Bản vẽ nhà vệ sinh gia đình dễ hiểu nhất

Nhà vệ sinh thông thường được thiết kế vào các vị trí “góc chết” như dưới gầm cầu thang, các khu vực đất méo hay hiện nay các kiến trúc sư thường lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ để thuận tiện cho việc sinh hoạt của chủ nhà.

Tùy vào diện tích đất và nhu cầu sử dụng, nhà vệ sinh sẽ có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên dù kích thước có như thế nào thì chúng ta cũng phải đảm bảo được chức năng chính của căn phòng này đó là vệ sinh và tắm rửa.Dưới đây là bản vẽ nhà vệ sinh gia đình dễ hiểu nhất

Trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ điểm qua một số thiết kế nhà vệ sinh thường gặp với các diện tích khác nhau từ nhỏ đến lớn, từ đó bạn có thể dễ dàng áp dụng vào căn hộ của gia đình

Xem thêm: Cách đặt ống bể phốt đơn giản hiệu quả tốt nhất

Bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh với các kích thước thông dụng và bản vẽ nhà vệ sinh trường học

Bản vẽ nhà vệ sinh cơ bản
Bản vẽ nhà vệ sinh cơ bản

Thiết kế chung của các nhà vệ sinh

Việc bố trí các thiết bị vệ sinh có thể thay đổi phù hợp với từng diện tích khác nhau. Ở đây mình chỉ nói đến việc hoàn thiện phần thô.

  • Theo đó gạch lát nền nhà sẽ sử dụng kích thước 20 x 20 cm vì nền nhà có diện tích tương đối nhỏ, chống trơn trượt màu sắc tùy bạn lựa chọn.
  • Gạch ốp tường có thể sử dụng 20×20 cm hoặc 20×30 cm
  • Phần sát trần sẽ sử dụng sơn để sơn chứ không ốp gạch lên sát trần.
  • Tất cả các phòng đều phải có quạt thông gió

Dưới đây là 1 số mẫu cụ thể của các gia đình

Mẫu thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ của nhà anh Bằng- Hải Dương

Mẫu nhà vệ sinh này có hình dạng vuông, kích thước nhà vệ sinh là 2.75x 2.76m.

mặt bằng nhà vệ sinh
mặt bằng nhà vệ sinh

Hình ảnh: Mẫu mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ

Trong mỗi hồ sơ thiết kế nhà ở, biệt thự, chi tiết nhà vệ sinh đều được kĩ thuật, kết cấu, điện nước tính toán rất hợp lý và chính xác. Mặt bằng nhà vệ sinh thể hiện toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất, đường điện nước trong nhà vệ sinh. Trong bản vẽ thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh, chú thích thiết bị, vật liệu, thống kê các loại thiết bị được thực hiện hoàn thiện trong mẫu mặt bằng nhà vệ sinh. Nền WC được lát gạch nhám 40×40. Hiện nay, rất nhiều gia đình yêu cầu lựa chọn loại vật liệu xây dựng này: vật liệu nhám. Khi thiết kế hồ sơ chi tiết, loại vật liệu này được áp dụng khá phổ biến, vì vậy thì nên chú ý độ nhám vừa phải để không bị bám dơ, khó chùi rửa. Do sàn phòng tắm thường xuyên tiếp nhận nhiều hóa chất tẩy rửa nên chọn vật liệu có độ bền cao, không bị ố màu vì mài mòn. Điều này cũng được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình thiết kế và thi công nhà ở trọn gói.

Mặt bằng thiết kế nhà vệ sinh
Mặt bằng thiết kế nhà vệ sinh

Diện tích nhà vệ sinh lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhu cầu và diện tích đất sử dụng của ngôi nhà. Tùy theo diện tích lớn hay nhỏ mà kích thước, diện tích nhà khác nhau có những diện tích sử dụng khác nhau. Diện tích nhà vệ sinh nhỏ có thể từ 1,2 đến 4m2. Còn nhiều mẫu biệt thự diện tích rộng lại có diện tích nhà vệ sinh rộng từ 5 đến 8m2 tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.

  • Vị trí chiều cao vòi sen: vòi sen vừa tầm tay khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì khi với tay bạn có thể gặp sự cố an toàn.
  • Vị trí thiết bị phụ: Lắp các thiết bị phụ như giấy toilet không quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.
  • Nhiều gia đình vì muốn có cảm giác thiên nhiên cũng hay trồng nhiều cây cối trong phòng tắm. Nếu không khéo trong việc chăm sóc cây và vệ sinh phòng tắm thì điều này cũng dễ tạo môi trường thuận lợi tích tụ muỗi và vi khuẩn.
  • Lót sàn gỗ cũng không thích hợp nhưng có thể chọn lót gỗ cho khu vực khô. Nên chọn những loại gỗ chịu được nước như căm xe, HDF (gỗ nhân tạo).
  • Mọi người đang thích thiết kế phòng tắm trực tiếp ngoài trời. Tuy nhiên, phòng tắm là nơi ẩm thấp, nếu để ngoài trời thì muỗi, côn trùng rất dễ bay vào. Và như vậy chúng ta bảo dưỡng phòng tắm cũng rất mệt.

Mẫu hồ sơ thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ số 2: Nhà anh Tâm ở Hà nội

Mặt bằng nhà vệ sinh và chi tiết hộp kĩ thuật
Mặt bằng nhà vệ sinh và chi tiết hộp kĩ thuật

Do những đặc điểm của văn hóa và thói quen sinh hoạt chung của người Việt Nam, phòng vệ sinh cần có diện tích sử dụng đủ để cho việc sinh hoạt, tắm rửa, giặt giũ và đi vệ sinh. Chính vì thế mà diện tích sử dụng của phòng vệ sinh được đảm bảo. Bạn có biết chiều cao trung bình của người Việt khoảng 1m62. Thì những thiết bị nhà vệ sinh cần được thiết kế với kích thước và chiều cao phù hợp nhất đối với thói quen sinh hoạt của người Việt. Chính vì thế khi thiết kế cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng để phòng vệ sinh được thực hiện đẹp và hoàn thiện nhất.

Chú ý về độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh: Độ dốc của sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc để thoát nước tốt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1.5 đến 2cm. Tuy nhiên, nếu phòng có diện tích nhỏ thì độ dốc có thể nhỏ hơn để phù hợp với diện tích sử dụng của nhà vê sinh. Trong bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh, khi thiết kế và thi công, nếu độ dốc không đủ thì nước sẽ không kịp thoáy và việc ứ đọng nước sử dụng lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng bẩn, tạo ra lớp bám bẩn cho căn phòng vốn dĩ đã ẩm ướt này. Một phần, nếu như nhà vệ sinh thoát nước không kịp bên cạnh việc xử lý chống thấm không đảm bảo thì sẽ rất nguy hiểu cho kết cấu về lâu về dài của một công trình nhà ở nào đó. Nếu như phòng vệ sinh mà đặt ở các tầng trên thì việc thấm nước có thể dễ dàng xảy ra, tường trần tầng dưới sẽ bị thấm và gây ra hiện tượng ố vàng cho không gian tầng dưới, vừa gây mất thẩm mỹ, lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Chi tiết hộp kĩ thuật
Chi tiết hộp kĩ thuật

Chú ý code sàn nhà vệ sinh: Code sàn nhà vệ sinh thấp hơn code sàn nhà bình thường từ 1 đến 2 phân. Nếu mặt bằng sàn nhà vệ sinh bằng hoặc cao hơn thì nên xây 1 hàng gạch trước cửa nhà vệ sinh để nước không bị tràn ra ngoài trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, khi thiết kế và xây dựng nên hạn chế thiết kế sàn nhà vệ sinh là sàn lật hoặc sàn âm. Tuy là sẽ đẹp về mặt thẩm mỹ kiến trúc nhưng nếu có sự cố về ống nước thì khó cho việc khắc phục và sửa chữa sau này.

Mặt bằng trần cũng được chú thích thiết bị, chú thích vật liệu, thống kê thiết bị WC, và chú thích kích thước rõ ràng đối với mỗi công trình nhà ở. Nếu là nhà cao tầng, đặc biệt là nhà phố, khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh phải được thiết kế thẳng nhau để đảm bảo các yêu cầu về mặt kĩ thuật, cũng như các đường ống nước, điện,… Do đó, cũng cần chú ý đến các mặt bằng trần không bị ẩm, thấm sẽ gây ra hiện tượng rêu mốc, mùi khó chịu.

Mặt cắt thể hiện được cách thức lắp đặt, các chi tiết liên quan đến chiều cao, kích thước và vị trí lắp đặt các thiết bị WC trong phòng. Nhìn vào mặt cắt chi tiết mẫu thiết kế nhà vệ sinh, việc lắp đặt các chi tiết nhà vệ sinh, lavabo, châu rửa mặt, gương nhà vệ sinh đều được thực hiện một cách chi tiết và khoa học. Độ cao lắp đặt của lavabo từ khoảng 80 đến 85cm để tránh bị văng nước, không nên làm thấp hơn vì như thế sẽ bị cảm giác mỏi lưng khi cúi xuống.

Chậu rửa (lavabo) thuộc khu vực khô trong nhà vệ sinh, do vậy nên bố trí gần cửa, không nên bố trí sâu trong phòng vệ sinh. Chiều cao đặt chậu tính từ mặt sàn đến mặt chậu: đối với người lớn là 0,8-0,85m, trẻ em là 0,5-0,6m. Kích thước này thì rất thích hợp cho người Việt Nam.

Bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh
Bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh