Tủ điện dân dụng 3 pha là thiết bị điện vô cùng quan trọng trong các hệ thống cung cấp điện dành cho gia đình. Chính vì vậy, anh em hãy cùng Mecsu tìm hiểu về cách đấu tủ điện dân dụng trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo & sơ đồ tủ điện 3 pha dân dụng
Trong hệ thống điện, tủ điện dân dụng 3 pha là sản phẩm giúp bảo vệ thiết bị cung cấp, hỗ trợ đóng cắt điện và phát hiện lỗi khi chập điện. Chúng có cấu tạo và sơ đồ như sau:
#1 Cấu tạo
Tủ điện 3 pha thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật, bên ngoài nó được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện. Bên trong, chúng có cấu tạo như sau:
- Vỏ tủ điện (dùng trong nhà hoặc ngoài trời).
- Bộ điều khiển trung tâm dùng PLC và rơ le thời gian hay mạch điện tử.
- Hệ thống khởi động từ.
- Các rơ le bảo vệ dòng, áp, rơ le trung gian, rơ le nhiệt và aptomat (thiết bị đóng ngắt tự động).
>>> Dành cho ai chưa hiểu về Rơ le (relay) và PLC:
- Relay là gì? Cách kiểm tra trạng thái Relay phải biết
- Khái niệm PLC – Ưu, nhược điểm của PLC là gì?
Tùy vào các thiết bị điện hoặc loại phụ tải đi cùng, mà việc lựa chọn các phương thức khởi động sẽ khác nhau. Không những vậy, nó còn phụ thuộc vào một số yêu cầu của người dùng.
#2 Sơ đồ
Trong quá trình đấu lắp, sơ đồ nối tủ điện 3 pha là một trong những phần khá quan trọng, giúp cho việc đấu lắp trở nên chính xác và nhanh chóng hơn ngay cả khi sửa chữa lẫn bảo trì.
Khi khởi động tủ điện, dòng khởi động thường vượt từ 2.5 – 6 lần trong định mức. Chính vì vậy, anh em nên áp dụng phương pháp sao tam giác để có thể làm giảm dòng khởi động cho động cơ. Không những vậy, nó còn giúp bảo vệ động cơ và hệ thống phân phối điện.
Ngoài ra, việc đấu nối đúng với sơ đồ có thể giúp anh em tránh những sự cố gây chập cháy và ảnh hưởng đến tính mạnh khi sử dụng.
Cách đấu tủ điện dân dụng với 06 bước
Bên cạnh việc nắm rõ về sơ đồ, anh em cần nắm thêm thông tin về cách đấu tủ điện dân dụng 3 pha này. Với nhiều dự án khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng sẽ được thi công theo những bước sau:
Bước 1: Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp
Việc lựa chọn thiết bị tủ điện, anh em nên cân đối bài toán giữa kỹ thuật và điều kiện kinh tế phù hợp.
Đối với kỹ thuật, cần phải xác định số lượng phụ tải, số nhánh phân phối để tính toán các thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,… cần thiết cho hệ thống điện tòa nhà, nhà xưởng và văn phòng.
Bước 2: Lập sơ đồ bố trí tủ điện
Lập bản vẽ chi tiết là một trong những việc quan trọng khi thi công tủ điện dân dụng. Không chỉ đảm bảo các thiết bị điện được hoạt động tốt mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí, sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng trong tương lai.
Bước 3: Lắp đặt phần vỏ (ngoại thất)
Sau khi lập sơ đồ, anh em nên lựa chọn vỏ tủ sao cho có thể thỏa mãn một số tiêu chí sau đây:
Bên cạnh đó, anh em nên thiết kế các thiết bị theo nguyên tắc sau:
- Phía trên tủ điện: Đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.
- Phí dưới tủ điện: Nút nhấn, công tắc (thực hiện công việc điều khiển).
Đặc biệt, anh em hãy đặt các công tắc tại vị trí trên cùng hàng ngang để quá trình vận hành được thuận tiện hơn.
Bước 4: Lắp đặt thiết bị bên trong (nội thất)
Khi lắp đặt các thiết bị nội thất, anh em cần phải tuân thủ yêu cầu của bản vẽ và có tính thẩm mỹ cao trong việc sắp xếp để giúp tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, nó sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là yêu cầu về kỹ thuật và kỹ năng của người thi công.
Bước 5: Đấu dây tủ điện
Khi đấu dây, đầu cốt nên được phân biệt thành các màu khác nhau và đánh số thứ tự để có thể kiểm soát hệ thống dây dẫn dễ dàng hơn. Đối với những loại dây tín hiệu có độ nhạy cao cần phải bọc một lớp chống nhiễu tốt nhất.
Bước 6: Cấp nguồn điện và chạy không tải
Về việc cấp nguồn điện, anh em hãy kiểm tra và rà soát lại hệ thống thật kỹ lưỡng. Không những vậy, chúng ta cũng cần cấp điện cho tủ điện làm việc nhằm phát hiện sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.
>>> Mẹo nên biết:
- Cách nối dây điện nhiều lõi chuẩn thợ điện
- Cách tính điện năng tiêu thụ chuẩn (2021)
Tóm lại, tủ điện 3 pha là thiết bị không thể thiết trong nhà xưởng và doanh nghiệp cũng như dân dụng. Vậy nên, trước khi đấu nối tủ điện dân dụng cần phải nắm rõ về cấu tạo, sơ đồ và cách thực hiện không chỉ giúp cho hệ thống vận hành ổn định và an toàn mà còn giúp cho anh em lắp đặt thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Mecsu Blog
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!