ĐỘ DỐC SÀN NHÀ VỆ SINH CHUẨN VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Độ dốc sàn nhà vệ sinh là một tiêu chí quan trọng khi thiết kế xây dựng nhà vệ sinh mà nhiều người quan tâm. Tìm hiểu độ dốc nền nhà vệ sinh chuẩn là một bước quan trọng khi thiết kế và thi công nhà vệ sinh. Hãy cùng Rangos tìm hiểu các vấn đề xung quanh độ dốc nhà vệ sinh nhé.

ĐỘ DỐC SÀN NHÀ VỆ SINH CHUẨN

Nhà vệ sinh là môi trường có đặc thù luôn luôn ẩm ướt, bởi chính đặc điểm đó mà chúng ta cần thiết kế độ dốc sàn nhà vệ sinh sao cho hợp lý để lượng nước trên sàn nhà sẽ nhanh chóng thoát ra đường ống nước để hạn chế một số rủi ro khi độ dốc nền nhà vệ sinh không đạt chuẩn.

  1. Tại sao độ dốc sàn nhà vệ sinh là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà vệ sinh

Độ dốc sàn nhà vệ sinh là một chỉ tiêu quan trọng khi thiết kế nhà vệ sinh. Nếu sàn nhà vệ sinh của bạn được thiết kế với độ dốc quá lớn, điều đó sẽ dẫn đến sự trơn trượt, nguy hiểm khi sử dụng nhà vệ sinh. Còn nếu nhà vệ sinh có độ dốc quá nhỏ, khi đó lượng nước trên sàn nhà vệ sinh sẽ bị ứ đọng, thoát chậm và có thể dẫn đến hiện tượng chảy tràn qua sàn nhà bếp, gây mất vệ sinh, và khó chịu cho người sử dụng.

Nếu hiện tượng độ dốc sàn nhà vệ sinh quá thấp trong thời gian dài, nước bị ứ đọng lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng thẩm thấu qua tường, gây ra hiện tượng ẩm mốc tường và có thể bị thấm xuống tầng dưới gây ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà.

Độ dốc nền nhà vệ sinh là một chỉ tiêu quan trọng trong thiết kế nhà cửa

  1. Độ dốc sàn nhà vệ sinh đạt chuẩn

Thông thường, độ dốc sàn nhà vệ sinh đạt chuẩn theo các chuyên gia thiết kế xây dựng là 0.5% ( tức là 5mm/1.000 mm). Tuy nhiên độ dốc nền nhà vệ sinh này cần tùy thuộc vào địa thế và trình độ thi công của từng đội công trình. Nếu sàn nhà vệ sinh lớn, thì cần phải tách ra thành các đường thoát nước riêng, như vậy nước trên sàn nhà vệ sinh mới có thể thoát nhanh hơn, không gây ra hiện tượng ứ đọng. Chính vì vậy, đối với các sàn nhà vệ sinh lớn, bạn nên để độ dốc sàn nhà vệ sinh từ 1-2% và miệng nước đặt thấp hơn sàn nhà khoảng 10mm để tốc độ thoát nước xảy ra nhanh hơn.

Độ dốc sàn nhà vệ sinh đạt chuẩn sẽ khiến việc thoát nước diễn ra nhanh hơn, hạn chế sự thẩm thấu nước lên tường

  1. Một số lưu ý khi thiết kế độ dốc sàn nhà vệ sinh

Khi thiết kế nhà vệ sinh bạn cần lưu ý đến kết cấu căn nhà, nếu bạn muốn để nền nhà vệ sinh thấp hơn nền nhà thì phải quan tâm đến cốt sàn để có độ dốc hợp lý.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THIẾT KẾ ĐỘ DỐC SÀN NHÀ VỆ SINH

Trong khi thiết kế sàn nhà vệ sinh, đối với những người không chuyên sẽ có những câu hỏi thắc mắc liên quan đến độ dốc sàn nhà vệ sinh. Hãy cùng Rangos đi tìm hiểu qua các câu hỏi sau nhé:

  1. Nên đặt sàn âm hay sàn dương

Trong thiết kế, sàn âm được hiểu là sàn nhà nhà vệ sinh thấp hơn sàn nhà bếp hoặc sàn nhà, còn sàn dương sẽ được hiểu là nền nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà bếp hoặc sàn nhà.

Trên thực tế, nền nhà sàn âm sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn do nó có thể giấu kín đường nước vào trong, đứng dưới ta chỉ nhìn thấy mặt trần mà không nhìn thấy đường ống nước chảy. Hình thức này sẽ đem lại tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

Làm sàn nhà vệ sinh là sàn âm sẽ không gặp phải hiện tượng nước tràn ra ngoài cho dù độ dốc sàn nhà vệ sinh của bạn có cao hay thấp, việc mà bạn cần quan tâm chính là điều chỉnh cho độ dốc nền nhà vệ sinh hợp lý một chút.

Sàn nhà vệ sinh âm cũng là hình thức thiết kế hợp phong thủy và đẹp mắt, được nhiều người sử dụng.

Làm sàn nhà dương, hay còn gọi là nền nhà vệ sinh cao hơn hoặc bằng nền nhà bếp, nền nhà. Đối với trường hợp này, bạn nên quan tâm nhiều đến độ dốc nền nhà vệ sinh bởi nếu độ dốc sàn nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ gây nhiều phiền toái trong khi sử dụng.

Nền nhà vệ sinh âm đẹp và hợp phong thủy

  1. Cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Nếu trong quá trình thiết kế, do thợ không để ý trong quá trình thi công, hoặc bạn quá chủ quan, dẫn đến hiện tượng nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà, và độ dốc sàn nhà vệ sinh không đạt chuẩn, dẫn đến hiện tượng nước trong nền nhà vệ sinh tràn ra nền nhà bếp, nền nhà. Gây ra nhiều phiền toái trong khi sử dụng.

Trong trường hợp này, bạn có hai cách để giải quyết vấn đề trên. Một là hạ nền nhà vệ sinh, tạo độ dốc nền nhà vệ sinh cho phù hợp. Hoặc bạn xây thêm đoạn gờ ở cửa nhà vệ sinh để chặn nước tràn ra ngoài.

Nhà vệ sinh đầy đủ chức năng phải có độ dốc sàn nhà hợp lý

Trên là các vấn đề liên quan đến độ dốc sàn nhà vệ sinh mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức cơ bản về độ dốc nền nhà vệ sinh. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc hoặc muốn mua hàng của Rangos hãy chat với chúng tôi qua bong bóng chát dưới màn hình. Hoặc liên hệ hotline: 1900 066 686, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và phục vụ.

Nguồn : https://rangos.vn