tạo theo kiểu đô thị phương Tây. Các đường phố được nắn thẳng, tạo mạng lưới đường theo kiểu ô cờ, hạ tầng kỹ thuật đường phố được hoàn thiện. Đường rộng hơn trước, có vỉa hè dành cho người đi bộ. Trên các đường phố là các thể loại công trình kiến trúc nhà ở, nhà hàng, công sở và các công trình phụ trợ phục vụ công cộng đời sống…kiến trúc phong phú về thể loại và hình thức mà trước đây chưa hề có.
Bên cạnh các kiến trúc cổ, tân cổ, kiến trúc địa phương Pháp được thực hiện mang tính áp đặt chủ yếu do các viên toàn quyền và chủ đầu tư – Tư bản Pháp chỉ đạo. Các kiến trúc truyền thống của Việt Nam vẫn được tồn tại và đổi mới trên phương diện tiếp thu những tinh hoa của kiến trúc phương Tây với kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Thời cận đại cũng là giai đoạn đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của đặc điểm kiến trúc khi có sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc Phương Đông và Phương Tây. cũng là bước ngoặt về phát triển vật liệu xây dựng tại việt nam ngày càng phong phú hơn.
Kiểu kiến trúc này vẫn giữ nguyên được những nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng nó không ngừng đổi mới để đạt được những điểm độc đáo hơn.
1. Kiến trúc nhà 1 tầng
Ở kiểu kiến trúc nhà ở 1 tầng thì sự đổi mới được bắt đầu từ hình thức bên ngoài của công trình. Kiến trúc bên trong nhà thì vẫn theo hình thức gian với các cột kèo gỗ cổ truyền. Tường vây bên ngoài được xây bằng gạch, với các hình thức sử dụng hệ cột phương Tây. Bên trên kết thúc bằng tường hoa chắn mái.
2. Kiểu kiến trúc 2-3 tầng
Xây dựng nhà 2 tầng hay 3 tầng phải áp dụng các kết cấu cột dầm, sàn bằng vật liệu bền vững. Cột gạch, dầm thép, sàn gạch rỗng hoặc vỉa gạch trên hệ thống dầm gỗ lim hay thép (thay cho cột, dầm, sàn gỗ của kiến trúc truyền thống). Hình thức bên ngoài hoàn toàn theo ngôn ngữ kiến trúc phương Tây, song sử dụng các hoa văn trang trí dân tộc.
Việc sử dụng xi măng, sắt thép, bê tông cốt thép với kỹ thuật tính toán khả năng chịu lực của nhà từ phương Tây mang đến. Đã tạo điều kiện cho kiến trúc sư Việt Nam phát triển mạnh và có cơ sở khoa học.
Xu hướng kiến trúc với kết cấu, cấu tạo các bộ phận tạo điều kiện cho việc hình thành không gian khắc phục được những điểm bất lợi của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tạo ra những bản sắc mới trong kiến trúc nhà ở Việt Nam vào những thập kỷ 30-40. Đó là khuynh hướng kiến trúc Đông Dương. Nét đặc biệt ở công trình này là sử dụng các hệ mái với các con sơn đỡ mái để che cho nóc nhà, có tầng hầm để thông thoáng chống ẩm. Sử dụng cửa hai lớp: kính và chớp. Phóng áp mái có trần nhà, không gian dưới mái chỉ để cho thoáng và có cửa thoát khí. Tất cả các khía cạnh trên được bắt nguồn từ kinh nghiệm chống nóng trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.
Tỷ lệ không gian kiến trúc công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt. Độ cao phòng vừa đủ để đảm bảo về thể tích khối không khí, độ thoáng mát và tính thẩm mỹ. Xử lý kiến trúc mặt đứng theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển châu Âu. Song sự xuất hiện các yếu tố thông hơi thoáng gió ở trên, dưới cửa sổ, dưới mái hiên, ban công, lô gia…sử dụng các hoa văn trang trí dân tộc. Tạo ra truyền thống mới, bản sắc kiến trúc nhà ở mới ở Việt Nam.
Đặc điểm kiến trúc nhà ở từ thập niên 80 đến nay
Ở giai đoạn này kiến trúc có nhiều khuynh hướng khác nhau:
- Khuynh hướng phục cổ, nhái cổ: Sử dụng các hệ thức cột cổ điển châu Âu, hoa văn trang trí, ban công bụng chửa…(trong kiến trúc nhà dân tự xây).
- Khuyên hướng hiện đại: đây là khuynh hướng đi tìm cái đẹp trong các hình khối và sử dụng sự tương phản hình khối; sử dụng các mảng tường kính với cửa nhôm. Ở kiểu kiến trúc nhà ở hiện đại thường sử dụng các hệ thống điều hòa nhân tạo. Cửa thì sử dụng dạng cửa chớp, cửa pano, hệ thống tắm chắn nắng.
- Khuynh hướng Hậu hiện đại tiếp tục sự phát triển của khuynh hướng hiện đại. Song nặng nề về giải quyết hình khối, tổng thể; sử dụng một số mô tiếp điển hình của kiến trúc truyền thống cũ, tạo mối liên hệ với truyền thống, với lịch sử. Tạo mối liên hệ không gian bên trong và bên ngoài.
- Quy mô nổi trội của các công trình kiến trúc do các chủ đầu tư nước ngoài vào các loại hình: văn phòng, khách sạn, ngân hàng, siêu thị. Tạo ra những sắc thái mới trong kiến trúc đô thị.
- Biệt thự hiên đại.
Các bạn tìm hiểu sâu hơn nên tìm đọc giáo trình lich sử kiến trúc việt nam của tiến sĩ: Nguyễn Sỹ Quế , công tác tại đại học xây dựng Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!