BIỆN PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ PHỐ, BIỆT THỰ

Biện pháp , kỹ thuật thi công là không thể thiếu trong mọi công trình , để công trình được thi công nhanh, chính xác và chất lượng thi chúng ta đề phải có biện pháp , kỹ thuật hợp lý.

Sau đây chúng tôi sẽ gữi đến quý khách biện pháp thi công nhà phố, biệt thư đơn giản và ngắn gọn để quý khách dễ dàng nắm bắt và theo dõi nhà thầu thi công.

I. Công tác mặt bằng thi công và thiết bị thi công

Tùy theo mặt bằng như thế nào mà chúng ta đưa ra biện pháp hợp lý ,dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ , không có rác hay cỏ dại, làm hàng rào bao che, lán trại , lấy tim móc, cao độ, treo biển báo công trình, an toàn lao động và giấy phép xây dựng. Tập kết thiết bị thi công và vật tư thi công.

Ii. Công tác thi công móng

Công trình nhà phố, biệt thự có những loại móng thông thường như sau:

1. Móng đơn.

Dựa vào tim móc và cao độ đã lấy sẵn, công tác đào móng thủ công hay cơ giới tùy thuộc vào mặt bằng thi công.

Móng đơn thông thường cao độ đáy móng sơ với đất tự nhiên là -1.5m hoặc đào xuống lớp đất cứng ( hoặc theo hồ sơ địa chất nếu có)

Sau khi đào và đã xác định cao độ đặt móng , công tác tiếp theo là đầm chặt bằng máy đầm cóc hoặc dầm bàn .độ chặt k theo thiết kế thông thường k=95

Công tác bê tông lót có thể dùng đá 1×2 hoặc đá 4×6 m100, đây là hình ảnh thi công bê tông lót móng, bề dày bt lót là 10 cm.

Công tác thi công tiếp theo là thi công cốp pha móng có thể dùng cốp pha gỗ, sắt hoặc xây bằng gạch ống, thi công thép chịu lực theo đúng bản vẽ thiết kế kê thép đúng kỹ thuật, cấy sắt cột và sau đó định vị lại tim cột, tưới nước rửa hố móng rồi tiến hành đổ bê tông móng , trong quá trình đổ bê tông phải đầm dùi cho bê tông có độ chặt và không bị rỗ.

2 . Móng băng

Công tác đào đất và đầm nén giống như móng đơn, phần thi công cốp pha thi lưu ý phần cốp pha cho dầm móng băng , phải thi công kỹ và chắc tránh tình trạng bị phìn hoặc bị rỗ dầm móng băng.

Công tắc cốt thép thi công theo bản vẽ thiết kế , công tác kê sắt và rửa hố móng tương tự như móng đơn sau đó tiến hành đổ bê tông và dầm dùi cho móng.

3. Móng cọc ép bt cốt thép

Thi công cọc ép theo bản vẽ thiết kế , kích thước cọc thường dùng cho nhà phố, biệt thự là cọc ép btct kích thước cọc 250×250 , 4 cây phi 16 , bê tông đá 1×2 mác 250 , cọc ép ly tâm cường độ cao đường kính d=250-300 mác 600-800

Chiều sâu ép theo thiết kế .

Ép thử tải trước khi ép đồng loạt .

=> Thi công biệt thự đẹp tại TPHCM

Lưu ý đây là biện pháp dùng cho nhà phố, biệt thư thấp tầng , trường hợp thi công những tòa nhà từ 7 tầng trỡ lên thi có phương pháp thi công khác .

Phần đào đất cho móng cọc cũng tương tự , đào tay hoặc cơ giới tùy theo điều kiện mặt bằng thi công sẽ đưa ra phướng án phù hợp.

Công tác đục đầu cọc để liên kết với đài móng , đục đầu cọc theo cao độ thiết kế , lưu ý trước khi đục phải cắt viền theo chu vi của cọc để tránh làm bể cọc .

Hình anh minh họa cho 2 trường hợp :

Cọc đã được cắt trước khi đục

Cọc chưa cắt trước khi đục

Công tác cốt thép cốt pha tương tự như 2 móng trên .

Lưu ý nên tránh thi công đường ống thoát nằm trong đài móng

Iii. Công trình ngầm

1. Hầm từ hoại

Xác định cao độ hầm và thi công đào đất cũng giống như phần móng nhà .

Phần bê tông lót , và móng của đấy bể tương tự phần móng nhà

Xây thành bể tường dày 200 , bằng gạch ống, theo kích thước bản vẽ thiêt kế , đặt ống thoát theo cao độ bản vẽ , bể được chia thành 3 ngăn , bể chứa , lắng, lọc tô trát hoàn thiện mặt trong thành bể , chống thấm bằng phụ gia hoặc kéo hồ dầu đặc.

Thi công nắm hầm bằng bê tông cốt thép , kích thước theo bản vẽ .

2. Hố ga thoát nước tương tự như hầm .

Hệ thống chống hôi được thi công lắp đặt tại hố ga .

Lưu ý : hệ thống ống thoát không nên đi xuyên đà kiềng, dầm móng, đài móng ảnh hướng đến khả năng làm việc của các cấu kiện.

Iv. Thi công hệ đà kiềng, đà giằng.

1. Xác định cao độ đà kiềng theo bản vẽ thiết kế

Thi công ban đất hoặc đào đất đúng cao độ

Thi công lớp bê tông lót , cốt thép , cốp pha theo bản vẽ

Kiễm tra , vệ sinh kỹ lưỡng cổ cột , tưới nước và tưới hổ dầu , sau đó đổ bê tông, dầm dùi kỹ .

V. Thi công hệ khung ngôi nhà.

Sau khi thi công xây dựng phần chìm, chúng ta sẽ tiến hành phần nổi ( cột , dầm, sàn , cầu thang , xây bao che)

1. Thi công phần cột

Xác định lại tim cột , ke cho vuông góc .

Xác định cao độ sàn tầng trệt từ đó cho gia công cốt thép. Lắp dựng cột thép theo bản vẽ ,

Thi công lắp dựng cốt pha , điều chỉnh độ thẳng đứng của cột , không được vượt quá 1.5 cm

Xác định cao độ đổ bê tông cột, vệ sinh đầu cột thật sạch , dùng hồ dầu hoặc phụ gia để liên kết với bê tông cũ và mới.

2. Phần thi công dầm sàn bê tông cốt thép .

– Công tác lắp dựng cốt pha

Xác định cao độ dầm và kích thước dầm dựa vào bản vẽ thiết kế dầm sàn .

Thi công lắp dựng ván khuôn cho dầm , kiễm tra cao độ thăng bằng , tim trục , vị trí dầm đặt lên đầu cột, dầm phụ , dầm cho sàn âm .

Hệ chống đỡ cho dầm dùng cây chống tăng bằng sắt .

Lắp dựng hệ thống đỡ cốp pha cho sàn , dùng hệ chống đỡ giàn giáo 1.5 m, 1.7 m tùy theo cao độ , hệ xà gồ 2 lớp theo hệ chống nhà cao tầng nên đảm bảo an toàn tuyệt đối khi áp dụng cho nhà phố tải trọng nhỏ .

Hệ xà gồ 40x80x1.4 ( lớp 1)

Hệ xà gồ 40×40, 50×50 , (lớp 2)

Tôn lợp sàn .

– Công tác thi công lắp đặt cốt thép

Gia công cốt thép chịu lực , thép đai và lắp dựng cốt thép cho hệ dầm sàn .

Lắp dựng cốt thép dầm trước , thép sàn sau theo bản vẽ thiết kế

Sau đó dùng cục kê sắt cho thép dầm và sàn, mục đích kê sắt là để khi đổ bê tông , thì bê tông có thể lọt qua và bao phủ lấy sắt. Thông thường kê sàn là 1.5 cm , kê dầm là 2.5 cm theo tcvn.

Sau khi đã hoàn thành phần sắt và phần ghép cốp pha , ta tiến hành cho thi công phần chờ của điện nước .

– Tiến hành đặt ống thoát nước sàn , ban công, toilet …

Đặt ống luồn dây điện thông lên tầng sử dụng ống cứng

– Công tác đổ bê tông sàn

Tiến hành kiểm tra cốp thép , chỉnh sữa thép

Kiễm tra lại hệ cây chống , hệ cốp pha sao cho kính ko được hỡ quá lớn .

Cần tăng cường thêm cây chống để quá trình đổ bê tông cho an toàn

Dọn vệ sinh sạch sẽ , xịt nước rửa sắt

Tiến hành đổ bê tông kiễm tra độ sụt , mác … ( nếu là bê tông tươi nhà máy)

3. Công tác xây tường.

– Lấy tim, mực để chuẩn bị cho công tác xây tường . Để xây tường thẳng , không bị cong thông thường ta dùng dây nhợ, hoặc những bức tường ngắn thì dùng thước nhôm 2m.

– Vệ sinh sạch sẽ , trét hồ dầu cột và dầm chuẩn bị xây cho liên kết với cấu kiện btct tốt hơn.

– Xây kè chân 3 lớp gạch đinh sau đó mới xây gạch ông lớp thứ 4 . Đây cũng là điểm mà đa số nhà thầu kể cả nhà thầu nào uy tín cũng không làm . Mục đích là chân tường hay ẩm , tăng độ cứng cho chân tường. Chống mục.

Nếu xây tường 20 cm thì cứ 5 lớp gạch ống ta lại kè ngang 1 lớp gạch đinh để liên kết 2 bức tường 10 cm lại.

Những bức tường nào dái quá 5m phải có bổ trụ cột để cho bức tường thêm chắc chắn và chống nứt tường.

– Lưu ý : sau khi xây xong dùng chổi quét sơ qua , và tưới ẩm tường sau 3-4h để tường được chắc chắn.

4. Công tác tô trát tường.

– Trước khi tô thì công tác thi công điện nước âm tường đã hoàn thành. Những vị trí ống âm tường phải được trát kín hồ và đóng lưới mác cáo chống nứt cho tường, đóng lưới vị trí giao nhau những đà và tường. Những vị trí này thường gây nứt tường.

– Ghém tường để tô trát tường phẵng hơn.

-Bùi Gia-