Thi công cốp pha dầm sàn đúng quy trình là việc làm có ý nghĩa đối với bất kỳ công trình nào. Mọi công đoạn thi công cốp pha dầm sàn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo sự thành công cho công trình.
Khái niệm thi công cốp pha dầm sàn
Cốp pha dầm sàn là vật dụng không thể thiếu khi làm khuôn đổ bê tông khi thi công xây dựng . Cốp pha dầm sàn được thực hiện dựa trên nguyên tắc giằng và đỡ với cấu trúc liên kết phức tạp. Thi công cốp pha dầm sàn chỉ thành công khi đáp ứng được những yêu cầu về khoa học, kỹ thuật, chịu lực thấp kết hợp giám sát thi công chặt chẽ.
Yêu cầu khi thi công cốp pha dầm sàn
Cần bám sát bản vẽ thiết kế để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
Đảm bảo độ cứng, dễ tháo lắp, ổn định, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép
Cốp pha phải đảm bảo độ kín để không làm xi măng bị mất nước ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.
Các bước lắp đặt và tháo dỡ khi thi công cốp pha dầm sàn
Cốp pha dầm sàn thường được ghép trước khi lắp đặt cốt thép, cốp pha cột là ngoại lệ duy nhất được thực hiện sau khi đặt cốt thép.
Lắp đặt cốp pha dầm sàn được thực hiện theo các bước sau:
Lắp dựng giàn giáo
Thi công cốp pha dầm sàn
Lắp đặt cốp pha sàn là bước đầu tiên trong thi công cốp pha sàn và phải đảm bảo được độ cứng, độ ổn định, dễ dàng tháo lắp, tạo thuận lợi cho việc đặt cốt thép và đổ bê tông. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Dùng cốp pha thép đặt trên giàn giáo chữ A bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, tận dụng tối đa diện tích cốp pha thép, dùng cốp pha gỗ cho những diện tích còn lại
- Xung quanh chu vi sàn thường được bố trí ván diềm để ngăn cách giữa cốp pha sàn và cốp pha dầm.
- Sử dụng cốp pha thép đặt trên hệ giàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, tận dụng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, dùng cốp pha gỗ cho phần diện tích còn lại.
- Xung quanh chu vi sàn có ván diềm thì ván diềm được liên kết với con đỉa vào thành cốp pha dầm và dầm đỡ cốp pha dầm
Những lưu ý khi thi công dầm sàn
- Đảm bảo chất lượng, độ bền, độ an toàn khi sử dụng.
- Lựa chọn các loại sắt một cách thật kỹ lưỡng đảm bảo độ lớn, nhỏ, dày, mỏng để phù hợp nhất với công trình.
- Khi thực hiện lắp đặt cần đảm bảo đúng khoảng cách như trong bản vẽ thiết kế và kiểm tra lại vị trí đặt, các móc nối với nhau một cách chắc chắn sau khi đưa lên khuôn, đồng thời vệ sinh lại những chỗ chưa sạch hẳn hay dính bẩn trước khi đổ bê tông để độ bám dính tốt hơn.
- Kiểm tra lại mọi thứ từ giàn giáo, cốp pha, các luồng dây điện, sắt, thép xem còn vấn đề gì cần khắc phục không, các điểm nối có bị gấp khúc hay trùng không…
- Kiểm tra các vật dụng, máy móc, công cụ trước khi thi công để chắc chắn công năng sử dụng còn đảm bảo.
- Không nên đốt cháy giai đoạn hoặc bỏ bước để tránh dẫn đến những tổn thất ngoài mong muốn.
- Tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng các công cụ, vật dụng sau khi thực hiện xong để thực hiện lại được cho những lần sau, giúp tiết kiệm chi phí.
Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn được thực hiện như sau:
- Giữ lại tất cả đà giáo, cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
- Tháo dỡ từng phần của cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới và giữ lại các cột chống cách nhau 3m dưới các dầm có đoạn nối lớn hơn 4m.
- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
>> Tham khảo bài viết: Xây nhà trọn gói
Những lưu ý khi tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Thời điểm phù hợp nhất để tháo cốp pha dầm sàn là khi khối bê tông đã đạt được đến cường độ đủ để chịu được tải trọng của các vật nằm trên nó.
Tháo dỡ cốp pha dầm sàn đòi hỏi sự cẩn thận để không gây ra các ứng suất đột ngột, va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc khối bê tông. Tuyệt đối không được tự ý tháo dỡ cốp pha dầm sàn khi chưa đủ độ cứng, khả năng chịu lực.
Trong trường hợp cần phải tháo dỡ cốp pha sớm hơn thì phải sử dụng đến các biện pháp chống, nâng khối bê tông bằng gậy chống để đảm bảo giữ nguyên hình dạng của khối bê tông.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bước thi công cốp pha dầm sàn dành cho bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về quá trình thi công này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!