Bản vẽ đài móng cọc ép nhà dân đầy đủ 2021

Để xây dựng được một công trình vững chắc thì việc đặt nền móng là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều dạng móng tùy thuộc vào chức năng và kích thước công trình, một loại móng được ứng dụng rất lớn trong các công trình cao tầng là móng cọc. Vậy móng cọc là gì? Bản vẽ thiết kế móng cọc ép nhà dân đầy đủ là như thế nào? Hãy cùng CityA Homes đi tìm câu trả lời ngay nhé!

Móng Cọc Là Gì
Móng Cọc Là Gì

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như một sự hỗ trợ ổn định cho các cấu trúc được xây dựng trên nó. Móng này thường được sử dụng cho các kết cấu lớn và áp dụng trên nền đất yếu, thường xuyên bị sạt lở hay có độ sụt lún nhiều cần có phần hỗ trợ ổn định, đảm bảo an toàn và chắc chắn.

Móng cọc gồm hai thành phần chính là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc:

  • Cọc là phần thân có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất. Nhằm có định kết cấu của cơ sở hạ tầng, đảm bảo công trình không bị nghiêng lệch hay sụt lún.
  • Đài cọc: phần này chuyên dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc. Từ đó kết cấu căn nhà được vững chắc hơn.

Đặc điểm, cấu tạo của móng cọc

Một móng cọc cơ bản gồm 2 thành phần chính là cọc và đài cọc

Cọc

Cọc là kết cấu có kích thước chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất nhằm truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn, đảm bảo cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định. Cấu tạo móng cọc bao gồm:

  • Cọc gỗ
  • Cọc bê tông cốt thép
  • Cọc thép
  • Cọc hỗn hợp

Đài cọc

Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố đều tải trọng của công trình lên các cọc. Thi công đài cọc cần lưu ý:

  • Khoảng cách e giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D…
  • Độ sau chôn cọc trong đài phải lớn hơn 2D và không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.
Cấu Tạo Móng Cọc
Cấu Tạo Móng Cọc

Móng cọc có ưu điểm và nhược điểm gì

Ưu điểm

  • Móng cọc là loại móng đâm sâu vào lòng đất vì thế móng cọc rất chắc chắn. Nó có thể sử dụng trên nền đất yếu có độ bền tốt, phù hợp với nhà phố cao tầng.
  • Thời gian thi công nhanh, ép cọc thi công trong ngày. So với móng băng thì việc thi công móng bằng sẽ nhanh hơn rất nhiều.
  • Có thể dễ dàng nâng tầng nếu ép cọc chịu đủ tải trọng.
  • nhiều phương pháp ép đa dạng, phù hợp với nhiều địa hình khác nhau. Với hẻm từ 1m6 đến 4m và bề ngang nhà từ 3m – 4m có thể thi công cọc ép neo. Hẻm lớn 4m xe tải có thể dễ dàng thi công cọc ép tải.
  • Cọc ép neo có thể chịu tải từ 40 đến 60 tấn, cọc ép tải có thể chịu tải trên 60 tấn.
  • Cọc khoan nhồi chịu tải tốt phù hợp với nhà cao tầng và chung cư.

Nhược điểm

  • Chi phí thi công ép cọc cao phụ thuộc vào số lượng tim cọc và độ sâu của cọc. Tính riêng so với móng không nằm trong báo giá xây nhà hoàn thiện trọn gói.
  • Đối với những vùng đất cứng thì việc thi công ép cọc rất khó hực hiện.
  • Hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công vì máy ép cọc không thể vào được.
  • Chi phí cọc khoan nhồi cao hơn rất nhiều cọc ép tải.
  • Khi thi công ép cọc sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà kế bên.
  • Cọc ép neo số lượng tim cọc sẽ nhiều cọc ép tải vì khả năng chịu tải yếu hơn, do đó chi phí sẽ cao hơn.

Phân loại móng cọc

Móng cọc đài thấp

Là loại móng có thiết kế đài cọc nằm dưới mặt đất, loại móng này sẽ được đặt sao cho lực ngang của kết cấu móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng hoàn toàn chịu nén không chịu tải trọng uốn.

Móng cọc đài cao

Là loại móng có kết cấu đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Khác với móng cọc đìa thấp, móng cọc đài cao chịu cả hai tải trọng nén và uốn. Lúc này toàn bộ tải trọng ngang và đứng đều do các cọc trong móng chịu tải.

Móng cóc được tạo nên từ những loại vật liệu nào?

Những Loại Vật Liệu Tạo Nên Móng Cọc
Những Loại Vật Liệu Tạo Nên Móng Cọc

Móng cọc thép

Đây là mẫu cọc thông dụng nhất, thích hợp cho cả công trình tạm thời và dài lâu. Nổi bật với diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao giúp cọc dễ dàng được cắm sâu và chắc chắn vào nền đất. Tuy nhiên điểm trừ của loại móng này là dễ bị ăn mòn, nếu gia chủ không xử lý tốt sẽ xảy ra hiện tượng bị ăn mòn sắt gây ảnh hướng đến độ bền vững của công trình.

Móng cọc bê tông

Cấu tạo từ 1 khung thép và lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 – 6m. Là loại cọc có cấu tạo từ 1 khung bằng thép và đổ một lớp bê tông, với giá thành hợp lý, chi phí thi công, vật liệu thông dụng và cũng tương đối rẻ do đó nó đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Móng cọc khoan

Là cọc được hình thành bằng cách đưa một mũi khoan lớn vào đất nền cắm sâu vào lòng đất tạo ra một lỗ hổng, sau đó tiến hành đưa cọc vào khoảng trống đó. Được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống trực tiếp. Đây cũng được gọi là cọc cố định, không di chuyển như các loại cọc khác.

Móng cọc ma sát

Giúp truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất xung quanh. Từ đó nén lực tạo điểm cố định trong lòng đất để giữ cân bằng trong quá trình thi công xây dựng nhà… Cọc được định hướng đến 1 độ sâu nhất định mà có thể đảm bảo sức chứa được phát triển ở phía trên cọc bằng với tải trọng đến trên cọc.

Móng cọc gỗ

Đây là loại vật liệu, là phương pháp thi công cơ bản, đầu tiên và thông dụng nhất. Có thể dùng các loại cọc gỗ như: cừ tràm, bạch đàn,… Cọc không chỉ có chi phí thấp mà còn rất thích hợp với nền đất yếu, bùn và độ sạt lở cao. Tuy nhiên, chỉ thích hợp với công trình nhỏ.

Cọc composite

Cọc Composite hay còn gọi là cọc đồng Composite, đây là loại cọc có sự kết hợp của các vật liệu khác nhau. Ví dụ, một phần của cọc cừ tràm được lắp đặt trên mặt đất nước có thể bị đe doạ đến sự tấn công và phân hủy của côn trùng. Vì vậy, để tránh điều này, cọc bê tông hoặc thép được sử dụng trên mực nước ngầm trong khi gỗ được lắp đặt dưới mực nước ngầm.

Cọc điều khiển

Cọc điều khiển hay còn gọi là cọc di chuyển bởi trong quá trình cắm cọc vào đất, đất được chuyển động một cách thẳng đứng khi trục cọc rơi xuống đất, điều này có thể tồn tại một thành phần chuyển động của đất theo hướng thẳng đứng. Do đó cọc được coi là cọc di chuyển.

Khi nào nên sử dụng móng cọc?

Móng Cọc Là Gì
Móng Cọc Là Gì

Muốn cho móng nhà được chắc chắn và bền vững thì phải lựa chọn được loại móng phù hợp nhất. Những tình huống bạn nên xây dựng móng cọc là:

  • Khi nền đất có mực nước ngầm cao.
  • Tải trọng công trình nặng và không thống nhất từ ​​cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
  • Khi nền đất có khả năng thay đổi do vị trí của nó gần lòng sông hoặc bờ biển…
  • Khi đào đất không thể đạt tới độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém.
  • Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.

Thiết kế móng cọc như thế nào?

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

  • Căn cứ vào địa hình thi công xây dựng mà ta lựa chọn cọc phù hợp tiêu chuẩn. Đây là yếu tố quyết định mà chúng ta cần xem xét trước tiên. Cọc phải phù hợp với yêu cầu kết cấu, có khả năng chịu lún, chịu lực tốt. Cần xem xét kỹ lường hình thức kết cấu ngôi nhà, mối quan hệ các tầng, độ cứng và tải trọng cần xem xét kỹ.
  • Phân tích về kinh tế kỹ thuật toàn diện với mọi phương án thiết kế. Không nên nhìn về khả năng chịu lực cọc hoặc giá thành mà chúng ta bỏ qua những lợi ích kinh tế cho công trình.

Thiết kế móng cọc đài thấp

Khi thi công đài móng thấp cần thực hiện các tính toán sau:

  • Kích thước của cọc và của đài cọc
  • Xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn
  • Sợ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng
  • Bố trí cọc trong nền móng

Tính toán kiểm tra phải thỏa các điều kiện sau:

  • Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất, sức chịu tải của nền đất mũi cọc
  • Tính toán móng cọc theo trạng thái thứ 2, kiểm tra độ lún, chuyển vị ngang
  • Tính toán móng cọc theo trạng thái thứ 3, tính toán cọc theo quá trình chịu lực do vận chuyển, treo cọc

Thiết kế móng cọc nhà dân

Móng cọc nhà dân thường sử dụng cho các công trình kẹp khe trên phố và những công trình nhà thấp bình thường. Kết cấu móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật sử dụng cho công trình kẹp khe nền yếu để giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề. Trên thị trường có 2 loại cọc bê tông phổ biến như sau:

  • Loại cọc bê tông tròn Ly Tâm: Cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D400, D350, D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800
  • Loại cọc bê tông cốt thép Vuông: Cọc vuông có các loại cọc 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 thông thường và phổ biến

Thiết kế móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm sử dụng cho đất nền yếu có diện tích nhỏ, độ dài cọc cừ tràm thường có chiều dài từ 3m đến 6m. Mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1 m2. Sử dụng móng cừ tràm cần chú ý tới địa thế xung quanh. Bởi cừ tràm ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm, tích đọng.

Các phương pháp tính toán móng cọc

Bảng excel tính toán móng cọc

Móng phải được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn để khi thi công công trình để không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ. Nền móng chính là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống. Hơn nữa còn là nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu dưới lòng đất,… Đây là bộ phận quyết định cho sự bền vững, kiên cố, nền tảng nâng đỡ cả công trình. Do đó cần phải tính toán thật cẩn thận và chính xác. Nên lập bảng excel để thực hiện tính toán một cách dễ dàng.

Quy trình tính toán móng cọc

Quy trình tính toán móng cọc bao gồm:

  • Tính khả năng chịu tải của cọc đơn và khả năng chịu tải của nhóm cọc.
  • Tính toán kết cấu móng.
  • Ước tính lún của móng cọc và ước tính lún của cọc đơn.
  • Phân tích nội lực tính toán trong móng cọc dựa trên sơ đồ kết cấu cứng.

Tính toán móng cọc đài thấp

Tính Toán Móng Cọc đài Thấp
Tính Toán Móng Cọc đài Thấp

Tính toán móng cọc ép

Tính Toán Móng Cọc ép
Tính Toán Móng Cọc ép

Tính toán móng cọc cừ tràm

Đây là phương pháp phổ biến được các nhà thầu xây dựng sử dụng

Số lượng cọc cừ tràm thi công trên 1m2 được tính heo công thức:

n = 4000(e0 – eyc)( πd2(1 + e0))

Trong đó:

  • n: số lượng cọc
  • d: đường kính cọc
  • e0: độ rỗng tự nhiên
  • eyc: độ rỗng yêu cầu

Từ công thức trên ta thấy:

  • Đất yếu có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60, cường độ R0 = 0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.
  • Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8, cường độ R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.
  • Đất yếu có độ sệt IL > 0,80, cường độ R0 < 0,5 kg/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.

Tính toán móng cọc khoan nhồi

Tính Toán Móng Cọc Khoan Nhồi
Tính Toán Móng Cọc Khoan Nhồi

Quy định khi thiết kế móng cọc

Tiêu chuẩn chung: Kiểm tra địa hình thi công để tiến hành chọn mô hình thiết kế cọc sao cho phù hợp nhất. Bởi tùy thuộc vào loại đất, đá ở mỗi khu vực thì sẽ có phương án sử dụng cọc riêng. Tiếp theo cần tính toán đến khả năng chịu lực, độ sụt lún, tải trọng… Do đó không nhất thiết công trình nào cũng phải dùng bê tông cốt thép.

Móng cọc nhà dân: thông thường móng cọc nhà dân là những công trình nhỏ, nên thưởng sử dụng bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật sử dụng cho công trình kẹp khe nền yếu. Cần chú ý giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.

Móng cọc đài thấp: Trước khi thi công móng cọc đài thấp cần chú ý các bước sau:

  1. Kích thước của cọc và của đài cọc
  2. Xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn
  3. Sợ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng
  4. Bố trí cọc trong nền móng

Móng cọc cừ tràm: Mẫu thiết kế này thường được ứng dụng ở những vùng đất trầm, ngập, có diện tích nhỏ, độ dài cọc cừ tràm thường có chiều dài từ 3 m đến 6 m. Mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1 m2. Sử dụng móng cừ tràm cần chú ý tới địa thế xung quanh. Bởi cừ tràm ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm, tích đọng.

Một số bản vẽ móng cọc

Bản vẽ đài móng cọc

Bản Vẽ đài Móng Cọc
Bản Vẽ đài Móng Cọc

Bản vẽ móng cọc ép nhà dân

Bản Vẽ Móng Cọc ép Nhà Dân
Bản Vẽ Móng Cọc ép Nhà Dân

Bản vẽ móng cọc bê tông

Bản Vẽ Móng Cọc Bê Tông
Bản Vẽ Móng Cọc Bê Tông

Bản vẽ móng cọc nhà phố

Bản Vẽ Móng Cọc Nhà Phố
Bản Vẽ Móng Cọc Nhà Phố

Bản vẽ móng cọc cừ tràm

Bản Vẽ Móng Cọc Cừ Tràm
Bản Vẽ Móng Cọc Cừ Tràm

Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

Chuẩn bị trước khi thi công

  • Trước khi tiến hành thi công cần phải kiểm tra thật kĩ khu đất để đảm bảo mọi yêu cầu kĩ thuật an toàn trong quá trình thi công móng cọc. Đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải bằng phẳng không gồ ghề lồi, lõm.
  • Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc bê tông.
  • Xác định vị trí ép móng cọc thông qua công tác định vị và giác móng.Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân, chỉnh.
  • Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy trình và vị trí thiết kế, đảm bảo về công năng của thiết bị và độ an toàn của con người thi công.

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép tiêu chuẩn

  1. Ép cọc đầu tiên:
    1. Tiến hành ép cọc đầu tiên C1, dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đứng không nghiêng và đầu trên phải được gắn thanh định hướng của thiết bị máy.
    2. Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.
    3. Áp lực tăng một cách chậm đều để cho cọc C1 xuyên sâu vào trong đất. Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
    4. Trường hợp lỗi kĩ thuật thanh cọc ép bị nghiêng thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay.
  2. Kiểm tra:
    1. Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc.
    2. Khi được ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2.
    3. Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc C2. Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc C2 trùng với trục đoạn mũi cọc C1, độ nghiêng cho phép không quá 1%.
    4. Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.
    5. Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế. Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.
    6. Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên tới lớp đất cứng hơn, cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi cho phép.
  3. Ép tâm: Khi đoạn cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, sử dụng thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế. Đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho các cọc khác.
  4. Chuyển qua ép cọc thứ 2:
    1. Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc.Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất, dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.
    2. Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 được đặt trước ở hố móng thứ 2.Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện:
    3. Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
    4. Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

Bản vẽ thiết kế móng cọc ép nhà dân đầy đủ

Mặt Bằng định Vị Móng Cọc
Mặt Bằng định Vị Móng Cọc
Mặt Bằng đại Móng, Dầm Móng
Mặt Bằng đại Móng, Dầm Móng

Biện pháp thi công

Biện pháp thi công móng cọc ép

Biện pháp thi công móng cọc ép bao gồm các công đoạn như sau:

  • Khảo sát về trắc địa công trình chuẩn bị thi công
  • Chuẩn bị mọi vật tư thi công ép cọc
  • Thiết bị thi công xây dựng bê tông
  • Trang bị máy ép cọc bê tông

Biện pháp thi công móng cọc

Biện pháp thi công móng cọc bao gồm các công đoạn như sau:

  • Khảo sát và thi công đóng cọc
  • Đào hố xung quanh móng
  • Làm bằng phẳng mặt bằng đáy móng
  • Đổ đá hoặc bê tông để lót
  • Kiểm tra cao độ khi lót móng
  • Cắt đầu cọc và đổ bê tông
  • Đổ bê tông lót
  • Ghép các cốp pha móng
  • Đổ bê tông móng
  • Tháo cốp pha móng

Báo giá thi công móng cọc

Bảng chi phí ép cọc bê tông cốt thép nhà dân ở trên phố

Giá nhân công ép NEO Giá nhân công ép tải TH1: KG thi công > 300md: Nhân công ép 40.000-50.000/md TH1: KG thi công > 1.000md: Nhân công ép 50.000-60.000/md TH2: KG thi công <= 300md: Nhân công ép 12tr-15tr/Lô TH2: KG thi công <= 1.000md: Nhân công ép 70tr-90tr/Lô

Đơn vị thi công móng cọc uy tín tại Đà Nẵng

Hy vọng với những chia sẻ của CityA Homes có thể giúp các bạn hiểu được móng cọc là gì? có cấu tạo và phân loại ra sao? Móng nhà là nền tảng vững chắc cho cả công trình, do đó hãy tìm hiểu chúng thật cẩn thận nhé!

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!