Bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ: ưu và nhược điểm

Với loại thang máy gia đình thì thường có hai cách bố trí thang máy đó là thang máy ở giữa cầu thang bộ (cầu thang bộ chạy vòng ôm lấy thang máy) và thang bộ nằm cạnh bên cầu thang máy. Tuy vào “khẩu vị” của từng chủ đầu tư cũng như đặc điểm của diện tích mà lựa chọn phương án cho phù hợp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu phương án thang máy nằm giữa thang bộ, ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này:

  • Đọc thêm: Bố trí thang máy và thang bộ cho nhà ống

1. Những công trình nào nên sử dụng thang máy trong lòng thang bộ

– Những nhà cải tạo:

Là những ngôi nhà mà trước đây khi xây dựng không thiết kế lắp đặt thang máy gia đình và bây giờ có mong muốn cải tạo để lắp thêm.

Với trường hợp này thì cách đặt thang máy vào khoảng giếng trời cầu thang bộ luôn được xem xét đầu tiên.

Tùy vào kích thước thực tế để lên phương án cải tạo, nếu không gian đủ rộng thì đương nhiên là tốt nhất, ngược lại, nếu giếng trời quá bé thì:

  • Cân nhắc việc cắt bớt cầu thang bộ
  • Sử dụng loại thang máy kích thước nhỏ nhất, thang máy cửa mở bằng tay.
  • Lự chọn giải pháp thi công hố thang tiết kiệm diện tích (hố thép).

Lưu ý: Khi có thang máy thì việc đi lại chủ yếu là phương tiện này, cho nên khi đó thang bộ chỉ còn được dùng trong trường hợp thang điện gặp sự cố hay mất điện. Cho nên không cần để thang bộ quá rộng, nên ưu tiên diện tích cho thang máy gia đình.

thang máy trong lòng thang bộ

– Những nhà xây mới:

Với nhà xây mới từ đầu mà diện tích xây dựng hạn, chế thì việc bố trí thang bộ đi vòng quang thang máy sẽ tiết kiệm được khá nhiều diện tích. Tuy nhiên nó có nhược điểm là:

  • Bị mất khoảng không gian giá trị là giếng trời giữa lòng thang bộ: lấy sáng và lưu thông không khí
  • Về mặt thẩm mỹ: Việc xây dựng như thế sẽ gây nên cảm giác “bí bức” do xuất hiện giếng thang lù lù giữa nhà, để giải quyết vấn đề này nên chọn thang máy vách kính thay vì xây hố thang bằng tường gạch.

Như vậy, có thể thấy

2. Ưu nhược điểm của thang máy gia đình ở giữa thang bộ

– Ưu điểm:

  • Tiết kiệm diện tích
  • Phù hợp với nhà cải tạo

– Nhược điểm:

  • Làm mất khoảng giếng trời dẫn tới tối và bí nhà
  • Về thẩm mỹ thì xấu -> muốn giải quyết vấn đề này thì làm hố thang bằng khung thép – ốp kính

3. 03 phương án thiết kế cầu bộ “ôm” thang máy

Có 3 cách thiết kế hố thang cầu thang máy ở trong thang bộ là:

  • Dựng khung thép và ốp kính (hoặc ốp alumium, ốp gỗ, ốp thạch cao,…)
  • Cột bê tông 110mm x 300mm, xây tường 110mm
  • Côt bê tông 220mm x 220mm

Làm khung hố thang giữa thang bộ bằng kết cấu thép:

Hố thang dựng bằng khung thép có hai cách làm:

  • Một là dùng thép hình U,V, H: Chi phí thấp, không đẹp
  • Hai là dùng thép chấn định hình: Nên dùng vì tính thẩm mỹ cao, bề mặt thép đẹp,..mặc dù chi phí hơi cao. Đắt hơn cách dùng thép hình khoảng 3-4 triệu/tầng

thiết kế thang máy giữa thang bộ khung thép

Đây là có lẽ là cách làm tối ưu nhất bởi có nhiều ưu điểm:

  • Thời gian thi công nhanh
  • Tiết kiệm diện tích
  • Nếu ốp kính xung quang nữa thì gia tăng tính thẩm mỹ.

Nhược điểm duy nhất là chi phí dựng khung thép cao, giá khung thép hố thang máy (loại thép chấn định hình – sơn tĩnh điện) trung bình khoảng 14-15 triệu/tầng.

Một số hình ảnh thực thế công trình chúng tôi đã thi công:

thang may vach kinh o trong thang bo

thang may o trong thang bo

khung thep thang may trong thang bo

khung thep thang may

Do dựng khung hố thang bằng thép và ốp kính xung quanh nên sẽ nhìn thấy các chi tiết như rail cáp, dây điện bên trong hố thang,…Nên để tăng tính thẩm mỹ thì kính ốp nên dùng kính màu để giải quyết vấn đề đó, kính màu sẽ đắt hơn kính trắng khoảng 200 nghìn đồng một m2.

Xây hố bằng cột bê tông 110mm x 300mm – xây tường gạch

thiet ke thang may giua thang bo cot be tong

So sánh với phương án dựng khung thép ở trên thì nếu dựng cột bê tông tường gạch sẽ rộng hơn khoảng 120mm mỗi chiều.

Vậy muốn giữ nguyên được kích thước cabin thang thì thang bộ mỗi chiều phải nhỏ hơn 60mm so với phương án khung thép.

So với biện pháp dựng cột 110mm x 330mm thì cách dựng cột 220mm x 220mm còn yêu cầu diện tích mỗi chiều thêm 220mm. Nhưng do ưu điểm dễ thi công cho nên với nhà diện tích xây dựng rộng thì nên theo hướng này.

Trên đây là kiểu thang máy được thiết kế nằm ở trong phần giếng trời giữa thang bộ. Mỗi công trình, mỗi chủ nhà có những yêu cầu khác nhau cho nên để chọn được giải pháp phù hợp nhất, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0937668386 để được khảo sát và tư vấn.

Tham khảo thêm:

  • 02 điều cấm kỵ khi đi thang cuốn mà các ông bố bà mẹ nên day con mình

  • 03 loại thang máy gia đình không phòng máy tốt nhất Việt Nam

  • 04 bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt