Nếu đang sở hữu một chiếc bếp hồng ngoại, có bao giờ bạn thắc mắc cấu tạo bếp hồng ngoại như thế nào, nguyên lý làm việc ra sao không? Nếu bạn cũng có băn khoăn này, hãy theo dõi bài viết sau đây để có được đáp án chính xác nhé!
1. Cấu tạo bếp hồng ngoại phổ biến hiện nay
Bếp hồng ngoại được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là: bộ phận mạch điện, mặt kính hồng ngoại, phần thân và đáy bếp.
1.1. Sơ đồ mạch điện bếp hồng ngoại
– Mạch điều khiển: là bộ phận quan trọng nhất tiếp nhận mọi lệnh điều khiển và thiết lập của người dùng để thực hiện đúng theo thiết lập mà họ yêu cầu. Thông thường, mạch điều khiển sẽ được đặt bên cạnh hoặc dưới mặt kính bếp hồng ngoại tùy loại.
– Mạch công suất: Mạch công suất hay còn gọi là mạch nguồn là bộ phận chính cung cấp nguồn điện cho mạch điều khiển, đồng thời thực hiện thiết lập mà mạch điều khiển chỉ huy theo thao tác của người sử dụng. Bên cạnh đó, mạch điều khiển cũng đảm nhận các công việc so sánh tín hiệu và điều chỉnh công suất cho phù hợp.
– Quạt tản nhiệt: Cấu tạo bếp hồng ngoại không thể thiếu quạt tản nhiệt trong sơ đồ mạch điện. Quạt tản nhiệt là linh kiện đóng vai trò làm mát các linh kiện cấu thành bếp hồng ngoại trong quá trình hoạt động, giúp bếp vận hành ổn định hơn, tránh các sự cố do thiết bị quá nóng gây ra.
– Mâm nhiệt: Mâm nhiệt bếp hồng ngoại có 2 loại, một là mâm nhiệt sử dụng dây mayso, hai là loại sử dụng bóng đèn halogen, các linh kiện này được sắp xếp dưới mặt kính bếp với vai trò sinh nhiệt để làm nóng khu vực mặt kính dưới đáy nồi đun nóng thức ăn.
– Cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt có hình dáng giống một sợ dây, có tác dụng nhận diện tín hiệu nhiệt độ và so sánh nhiệt của bếp, thông báo về mạch điều khiển của bếp. Việc cảm biến nhiệt bị lỗi có thể gây lên lỗi trên toàn bộ hệ thống mạch điều khiển.
1.2. Cấu tạo bếp hồng ngoại: Mặt kính bếp hồng ngoại
– Mặt kính có tác dụng bảo vệ các bộ phận, linh kiện trong sơ đồ mạch bếp hồng ngoại cũng như đem đến cho bếp vẻ ngoài tinh tế. Ngoài ra, việc sử dụng mặt kính cũng giúp quá trình vệ sinh nhanh chóng, dễ dàng hơn.
– Mặt kính bếp hồng ngoại có cấu tạo khá đơn giản với các vật liệu kính chuyên dụng.
– Có 4 loại kính được sử dụng làm mặt bếp hồng ngoại là mặt kính Schott Cera, mặt kính Eurokera, mặt kính Ceramic và mặt kính chịu nhiệt trong số đó Schott Ceran và Eurokera là 2 loại mặt kính cao cấp hơn, thường được sử dụng ở các hãng bếp từ nhập khẩu nổi tiếng.
– Mặt kính Schott trong cấu tạo bếp hồng ngoại có những điểm nổi bật như:
+ Được làm bằng chất liệu gốm thủy tinh cách nhiệt cách điện và chất liệu gốm thủy tinh này khi bị vỡ sẽ không tạo ra mảnh nhỏ nên không gây sát thương, không gây bỏng và không xảy ra giật điện, an toàn cho người sử dụng.
+ Nhiệt độ ổn định và độ bền cao (có thể dùng dao cạo vệ sinh mặt bếp).
+ Bề mặt chống trầy xước, chống sùi
+ Chịu nhiệt cao và dẫn nhiệt thấp lên đến 1000ºC
+ Khả năng kháng sốc nhiệt lên đến 800ºC
+ Khả năng chịu lực cao (chịu được trọng lượng lên đến 15 kg).
+ Tính năng truyền nhiệt định hướng gần như bằng 0 (chỉ nóng vùng nấu, có thể chạm tay vùng xung quanh mà không nóng)
1.3. Phần thân và đáy bếp
– Phần thân và đáy bếp hồng ngoại thường được làm bằng kim loại được phủ lên trên một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ cũng như rò rỉ điện, cũng ngăn các tác động của môi trường bên ngoài tới các linh kiện bên trong bếp, giúp kéo dài tuổi thọ của bếp khi sử dụng.
THAM KHẢO: Mua bếp từ kết hợp bếp hồng ngoại nào tốt?
2. Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại
– Ngoài cấu tạo bếp hồng ngoại, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nguyên lý hoạt động của sản phẩm này. Bếp hồng ngoại hoạt động theo nguyên lý sử dụng xạ nhiệt của tia hồng ngoại để tạo thành nhiệt độ. Cụ thể:
+ Khi dòng diện đi qua bộ phận dây mayso hoặc bóng halogen trong mâm nhiệt sẽ thắp sáng chúng và các sợi dây hay bóng halogen sẽ tỏa nhiệt.
+ Phần mặt kính được sản xuất giống như một thấu kính hội tụ thu hút các bức xạ nhiệt này lại và tập trung chúng làm nóng mặt kính dưới đáy nồi để đun nấu thức ăn.
– Thông thường, nhiệt độ tỏa ra trên vùng nấu của bếp hồng ngoại khá cao từ 250 – 600 độ C, nó có thể làm nóng bất cứ vật gì trên bề mặt vùng nấu vì thế có thể sử dụng cho mọi loại nồi, khác với bếp từ chỉ nhận nồi có đáy kim loại nhiễm từ.
Mong rằng với những thông tin về cấu tạo bếp hồng ngoại trên đây đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Siêu thị điện máy HC
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!