Cách Thiết Kế Quán Phở Đẹp Mắt Thu Hút Khách Hàng

Thiết kế logo quán phở

Khi trang trí, setup quán phở, bên cạnh thiết kế nội thất quán phở hay thiết kế thi công quán phở thì thiết kế logo cũng đóng vai trò quan trọng. Logo là nhận diện thương hiệu của quán, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt thương hiệu phở của bạn với các quán phở khác. Một logo độc đáo sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và ghé qua thưởng thức và tăng hiệu quả của công việc truyền thông, quảng cáo. Với việc mạng xã hội đang rất phát triển thì hình ảnh logo được hoàn thiện và có thông điệp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Nếu bạn là người có khả năng về thiết kế thì hoàn toàn có thể tự thiết kế một logo cho thương hiệu phở của riêng mình. Nếu không, bạn nên thuê một đơn vị có chuyên môn để làm việc này. Một số yếu tố cần cần chú ý khi thiết kế logo quán phở:

– Logo nên có tên quán, hình ảnh biểu tượng liên quan đến phở; màu sắc logo cần hài hòa, liên quan đến màu sắc trang trí nội thất quán. Lưu ý không cố nhồi nhét quá nhiều thông tin vào logo gây rối mắt và giảm hiệu quả truyền thông.

– Thông điệp trên bảng hiệu cần rõ ràng, màu sắc nổi bật, truyền tải thông điệp chính đến thực khách.

thiết kế quán bán phở
Logo phở 24
thiết kế quán bún phở
Logo phở ông Hùng

Hiện nay, việc thiết kế logo, bảng hiệu cho quán phở thường chỉ đươc một số thương hiệu lớn quan tâm xây dựng như phở 24, phở ông Hùng, phở Kao, phở Hòa… Còn lại đa số các quán phở đều ít chú ý vào việc thiết kế logo cho quán. Điều này khá dễ hiểu bởi nhiều quy mô quán vừa và nhỏ, việc đầu tư vào logo là chưa cần thiết. Tuy nhiên, khi thương hiệu có những bước phát triển thì logo đặc trưng là điều cần thiết. Cách đây không lâu vụ lùm xùm giữa Phở Lý Quốc Sư và Phở 10 Lý Quốc Sư là ví dụ điển hình về sự nhập nhèm, gây ảnh hưởng đến thương hiệu.

cách trang trí quán phở đẹp
Phở Lý Quốc Sư và Phở 10 Lý Quốc Sư khá lùm xùm về thương hiệu
trang trí quán phở đẹp
Phở Lý Quốc Sư và Phở 10 Lý Quốc Sư rất khó phân biệt

Thiết kế bếp cho quán phở

2 vị trí quầy bán phở

Khi học nghề nấu ăn, có lẽ bạn sẽ biết khu vực bếp cho quán là phần chiếm vai trò quan trọng như thế nào. Vì quầy bếp phở thường khá to và chiếm nhiều diện tích nên Trường gợi ý bạn 2 vị trí như sau:

– Một là đặt ở phía cửa ra vào: thường dùng cho các quán vừa và nhỏ. Khi đặt quầy bếp tại phía cửa ra vào sẽ giúp tăng sự chú ý của khách hàng. Thực khách sẽ dễ cảm nhận mùi hương và hình ảnh món ăn hấp dẫn. Nếu tiếp xúc liên tục thì sẽ dẫn đến hành vi trải nghiệm và mở ra cơ hội tiếp cận, phục vụ khách hàng cho quán.

cách trang trí quán phở
Quầy bán phở bên ngoài

– Hai là khu quầy bếp được bố trí bên trong quán: thường dùng cho các không quan quán lớn và đầu tư thiết kế nội thất. Cách bố trí này làm nổi bật được không gian rộng lớn, nội thất bắt mắt tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Bên cạnh đó, quầy bếp bên trong tạo không gian quầy bếp khép kín, rất tiện thao tác và phục vụ thực khách.

thiết kế thi công quán phở
Quầy bán phở bên trong

Đây là 2 vị trí để thiết kế bếp quán phở thông dụng nhất. Bạn có thể vận dụng vào không gian mặt bằng để sử dụng phương án hợp lý nhất.

Chú ý khi thiết kế quầy bán phở bình dân

– Quầy bán phở phải sạch sẽ và thuận tiện

Quầy bán phở là bộ mặt của cả cửa hàng, nơi người đầu bếp thực hiện món ăn (giá trị sản phẩm cốt lõi) để phục vụ thực khách. Do đó, quầy bán phở phải được thiết kế khoa học, có kích thước phù hợp với không gian của quán để đảm bảo tính chuyên nghiệp và thẩm mỹ. Thêm vào đó, việc bố trí các nguyên liệu chế biến trong quầy phải thu hút và hấp dẫn, đặc biệt phải sạch sẽ.

Quầy bán phở kết hợp với tủ kính trưng bày và nồi nấu phở nên theo thiết kế chữ I hoặc L để tối ưu diện tích. Diện tích bàn để đồ ăn cũng cần rộng rãi để dễ thao tác và phục vụ nhanh chóng hơn.

– Quầy bán phở phải tiết kiệm không gian

Vì có rất nhiều nguyện liệu chế biến, các dụng cụ sử dụng trong quá trình nấu phở nên quầy cần tính toán tiết kiệm không gian. Một quầy bán ngăn nắp tạo nên sự chuyên nghiệp và giảm thời gian tìm đồ cho đầu bếp. Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý đến độ cao của quầy cần phù hợp với chiều cao của nhân viên để tránh đau mỏi trong khi làm việc thời gian dài.

– Một số chú ý khác:

+ Khu bếp cần có khoảng cách với khu vực ăn uống để đầu bếp và nhân viên phục vụ tiện thao tác và không gây khó chịu cho thực khách.

+ Xung quanh khu vực bếp cần thoáng khí hoặc có hệ thống hút mùi, hút khói, thông gió để tạo không khí để không khí thông thoáng và tránh mùi khó chịu.

+ Hệ thống dây điện cho bếp cần được sắp xếp gọn, đi âm tường hoặc bọc nhựa để tránh cháy chập trong quá trình làm việc.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán phở

Cách trang trí quán phở đẹp

Màu sắc chủ đạo

Màu sắc chủ đạo của quán có liên quan đến logo, đồ dùng, menu… Việc sử dụng màu sắc đồng bộ tạo sự chuyên nghiệp và tăng tính nhận diện thương hiệu. Nếu mở rộng kinh doanh hoặc nhượng quyền thì đây là điều cần thiết. Trong bán hàng, mỗi màu sắc có ý nghĩa khác nhau trong truyền tải thông điệp, ảnh hưởng tới tâm lý và hành vi của khách hàng. Một số màu chủ đạo thường được sử dụng trong ngành kỹ thuật chế biến món ăn như:

Màu đỏ: kích thích cơn đói, sự thèm ăn.

Màu vàng: tạo cảm giác an toàn, ấm cúng, dễ chịu của không gian.

Màu xanh lá cây: tạo sự thoải mái, tươi mới của nguyên liệu.

Ánh sáng

Không gian thông thoáng kết hợp với sử dụng ánh sáng hợp lý tạo trải nghiệm tuyệt vời của thực khách. Bạn nên kết hợp song song giữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên để đạt hiệu quả cao nhất. Tùy vào thời điểm sáng, trưa, tối; mùa hè – mùa đông mà có những sự thay đổi hợp lý. Nếu muốn sự thoải mái, thoáng đãng thì nên dùng nhiều cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên. Để tạo cảm giác ấm cúng thì ánh sáng vàng là sự lựa chọn hợp lý.

Thiết kế nội thất quán phở

Tùy vào điểm kiện kinh tế và khả năng thẩm mỹ mà bạn lựa chọn các loại bàn, ghế, dụng cụ sao cho hợp lý. Cách bố trí bàn ghế cũng phải thật thuận tiện cho đón khách và phục vụ thực khách. Với phong cách cổ kính, bạn có thể chọn bàn ghế bằng gỗ sơn gụ hoặc véc ni để tạo sự trầm ấm và gần gũi thiên nhiên. Với phong cách đơn giản nên chọn bàn inox hoặc nhựa đúc cho dễ dàng di chuyển.

thiết kế nội thất quán phở
Các loại bàn ghế gỗ tạo cảm giác ấm áp và sang trọng

Bên cạnh đó, nếu có ngân sách thì có thể đầu tư đồng bộ các loại đũa, thìa, lọ gia vị, lọ tăm, hộp đựng khăn, thùng rác… theo cùng 1 phong cách để tối đa hóa trải nghiệm thực khách.

Dùng tranh ảnh trang trí

Để tạo chiều sâu cho không gian và điểm độc đáo cho quán thì bạn có thể sử dụng thêm một số tranh ảnh. Có thể sử dụng hình ảnh của các món phở trong thực đơn để kích thích vị giác cho thực khách. Bên cạnh đó, nhiều quán cũng trang trí bằng cách tranh thiên nhiên, phố cổ để tạo cảm giác thoải mái, ấm áp và ấn tượng cho khách khi tới quán.

thiết kế bếp cho quán phở
Tranh thiên nhiên trang trí
thiết kế logo quán phở
Hình ảnh làng quê

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán lẩu nướng không khói

Một số mẫu thiết kế quán phở

Một số mẫu thiết kế quán phở sẽ được trung tâm dạy nấu ăn liên tục cập nhật.

Thiết kế quán phở sang trọng
Thiết kế quán phở sang trọng
Thiết kế quán phở bình dân
Thiết kế quán phở bình dân
Thiết kế quán phở bình dân

Trên đây là những thông tin về thiết kế quán phở đẹp và phù hợp. Tùy vào khả năng tài chính và quy mô quán mà bạn nên đồng bộ và tạo nên thương hiệu hình ảnh quán đặc biệt, độc đáo và tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Tuy nhiên thiết kế quán phở đẹp mới chỉ là một phần, quan trọng hơn cả vẫn là hương vị và chất lượng của quán. Do vậy, bên cạnh đầu tư thiết kế bạn cũng cần tìm hiểu các trường nấu ăn hay tham gia các lớp dạy nấu ăn về phở kinh doanh để đảm bảo hương vị món phở – yếu tố cốt lõi tạo nên sự sự thành công.