Độ dốc mái ngói thường lớn hơn so với mái tôn và các loại mái khác. Cụ thể, độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý, cách tính ra sao? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tại sao cần tính toán độ dốc mái ngói?
Độ dốc mái nhà không chỉ đem lại tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo công năng và sự an toàn cho công trình. So với các loại mái khác thì độ dốc của mái ngói lớn hơn tương đối nhiều.
Bên cạnh đó, tùy vào loại vật liệu mà tỷ lệ dốc của mái ngói cũng có sự chênh lệch nhất định. Hình dạng, phong cách thiết kế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ dốc của mái. Chính vì vậy, việc đo lường cho độ dốc mái, phía thiết kế và thi công sẽ phải kiểm định chất lượng cũng như hình dạng của ngói trước là điều bắt buộc.
Như đã đề cập ở trên, độ dốc mái ngói đúng tiêu chuẩn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với kết cấu ngôi nhà. Cụ thể, dưới đây là 3 lý do vì sao cần tính toán độ dốc của mái ngói trước khi tiến hành thi công:
Đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình
Thiết kế và thi công mái ngói với tỷ lệ chuẩn sẽ giúp căn nhà trở nên đẹp mắt, hài hòa hơn. Đặc biệt, với những phong cách kiến trúc đặc trưng như: mái Thái, mái Nhật,… đảm bảo tỷ lệ độ dốc mái ngói mới có thể thể hiện đúng tinh thần của phong cách thiết kế nhà.
Đảm bảo sự an toàn cho người ở
Độ dốc còn ảnh hưởng trực tiếp quá trình thoát nước mưa trên mái nhà. Tỷ lệ chuẩn sẽ giúp hạn chế tối đa nước bị đọng trên mái. Gây ra tình trạng ẩm mốc tường, bong tróc sơn so nước thấm ngược vào nhà.
Kéo dài tuổi thọ cho công trình
Bên cạnh đó, thiết kế mái đảm bảo đúng quy định về độ dốc sẽ giúp tăng tuổi thọ của công trình. Bạn có thể thoải mái sinh hoạt trong nhà nhiều năm liền mà không lo sợ các rắc rối có thể xảy ra với phần mái nhà.
Độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý?
Thông thường, độ dốc mái ngói đẹp dao động từ 30 – 45 độ. Tuy nhiên, tùy một số kiểu ngói và phong cách thiết kế mà tỷ lệ dốc này sẽ khác:
-
Độ dốc mái ngói cao cấp dạng ngói âm dương (như mái ngói Nhật, mái Thái,…): 25 độ (tương đương 40%)
-
Độ dốc mái ngói Nhật: 25 độ (tương đương 40%)
-
Độ dốc mái ngói Thái: 25 độ (tương đương 40%)
-
Độ dốc mái ngói ta, ngói móc, ngói vảy cá và ngói dẹt: 35 – 60 độ
-
Độ dốc mái ngói xi măng: 45 – 75 độ
Trên thực tế, độ dốc mái ngói càng lớn thì lợp ngói an toàn. Vì vậy, bạn nên thiết kế độ dốc mái ngói tối thiểu không nên nhỏ quá 20 độ.
Bên cạnh việc tính toán xem độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý, bạn cũng cần lưu ý xem ngói lợi có gờ chắn nước tạt ngang không để thiết kế thấp hơn.
Ví dụ như ngói màu xi măng hoặc ngói 22 thường sẽ có gờ chắn ngang giúp hạn chế hắt nước mưa. Còn các loại ngói ta thường sẽ không có.
Tuy nhiên, đối với những căn nhà nằm ở khu vực thường xảy ra mưa lớn, giông lốc thì không không nên lợp loại ngói có gờ chắn này. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh độ dốc lớn hơn để đảm bảo sự an toàn cho công trình.
>>> XEM NGAY: Phong thủy nhà 2 mái: Lưu ý giúp sức khỏe, tài lộc viên mãn?
Cách tính độ dốc của các loại mái ngói
Sau khi đã nắm được tỷ lệ độ dốc của mái ngói bao nhiêu là hợp lý, chúng ta cần bắt tay vào tính toán cách thức thi công. Trên thực tế, mái nhà càng dốc thì sẽ càng tốn nhiều nguyên vật liệu cũng như diện tích. Dưới đây là công thức tính tỷ lệ chuẩn của các chuyên gia thiết kế:
Cách tính độ dốc M cho mái ngói (độ)
Hệ số độ dốc mái: m = H/L = tan(α)
Góc α: α = arctan (m)
Trong đó:
-
α ký hiệu là độ dốc
-
H là độ cao mái
-
L là 1/2 độ rộng mái.
Ví dụ:
Độ dốc mái 100% thì H = 100, L = 100
Hệ số dốc mái: m = 1 => α = arctan(1)= 45 độ
Cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm (%)
Bên cạnh cánh tính phổ biến trên, Homedy xin giới thiệu với bạn thêm 1 cách tính độ dốc khác thêm phần trăm.
Độ dốc mái: i% = m x 100% = H/L x 100%
Ví dụ:
Nếu độ dốc mái là 100% tức là khẩu độ mái 8m, chiều cao lên đỉnh mái là 4m. Như vậy i%=4/4×100% = 100% tương đương với góc 45 độ của mái nhé.
Còn nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì: I%= 3/4×100%=75%.
Một số lưu ý về độ dốc mái của mái ngói
Trước khi thiết kế và thi công mái ngói cũng như các loại vật liệu khác, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến tỷ lệ dốc của mái sau đây.
-
Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, một số loại ngói như: ngói xi măng, ngói có gờ chắn ngang cần thiết kế độ dốc thấp hơn loại ngói không có gờ chắn ngang.
-
Thứ hai, nên lưu ý lựa chọn vật liệu ngói sao cho phù hợp với điều kiện môi trường nơi xây dựng. Ví dụ như với điều kiện khí hậu nhiều mưa gió không phù hợp với những loại lợp có độ dốc thấp. Còn đối với những vùng ảnh hưởng nhiều của mưa bão, công trình nằm ở khu vực trống thì cần điều chỉnh độ dốc cao hơn để thích nghi với môi trường khí hậu.
-
Thứ ba, độ dốc mái ngói càng lớn thì lợp ngói an toàn. Vì vậy độ dốc mái ngói tối thiểu không nên nhỏ quá 20 độ. Độ dốc của mái dưới 20 độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình làm trần bị thấm dột, nhanh xuống cấp.
-
Thứ tư, trong trường hợp không cho phép tỷ lệ dốc cao cần xử lý bằng kinh nghiệm tại các khe chồng mí để đảm bảo an toàn khi mưa bão xảy ra.
Qua những thông tin trên của bất động sản Homedy, hẳn bạn đã nắm được độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý cũng như cách tính độ dốc mái. Chúc các bạn thi công công trình thành công!
Quỳnh Thư (tổng hợp)
Theo Homedy Blog Tư vấn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!