Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều sử dụng bê tông cốt thép làm nguyên vật liệu chính để thi công xây dựng. Do đó, để kết cấu bê tông cốt thép làm việc được tốt nhất thì việc bố trí thép dầm là quan trọng nhất. Chính vì vậy, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc cách tăng cường thép dầm đã được đúc kết qua những lần thi công.
Dầm là gì?
Dầm là cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường và mái phía trên. Trên tiết diện thẳng góc, cách bố trí cốt thép đã được tính toán khi kiểm tra khả năng chỉ momen uốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu tác động của lực dọc. Lúc đó, cần phải tính toán khả năng chịu nén uốn của dầm giống như cột.
Trước khi biết cách tăng cường thép dầm, bạn đọc cần phải hiểu được công dụng của dầm chính và dầm phụ. Như vậy mới có thể tận dụng hết được những công dụng của dầm.
- Dầm chính là dầm thiết kế đi qua các cột, gác chân cột và vách nên kích thước của dầm chính thường lớn hơn các dầm khác. Khi thiết kế và thi công, dầm chính phải đặt vào tường 200mm đến 250mm, theo chiều rộng của phòng và cách nhau 4m đến 6m. Nếu chiều dài của phòng lớn hơn 6m thì dầm chính phải được đặt vuông góc với dầm phụ.
- Dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà gác lên cấu kiện chịu uốn, xoắn.
Việc phân chia dầm chính và dầm phụ nhằm mục đích tính toán chịu lực, để gán lực từ đầm phụ sang dầm chính. Bên cạnh đó, việc phân chia rõ chính phụ để việc chọn tiết diện dầm cho chính xác. Nếu không xác định được tiết diện và khả năng chịu lực của mỗi dầm thì sẽ xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Tại sao cần phải tăng cường thép dầm?
Có rất nhiều gia chủ không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực xây dựng nên không hiểu tại sao phải tăng cường thép dầm khi thi công xây dựng. Dầm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi công trình nhất là những công trình nhà cao tầng, có diện tích lớn hay những công trình có nền móng kém. Do đó, việc tăng cường thép dầm sẽ đảm bảo dầm được chắc chắn và an toàn để chịu lực. Từ đó mà đảm bảo an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng cũng như tính mạng của mọi người.
Vậy cách tăng cường thép dầm được làm như thế nào? Bạn có thể hình dung một cách đơn giản như sau: 4 thép chính sẽ được kết nối với nhau thành một bộ khung rồi bố trí thêm thép tăng cường gồm thép gối và thép bụng ở giữa dầm.
Nguyên tắc bố trí thép dầm
Nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang cho dầm
Bước 1: lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc dầm
Cốt thép chịu lực trong dầm sàn thường có đường kính dao động trong khoảng từ 12mm đến 25mm. Tuy nhiên, đường kính của cốt thép không nên lớn quá 1/10 bề rộng của dầm. Do đó, để không bị nhầm lẫn trong quá trình thi công thì bạn không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực mà đường kính của chúng chỉ chênh nhau khoảng 2mm.
Bước 2: lớp bảo vệ cốt thép dầm
Lớp bảo vệ phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2 sẽ có sự khác nhau nên khi thi công cần phải phân biệt được lớp bảo vệ này. Đặc biệt, chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn so với đường kính của cốt thép.
Bước 3: khoảng hở tại phần cốt thép dầm
Khoảng hở được hiểu là khoảng cách thông thủy tại phần cốt thép dầm. Do đó, khoảng hở không được nhỏ hơn trị số lớn và đường kính cốt thép. Trong khi đổ bê tông, cốt thép phải tuân theo quy định sau:
- Phần cốt thép đặt dưới to bằng 25mm.
- Phần cốt thép đặt trên to bằng 30mm.
- Nếu đặt thành 2 hàng thì cốt thép hàng phía trên phải to bằng 50mm.
- Khoảng hở phía trên phải đảm bảo đầm dùi được đút vào vừa.
Bước 4: bố trí thép dầm
Vị trí giao nhau giữa dầm sàn và dầm khung phải vuông góc. Chính vì vậy, nên đặt cốt thép dầm chính bên dưới cốt dọc dầm sàn để chúng không bị vướng vào nhau. Nếu bố trí cốt thép bên trên dầm sàn thành 2 hàng thì nên cách ra bởi cốt thép của dầm chính sẽ nằm giữa 2 hàng.
Nguyên tắc bố trí cốt thép dầm theo phương dọc
Khác với bố trí cốt thép dầm theo phương ngang, cốt thép được bố trí theo phương dọc cần phải lưu ý một số điều sau:
- Momen dương của phần cốt thép chịu dọc sẽ kéo AS tại phần phía dưới và phần momen âm phía trên.
- Ở những vị trí đặt cốt thép có tiết diện và momen lớn bạn có thể cắt bớt những thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng để giảm số lượng các thanh thép và tiết kiệm tiết diện.
- Sau khi cắt bớt thì phải đảm bảo số thép còn lại vẫn có khả năng chịu lực.
- Phần cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
- Cốt thép chịu lực có thể đặt được một cách độc lập hoặc có thể dễ dàng phối hợp với nhau.
Cách tăng cường thép dầm
Tăng cường thép dầm giúp nền móng công trình được chắc chắn, kiên cố mang đến sự an toàn cho người sử dụng cũng như mọi người xung quanh. Dưới đây là cách tăng cường thép dầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Bố trí cốt thép chịu lực
- Diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu lực trong cấu kiện không được nhỏ hơn các giá trị khác 0.05%.
- Lớp bê tông bảo vệ phải đảm bảo có sự hài hòa, liên kết giữa cốt thép và bê tông ở mọi giai đoạn. Điều này giúp bảo vệ cốt thép không bị ảnh hưởng bởi tác động của ngoại cảnh. Chiều dày lớp bảo vệ cột dọc chịu lực không được nhỏ hơn đường kính của thanh thép. Đối với thanh thép có đường kính Ø≤ 20mm thì abv ≥ 20mm. Còn đường kính có 20mm < Ø ≤ 32mm thì abv ≥ 25mm.
- Khoảng cách giữa 2 thanh thép cần thực hiện theo quy định để đảm bảo việc làm chung của cốt thép và bê tông không làm ảnh hưởng đến việc đổ dầm vữa bê tông. Nếu dầm có độ rộng nhỏ hơn hoặc bằng 80mm thì cốt thép dọc chỉ cần bố trí 1 lớp thép trên và dưới. Nếu dầm có bề rộng lớn hơn 100mm thì khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới không nhỏ hơn đường kính Ø thép và lớn hơn hoặc bằng 25mm.
- Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực cần tiến hành neo chắc đầu mút của nó vào bê tông. Dùng thép tròn trơn có khả năng uốn móc buộc vào khung và lưới sao cho đường kính móc lấy bằng 2.5D.
Nếu đoạn dầm biên gối lên cột hoặc dầm có thép lớn bên trên thì đoạn neo phải lớn hơn hoặc bằng 30Ø và nhỏ hơn hoặc bằng 35Ø. Còn thép lớp bên dưới thì đoàn neo phải lớn hơn 15Ø.
Đối với dầm biên gối lên tường gạch thì đoạn neo của thép lớp bên trên phải lớn hơn 30Ø và của bên dưới lớn hơn 15Ø.
- Cốt thép khi nối phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mômen uốn lớn.
Không được nối thép phía bên trên tại vị trí cột hoặc dầm giao nhau – từ vị trí tim cho tới ¼ nhịp dầm.
Không được nối thép phía bên dưới trong phần dụng dầm – từ ¾ nhịp dầm.
Chiều dài đoạn nối thép không được nhỏ hơn 250mm và phải lớn hơn 30Ø.
- Khi tiến hành cắt cốt thép sẽ có sự khác biệt giữa thép lớp trên và dưới. Đối với thép tăng cường lớp bên trên cho gối cắt ghép lớn hơn hoặc bằng ¼l nhịp dầm kể từ mép gối. Đối với thép tăng cường phía dưới bụng cắt thép nhỏ hơn hoặc bằng 1/5l nhịp dầm kể từ tâm gối nhịp. Và khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép phải lớn hơn h.
- Tại vị trí giao nhau giữa dầm chính và dầm phụ thì việc bố trí thép giữa lớp trên và dưới có thể vướng vào nhau. Do đó, theo nguyên lý truyền tải trọng thì thép trên cùng là thép sàn, tiếp theo là thép dầm phụ và cuối cùng là thép dầm chính. Nếu dầm phụ có 2 lớp thép phía trên thì lớp thép tăng cường sẽ đặt phía dưới dầm chính.
Bố trí thép tăng cường
Nếu chiều cao của dầm lớn hơn 700mm thì đặt thêm cốt giá cấu tạo hai bên với đường kính lớn hơn 12mm cùng với cốt đai tăng cường bổ sung chống phình hay co ngót.
Bố trí thép đai
Đối với dầm, cấu kiện bê tông sẽ đồng thời chịu nén, kéo và lực cắt. Do đó, khi bố trí thép đai phải thoả mãn các điều kiện utt, umax, uct. Bên cạnh đó, cốt đai phải dày hơn ở ¼ nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Ngoài ra, độ dày của lớp bảo vệ cốt đai phải lớn 15mm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tăng cường thép dầm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dầm và nắm vững được những yêu cầu khi thi công để việc tăng cường đạt kết quả tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!