Không riêng móng nhà 3 tầng làm móng gì? mà móng nhà là bộ phận kết cấu nằm dưới cùng của ngôi nhà thường nằm trong đất hoặc nước để truyền toàn bộ tải trọng của nhà lên nền và phân phối tải trọng trên diện tích sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn và đảm bảo sự ổn định của ngôi nhà.
Trong các bộ phận của một ngôi nhà thì móng quyết định sự bền vững, thời gian sử dụng và giá thành nhà và nếu hỏng móng thì rất khó khăn tốn kém khi sửa chữa, nhiều khi phải dỡ bỏ cả nhà để xây lại móng.
Nhà 3 tầng nên làm móng gì?
Nhà 3 tầng làm móng gì? hay xây nhà 3 tầng làm móng gì? đây là câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm trong thời gian vừa qua và chúng tôi cũng đã mời các kỹ sư của Siêu thị nhà mẫu để giải đáp câu hỏi này mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mỗi công trình sẽ có các đặc điểm khác quy mô và cách bố trí các phòng khác nhau và địa chất từng khu đất khác nhau nên việc bố trí thép côt, dầm sàn và móng sẽ khác nhau. Để bê tông cốt thép chịu lực tốt nhất và tiết kiệm nhất thì phải nhờ kỹ sư tính toán chứ không thể dựa vào mẫu nào cả, vì từng trường hợp tải trọng và nhịp sẽ có kết quả tính khác nhau.
Móng nhà bao gồm những loại móng gì?
Móng nhà trong xây dựng bao gồm rất nhiều loại móng: móng băng, móng bè và móng cọc và mỗi loại móng nhà được thiết kế với các kết cấu khác nhau:
Móng băng
Là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường, thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột. Các loại móng băng sử dụng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng phù hợp, để đảm bảo độ an toàn cho công trình tuy nhiên móng băng thường được sử dụng nhiều nhất đối với hầu hết công trình đặc biệt là thi công nhà phố và các công trình nhà ở từ 3-5 tầng. Móng băng đan 4 xung quanh dầm móng không đan sắt kín.
Móng băng trong xây dựng
Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng, thường dùng dưới nhà dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.
Khi nào thì dùng móng băng? Móng băng được khuyến cáo dùng cho các nhà có chiều cao tầng không lớn, thường nhỏ hơn hoặc bằng 4 tầng và được đặt trên nền đất tốt.
Móng bè
Móng bè hay còn được gọi là móng liền (toàn diện). Móng bè là loại móng nông (mềm) được đặt nằm dưới các tường, sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồi bơi. Móng bè còn được sử dụng ở những khu nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch và lún không đều.
Móng bè khác với móng băng là móng bè được đan sắt phủ kín cả mặt trên mặt dưới của sàn.
Móng bè là móng được đan kín sắt toàn bộ mặt sàn
Ví dụ:
Nếu một ngôi nhà có kích thước 5m x 5m nặng 50 tấn, và được xây dựng bằng móng bè, thì độ chịu lực trên đất bằng:
Trọng lượng/diện tích = 50/25 = 2 tấn trên một mét vuông.
Vậy nếu xây dựng móng bè thì 1m2 sẽ chịu được 1 lực tương đương bằng 2 tấn.
Nếu cùng một tòa nhà được hỗ trợ bằng 4 cột, mỗi 1 x 1m, thì tổng diện tích móng sẽ là 4m2. Và ứng suất trên đất sẽ là 50/16, khoảng 12,5 tấn/m2. Vì vậy, tăng tổng diện tích của móng có thể làm giảm đáng kể sự sức cản của đất.
Móng bè thường có 2 loại: móng có sườn và móng hộp
Móng bè có sườn thường cấu tạo sườn trên móng, sườn dưới các tường ngang và tường dọc các sườn có tác dụng làm tang độ cứng của móng.
Khi dự đoán lún nỏ có thể không cần làm sườn
Móng bè hình hộp:
Thường dùng cho nhà khung chịu lực móng bè loại này thường có có hai bản nằm ngang nối liền nhau bằng hệ thống tường ngang và tường dọc, các tường hộp móng bè ra các ô nhỏ và cùng với các bản sẽ tạo ra các tiết diện chữ T có độ cứng lớn. Móng bè hình hộp phù hợp với các nhà khung chịu lực và nhà có kết cấu chịu lực nhạy cảm với lún lệch.
Móng bè có nhiều ưu điểm:
-Móng bè làm tăng độ cứng cho ngôi nhà
-Có khả năng hạn chế mức độ lún lệch của tòa nhà
-Thi công đơn giản
-Giảm khối lượng đào, đắp đất
-Bản móng bè thường dày như nhau thường toàn móng 70-120mm
-Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
-Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.
Móng cọc là gì?
Móng cọc trong xây dựng
Móng cọc hay còn gọi là móng sâu, móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc.
Móng gồm có cọc và đài cọc
Trong các công trình dân dụng, móng cọc thường được thiết kế như là kết cấu móng cọc đài cứng, chịu tải trọng trực tiếp từ cột đặt bên trên móng. Việc thừa nhận giả thiết móng cọc là kết cấu đài cứng giúp cho công tác tính toán kết cấu trở nên đơn giản mà vẫn bảo đảm tính chính xác cho công tác thiết kế, cũng như khả năng chịu lực an toàn của kết cấu.
Cọc chủ yếu chống vào lớp đất tốt để truyền tải trọng của nhà xuống lớp đất tốt đó, tác dụng chủ yếu làm chặt đất nền và làm việc nhờ ma sát giữa cọc và đất nền là ít. Cọc được chế tạo bằng tre, gỗ, thép, hay bê tông cốt thép
Khoảng cách cọc (khoảng cách tim cọc): từ 2 ~ 3 x đường kính (hay cạnh cọc vuông)
Đài cọc để nối các cọc lại với nhau và phân bổ tải trọng lên cọc, các đài cọc thường được nối với nhau bằng hệ giằng. Hệ giằng này có tác dụng truyền lực nằm ngang từ đài này sang đài khác gớp phần điều chỉnh lún lệch giữa các đài. Đài cọc được làm bằng bê tông cốt thép mác trên 200. Chiều sải đáy dày phải nằm dưới mặt đất thiên nhiên trên 500mm chiều cao đài phải > 300mm và chiều rộng đài phải >400mm.
Có thể bạn quan tâm nhà 3 tầng giả 4 tầng để xem cách bố trí công năng trong từng sản phẩm nhé!
Ưu điểm của móng cọc
-Khắc phục hoặc hạn chế tốt hơn so với các móng khác khi xảy ra lún lớn và lún lệch nhiều
-Đảm bảo ổn định cho nhà khi có tải trọng ngang tác dụng
-Giảm khối lượng vật liệu xây dựng và khối lượng đào đắp đến 85%
-Có thể đúc cọc tại nhà máy hoặc có thể mua
Tuy móng cọc có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có những nhược điểm
Vì cọc bằng bê tông nên cần hỗ trợ đóng cọc bằng máy nên có thể gây tiếng ồn khói bụi ảnh hưởng đến môi trường
Điều cần lưu ý là không phải lúc nào móng cọc cũng đều mang lại kết quả tốt mà ngược lại có khi vì áp dụng không đúng chỗ có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà chẳng hạn nếu lở đất bên trên trương đối tốt mà đóng cọc xuống lớp đất yếu bên dưới thì lớp đất tốt bị phá hoại còn lớp đất yếu sẽ phát sinh biến dạng phụ gây thêm nguy hiểm cho nhà
Số lượng cọc phụ thuộc vào tải trọng nhà
Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:
Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột nhân hệ số moment 1.2 nhân với số tầng. Ví dụ: tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc => chọn 8 cọc
Lựa chọn máy ép cọc?
Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T
Xem ngay các mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng đẹp cách tính chi phí nhà
Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động => máy ép cọc phải >=75T mới đạt
Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn.
Chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền?
Muốn tính được chi phí làm móng nhà 3 tầng trước tiên ta cần biết được đơn giá xây dựng và cách áp dụng cho từng hạng mục được tính như sau:
Phần móng dao động từ 30-50%
Tầng trệt (tầng 1) được tính 100%
Tầng lửng: phần đổ sàn được tính 100% và các phần ô trống tính 70%
Các tầng 2,3,4,5 được tính 100%
Sân thượng gồm phần nhà được tính bằng 100%, phần ngoài nhà 70%
Phần mái khoảng từ 50-100%
Sân và tường rào được tính 70%
Đơn giá xây dựng cũng có nhiều mức độ
Mức độ đầu tư vật tư trung bình thì đơn giá xây dựng: 5 triệu đồng/m2
Mức độ đầu tư vật tư trung bình khá thì đơn giá xây dựng: 5,5 triệu đồng/m2
Mức độ đầu tư vật tư khá thì mức đơn giá xây dựng: 6-7 triệu đồng/m2
Mức độ đầu tư tốt dùng các vật liệu cao cấp thì đơn giá xây dựng khoảng 8 triệu/đồng/m2
Từ đó, bạn nhân với tổng m2 và quy đổi ra diện tích tương đương với số tiền tương ứng. Từ những tính toán chi tổng thể của cả nhà, bạn sẽ tính được chi phí xây móng hết bao nhiêu. Để từ đó có tính toán hợp lý nhất trong khoản tiền xây nhà.
Cách tính chi phí làm móng nhà 3 tầng cụ thể như sau
Chi phí làm móng nhà
Tùy thuộc vào diện tích xây dựng cũng như một số kỹ thuật sẽ được các kỹ sư kết cấu tính toán sao cho phù hợp với diện tích cũng như công năng sử dụng.
VD: Bạn muốn xây nhà biệt thự 1 tầng đẹp có kích thước 5x20m, móng băng một phương thì cách tính chi phí làm móng nhà là bao nhiêu?
Chi phí làm móng băng một phương sẽ là: 5 x 20 x 50% x 3.000.000 = 150.000.000 đồng
Hoặc,
Xây nhà có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 20m, móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9m thì cách tính chi phí làm móng nhà như thế nào?
Chi phí làm móng cọc ép tải là: (250.000x30x9) + 20.000.000 + (0.2x(100+20)x3.000.000 = 159.500.000
Lưu ý: Đơn giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng địa phương hay ở các thời điểm đơn giá có thể dao động.
Lời khuyên của kiến trúc sư cho móng nhà 3 tầng
Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người, vì vậy sự bền vững của kiến trúc đầu tiên đơn giản nhất là công trình phải chắc chắn, an toàn.
Tuy nhiên mỗi loại công trình tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau nhưng tối thiểu về độ bền vững cơ học bền vững kết cấu. Một ngôi nhà biệt thự 3 tầng hay một kiến trúc hay và đẹp mà bị sụp đổ thì kiến trúc đó không có giá trị.
Trong khoa học xây dựng bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, thẩm mỹ, kinh tế thì bền vững luôn là yêu cầu hàng đầu. Trong khi yếu tố cuối là thẩm mỹ và kinh tế có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ.
Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Đối với kiến trúc cổ thì là gỗ đá và gạch với kiến trúc hiện đại là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu thì sự bền vững của vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự bền vững chung của cả công trình. Vì vậy, nhà 3 tầng nên làm móng gì thì câu trả lời là với các công trình từ 5 tầng trở xuống đều có thể làm được bằng các phương án móng nói trên nhưng tùy thuộc vào từng địa hình và tính chất đất của từng nơi mà có thể lựa chọn phương án móng sao cho phù hợp nhất.
Qua câu trả lời của đội ngũ kỹ sư siêu thị nhà mẫu phần nào đã giúp quý vị có thể biết thêm nhiều vấn đề về nhà 3 tầng làm móng gì phải không nào, hy vong với cách tính toán trên sẽ giúp cho các gia chủ có ước tính chính xác nhất khi bắt đầu xây dựng nhà.
Nếu có vấn đề thắc mắc hay cần sự hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline: 0914 581 221
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!