Kích thước giếng trời tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Kích thước giếng trời hợp lý?
Câu hỏi đặt ra là kích thước giếng trời tiêu chuẩn là bao nhiêu và có áp dụng được cho bất kỳ không gian nào được không? Kích thước giếng trời không tuân theo một chiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào vì chúng có thể được tùy chỉnh thành bất kỳ kích thước nào tùy thuộc vào yêu cầu và thông số kỹ thuật của chủ nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kích thước của một giếng trời nên được tham khảo theo 2 trường hợp cụ thể sau:
- Với những ngôi nhà có nhiều cửa sổ thì giếng có kích thước không vượt quá 5% diện tích mặt sàn
- Với những ngôi nhà có ít cửa sổ thì tỉ lệ phần trăm này là không quá 15% diện tích mặt sàn
Lý giải cho điều này là vì với những không gian có nhiều cửa sổ, ngôi nhà đã có thể hấp thu được nhiều ánh sáng bên ngoài thì chiếc giếng trời không cần quá lớn. Như vậy sẽ tạo ra được lượng ánh sáng tự nhiên hợp lý cho ngôi nhà, tránh gây chói, lóa mắt. Ngược lại với những ngôi nhà có ít cửa sổ, bí bách và ngột ngạt thì chiếc giếng trời lớn sẽ tạo được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, mang đến không gian thông thoáng hơn.
Diện tích thông thường của giếng trời thường là từ 4-6m2 tùy thuộc vào từng ngôi nhà. Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450x450mm (vừa đủ với một cơ thể người). Đây là một thông số đã được các chuyên gia xây dựng tính toán kỹ lưỡng để vừa đảm bảo công năng của giếng, vừa mang lại tính thẩm mỹ, tiện ích và an toàn cho gia chủ.
Độ dày tiêu chuẩn của kính dùng trong giếng trời
Độ dày của kính được sử dụng trong các giếng trời cũng khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế và kích thước của chúng. Nhưng thông thường, giếng trời càng lớn, kính càng dày hơn. Độ dày đặc trưng của kính được sử dụng cho các giếng trời thường thay đổi từ 3,1 – 3,2mm hoặc có thể lên đến 6,5mm.
Gợi ý một số kích thước giếng trời dựa trên từng loại phòng
STT Vị trí giếng trời Gợi ý đường kính giếng trời tối thiểu (đơn vị: cm) 1 Phòng thay đồ, nhà kho (cupboard and pantries), phòng bếp 30 – 40 2 Phòng nhỏ và phòng ăn 50 3 Nhà tắm 40 4 Phòng học, phòng làm việc 50 5 Phòng khách 70 – 80 6 Với những căn phòng rộng lớn 90 – 110 – 120
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin gợi ý một số thông số về kích thước giếng trời hình chữ nhật tại một số vị trí sau:
- Kích thước giếng trời cầu thang: 400x600mm
- Kích thước giếng trời phòng ăn hoặc ở những khu vực chật hẹp: 600x800mm hoặc 500x900mm
- Kích thước giếng trời ở những không gian rộng lớn: 600x1200mm
Kích thước giếng trời có ảnh hưởng đến giá thành của chúng không?
Chắc hẳn đây sẽ là một câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm, rằng khi kích thước giếng trời thay đổi thì có ảnh hưởng tới giá thành của chúng hay không? Câu trả lời là có! Như các bạn cũng biết, với những chiếc giếng trời có diện tích càng lớn thì sẽ cần nhiều vật dụng, chất liệu cũng như công sức để hoàn thành hơn. Vì vậy chúng cũng sẽ khiến giá thành xây dựng giếng trời tăng cao hơn.
Sau đây các bạn có thể tham khảo bảng giá xây dựng tùy thuộc vào diện tích giếng trời. Từ đó gia chủ có thể cân nhắc tùy thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình cũng như nhu cầu sử dụng để lựa chọn kích thước giếng trời sao cho hợp lý nhất nhé!
Diện tích giếng trời (Đơn vị: cm) Giá thành xây dựng giếng trời (Đơn vị: VNĐ) 40×40 3.500.000 – 14.000.000 40×60 4.500.000 – 15.000.000 40×80 6.800.000 – 23.000.000 60×80 6.800.000 – 27.000.000 60×121 11.000.000 – 45.000.000
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời
Sau khi đã lựa chọn được kích thước giếng trời hợp lý thì gia chủ cũng cần cân nhắc đến các yếu tố khác khi thiết kế giếng trời để đảm bảo được công năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của nó. Sau đây sẽ là một số lưu ý khi thiết kế giếng trời mà bạn cần biết.
Lựa chọn vị trí giếng trời
Vị trí giếng trời rất đa dạng để gia chủ lựa chọn. Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như đặc điểm của ngôi nhà. Xét về theo từng phòng, giếng trời có những vị trí thông thường sau:
- Giếng trời trong phòng khách
- Giếng trời trong nhà bếp, phòng ăn
- Giếng trời trong nhà tắm đem lại cảm giác nghỉ dưỡng như những khu resort
- Giếng trời trong phòng ngủ
- Giếng trời trên cầu thang
Nếu xét về tổng thể của cả ngôi nhà thì sẽ có 3 vị trí của giếng trời như trong nhà, bên hông nhà hoặc sau nhà. Vì vậy gia chủ có thể tùy chọn từng vị trí theo mong muốn của bản thân sao cho phù hợp và yêu thích nhất. Tuy nhiên gia chủ cần xem xét và có sự tư vấn từ chuyên gia vì vị trí của giếng trời có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính thuận tiện, thẩm mỹ và phong thủy của ngôi nhà.
Đa phần các chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ không nên đặt giếng trời ở hướng Bắc. Còn lại những cung hướng khác thì khá phù hợp với hầu hết các gia chủ, giúp mang đến tài lộc, may mắn.
Trang trí nội thất giếng trời
Tiếp theo, gia chủ cần lưu ý đến một số nguyên tắc khi trang trí nội thất giếng trời. Như các bạn cũng biết, bản chất giếng trời chỉ là một chiếc ống. Vì vậy gia chủ cần trang trí thêm cho chúng để tạo thêm điểm nhấn ấn tượng hơn cho không gian:
- Phần thân giếng: gia chủ có thể ốp thêm gạch nhám để vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, vừa làm giảm tình trạng khuếch đại âm thanh, đảm bảo sự riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên đặc biệt lưu ý rằng các bạn không nên treo quá nhiều chậu cây, đèn chùm trên phần thân giếng vì sẽ có thể gây nên sự nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình nhé.
- Phần đáy giếng: Tại đây chủ nhà có thể trang trí thêm hòn non bộ, tiểu cảnh cây cối để tăng thêm tính thẩm mỹ, mang thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn. Kết hợp với hệ đèn led đẹp mắt chắc chắn sẽ là một điểm thu hút vô cùng trong ngôi nhà. Ý tưởng trang trí này thường được sử dụng cho những thiết kế giếng trời trên cầu thang.
- Phần đỉnh giếng: Với phần đỉnh giếng này, gia chủ nên sử dụng mái che. Có hai loại mái che phổ biến là cố định và di động. Tùy thuộc vào từng mong muốn của gia chủ mà có thể lựa chọn một trong hai. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những loại vật dụng khác như kính cường lực trong suốt, nhựa hoa văn,…để tạo thêm nét độc đáo cho giếng trời.
Phong thủy giếng trời
Phong thủy là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quan điểm của người châu Á. Vì vậy bạn cũng cần tham khảo sự tư vấn từ những chuyên gia để có thể có những thông tin phong thủy chính xác nhất khi thiết kế giếng trời nhé. Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng bên cạnh kích thước giếng trời mà bạn cần biết đó. Sau đây sẽ là một số thông tin cơ bản về phong thủy giếng trời mà chúng tôi dành tặng cho bạn:
- Khi ở vị trí trung cung, giếng trời cần tuân thủ theo nguyên tắc: Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
- Khi giếng trời không ở vị trí trung cung thì chúng ta hãy đặt giếng trời ở những nơi thích hợp khác sao cho sửa chữa được những khuyết điểm của lô đất. Ví dụ như miếng đất ngôi nhà của bạn có hình dạng méo mó thì giếng trời nên được đặt ở góc nhà sao cho nó trở nên vuông vức hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm Những lưu ý về phong thủy giếng trời để nắm rõ hơn thông tin về lĩnh vực này nhé!
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nguyên tắc V-T-T sau khi thiết kế giếng trời sao cho đẹp mắt, tiện ích nhất:
Kết luận
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!