Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

Để thi công hạng mục cơ điện (ví dụ như thi công ống thép luồn dây điện) cho một công trình đảm bảo yếu tố an toàn và thẩm mỹ nhất thì trước khi thi công các kỹ sư cơ điện phải thực hiện một bản vẽ kỹ thuật thể hiện tất cả những yếu tố cần thiết về sơ đồ đi dây điện, vị trí lắp đặt các thiết bị điện, vị trí của các ổ cắm, công tắc,..

Để bản vẽ được rõ ràng và trực quan nhất thì các thiết bị điện sẽ được thể hiện dưới dạng các ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ và được quy ước theo tiêu chuẩn.

Hệ thống ống điện cũng có những ký hiệu riêng trên bản vẽ thiết kế thi công cơ điện.

Tham khảo thêm các loại ống luồn dây điện tiêu biểu tại:

>>> https://thinhphatict.com/9-loai-ong-luon-day-dien-cho-ki-su-co-dien

Song song với các thiết bị điện, ống thép luồn dây điện, máng cáp, thang cáp cũng là một trong những thiết bị điện quan trọng trong một bản bản vẽ kĩ thuật.

Bởi, máng cáp giữ vai trò quan trọng trong việc chống cháy, chống va đập, cháy nổ và bảo vệ dây dẫn điện, dây cáp điện tối ưu nhất.

>> Xem thêm: Các tiêu chí để lựa chọn thang máng cáp phù hợp

bản vẽ điện

Máng cáp Thịnh Phát

ký hiệu đèn

Xuất hàng máng cáp sơn tĩnh điện màu đỏ tại nhà máy Thịnh Phát

ký hiệu đèn 2

Máng cáp sơn tĩnh điện

Tham khảo sản phẩm máng cáp và bảng báo giá máng cáp tại đây:

Link sản phẩm: https://thinhphatict.com/mang-cap

Link báo giá máng cáp: https://bit.ly/2PGMtB8

1. Phương pháp đọc bản vẽ điện

thiết bị đóng cắt bảo vệ điện dân dụng

Để đọc được 1 bản vẽ điện, người dùng không chuyên có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị các bản vẽ cần thiết

Bản vẽ thiết kế điện là bản vẽ thể hiện các thông tin về cách bố trí các thiết bị điện như: thiết bị chiếu sáng, vị trí các ổ cắm, công tắc, cầu dao điện, cách đi dây điện, ống bọc dây điện trong công trình, sơ đồ nguyên lý hoạt động của nguồn điện,..

Tìm hiểu về ống thép luồn dây điện EMT và các phụ kiện tại video:

Tùy vào quy mô của công trình mà tất cả các thông tin trên có thể được thể hiện trên cùng một bản vẽ (công trình quy mô nhỏ) hoặc thể hiện trên từng bản vẽ riêng biệt (với công trình quy mô lớn).

Bước 2: Đọc bảng ghi chú ký hiệu

Các thiết bị điện như đèn, quạt điện, máy lạnh, ổ cắm,.. có các ký hiệu trong bản vẽ điện riêng và được thể hiện qua bảng thiết kế, tùy từng bảng vẽ mà người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng.

Bước 3: Đọc cách bố trí các thiết bị điện

Cần xác định được các yếu tố cần thiết sau khi đọc cách bố trí của từng thiết bị điện:

– Vị trí lắp đặt

– Cách lắp đặt (trên trần, tường, sàn)

– Kích thước, hình dạng thực tế của thiết bị

– Các thông số kỹ thuật khác kèm theo.

Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa điện 1 pha và 3 pha

>> https://thinhphatict.com/su-khac-nhau-giua-dien-1-pha-va-dien-3-pha

Bước 4: Đọc cách đi dây

Thường thì trong 1 công trình ta sẽ phân chia làm 3 phần nguồn điện cho 3 hạng mục lớn đó là:

– Hạng mục chiếu sáng

+ Đèn được bố trí điều khiển bởi công tắc nào? Thuộc cụm công tắc nào? Vị trí ở đâu?

+ Nguồn cấp cho cụm công tắc đó có ký hiệu là gì?

– Hạng mục vị trí các ổ cắm và các thiết bị điện đặc biệt như máy bơm nước, bình nóng lạnh,..

+ Vị trí đặt ổ cắm, chiều cao ổ cắm điện.

+ Các ổ cắm nào cùng chung một nguồn điện cấp?

+ Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm chung nguồn là gì?, ký hiệu ổ cắm điện trên bản vẽ?

– Hạng mục làm mát (điều hòa không khí)

+ Vị trí lắp đặt thiết bị điện

+ Ký hiệu của nguồn cấp cho các thiết bị này

Bước 5: Đọc sơ đồ nguyên lý

Cần lưu ý các điểm như:

– Thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển

– Thông số của cáp nguồn, dây tải điện

– Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào

– Vị trí của công tắc/tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại thiết bị đến công tắc điện

Để thi công ống luồn dây điện âm tường đúng cách nhất, trước khi thi công người ta cũng phải lên một sơ đồ đi dây hợp lý nhất. Vậy, Cách luồn dây điện âm tường đúng cách là như thế nào?

3. Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

3.1. Các kỹ hiệu bằng hình vẽ

Các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1613-75, các dạng đèn điện và các thiết bị liên quan dùng trong chiếu sáng được quy định ký hiệu như sau:

thiết bị đo lường

thiết bị đóng cắt công nghiệp

Xem thêm: Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-chon-tiet-dien-day-dan-theo-dong-dien

Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75, các thiết bị có chức năng đóng cắt, bảo vệ trong mạng gia dụng và và ký hiệu điện dân dụng liên quan dùng trong chiếu sáng thường dùng với các ký hiệu sau:

ký hiệu bằng chữ 2

Các thiết bị đo lường

ký hiệu bằng chữ

>> Xem thêm: Địa chỉ mua máng cáp uy tín tại Hà Nội

Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển

Các thiết bị có chứng năng đóng cắt, điều khiển dùng trong mạng điện công nghiệp được quy ước thành các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp theo TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75:

ký hiệu bằng chữ trong bản vẽ

3.2. Các ký hiệu bằng chữ

Trong một bản vẽ thiết kế điện, ngoài các ký hiệu bằng hình vẽ thì người ta cũng quy ước và thể hiện một số ký hiệu bằng ký tự để giúp cho việc phân tích, thuyết minh bản vẽ dễ dàng hơn.

Tùy theo ngôn ngữ của từng quốc gia mà các ký tự sẽ khác nhau (dựa vào các chữ cái đầu tiên trong tên gọi của các thiết bị điện đó).

Trường hợp trong bản vẽ có sử dụng nhiều thiết bị cùng loại thì ta thêm vào ký tự thể hiện các con số để phân biệt. Ví dụ: 1CD, 2CD, Đ1, Đ2,…

Ta có bảng ký hiệu bản vẽ điện dân dụng bằng chữ phổ biến nhất dưới đây:

Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

Như vậy, đối với một người thợ điện hay một kỹ sư cơ điện chuyên nghiệp thì việc hiểu rõ, vận dụng và khai thác hiệu quả các ký hiệu điện để hoàn thành một bản vẽ là một yêu cầu cơ bản và tiên quyết.

Công đoạn này quyết định rất lớn tới việc thi công cơ điện cho bất cứ công trình nào mà đảm bảo đủ yếu tố từ an toàn điện, bố trí mạng lưới điện một cách khoa học và hợp lý cũng như thẩm mỹ nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, đai ốc tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (024)22 403 396 – (024)62 927 761

Mobile: 0904 511 158

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.

Email: [email protected]

Web: https://thinhphatict.com/