Cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng? Phương pháp cán nền nào nhanh chóng, dễ dàng, các bước cán nền được thực hiện ra sao? Trong bài viết này BILICO sẽ giải đáp chi tiết cho quý vị. Cùng theo dõi nhé!
Cán nền là gì?
Cán nền hay láng nền là việc thực hiện sử dụng vữa, hồ để làm phẳng về mặt sàn, nền vừa thi công. Khâu này rất quan trọng không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà còn tính thẩm mỹ của công trình:
- Hạn chế nứt vỡ vật liệu ốp lát do chênh lệch hệ số giãn nở
- Chịu lực và hấp thụ lượng nhiệt từ gạch
- Tăng khả năng kết dính giữa gạch lát với mặt sàn
- Hạn chế chống thấm nước vào sàn bê tông
Việc cán nền đổi hỏi các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, tỉ lệ trộn vữa, lượng bê tông sử dụng,… Trong phần sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này!
Cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng?
Trước khi thi công đòi hỏi cần tính toán được thực hiện cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng. Để tính toán được thông số này cần xác định được định mức cán nền 1m2 hay tỉ lệ trộn vữa cán nền đạt chuẩn. Theo tính toán của các kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm thì định mức này cụ thể như sau:
Cán 1m2 nền độ dày 2cm
- Mác vữa 50: 6,74kg xi măng + 0,031m3 cát vàng + 7,3l nước
- Mác vữa 70: 9,24 kg xi măng + 0,03m3 cát vàng + 7,3l nước
Cán 1m2 nền dày 3cm
- Mác vữa 50: 12,78kg xi măng + 0,043m3 cát vàng + 10,1l nước
- Mác vữa 70: 16,3 kg xi măng + 0,041m3 cát vàng + 10,1l nước
⇒ Như vậy, cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng phụ thuộc vào độ dày mỏng và mác vữa sử dụng:
- Cán nền diện tích 1m2 với độ dày 2cm: Mác vữa 50 cần dùng 6,74kg xi măng; mác vữa 75 dùng 9,24 kg xi măng
- Cán nền diện tích 1m2 với độ dày 3cm: Mác vữa 50 cần dùng 12,78kg xi măng; mác vữa 75 dùng 16,3 kg xi măng.
Các phương pháp cán nền phổ biến nhất?
Hiện nay, người ta áp dụng các phương pháp cán nền khác nhau sử dụng các phương tiện, trang thiết bị hiện đại. Dưới đây là các cách bạn có thể tham khảo. Giúp quá trình thực hiện đơn giản, nhanh gọn, đạt được hiệu quả cao.
Cán nền bằng thước nhôm
Thước nhôm là thiết bị quen thuộc sử dụng trong các công trình xây dựng hiện nay. Cán nền bằng thước nhôm thực hiện đơn giản, có chi phí thi công thấp khoảng 10.000 – 12.000đ/m2. Tuy nhiên điểm hạn chế cảu phương pháp này là độ bằng phẳng bề mặt cũng như khó kiểm soát được mức độ rung chấn.
Cán nền bằng thước cán chuyên dụng
Thước cán được thiết kế với bộ phận tạo rung động có chức năng làm tăng kết cấu bề mặt bê tông, tăng độ nén. Chi phí sử dụng phương pháp này cũng không cao, khoảng từ 12.00- 15.000đ.m2 nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Cán nền bằng máy đầm
Máy đầm được thiết kế thông minh hiện đại, sử dụng trong các công trình, dự án lớn. Thiết bị được cố định trên 1 đường ray hạn chế độ rung của bề mặt bê tông. Ưu điểm của phương pháp này là lớp nền phẳng, không bị dốc. Tuy nhiên thì mức chi phí cao hơn, đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện, lắp đặt hệ thống máy móc phức tạp.
Cán nền sử dụng thước laser công nghiệp
Đây cũng là phương pháp cán nền khá phổ biến với các ưu điểm vượt trội so với phương pháp cũ như bề mặt thi công đạt chuẩn, mặt nghiêng chính xác, các sai số thấp. Giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư và rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình.
Các bước thực hiện láng nền xi măng chuẩn
Qua trình thi công cán nền xi măng cần được chuẩn bị kỹ lượng và thực hiện chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn từ chuyên gia của Bilico dưới đây.
Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu như xi măng, cát, nước, các dụng cụ như thước, bay,…
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần cán nền, loại bỏ các lớp xi măng dính trên bề mặt
- Chống thấm đối với nền ở khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp
- Làm ẩm nền và quét 1 lớp hồ dầu lên bề mặt sàn. Giúp tạo độ liên kết tốt với vữa
- Thực hiện chuẩn kỹ thuật với định mức, mác vữa và độ dày cán nền phù hợp.
Thực hiện
- Bước 1:Khôi phục độ chuẩn cho bề mặt nền. Đảm bảo có độ cao chuẩn với quá trình trắc đạc bật mực, độ cao chuẩn là >1m tường đã trát.
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn thi công sao cho đạt các tiêu chí phẳng, mịn, sạch sẽ. Đánh dấu vị trí mốc theo độ dốc, khoảng cách các mốc không quá cách xa nhau để kiểm soát dễ dàng khi thi công.
- Bước 3: Cán nền bằng thước nhôm 3m, gạt đều hồ lên bề mặt theo độ cao đã được đánh dấu. Thêm hồ vào phần lõm để đảm bảo độ phẳng cho sàn.
- Bước 4: Xoa bề mặt láng nền với bề mặt gạch men, gạch hoa thì xoa nhám còn sàn gỗ, sàn nhựa thì xoa thường.
- Bước 5: Hoàn thiện công trình và nghiệm thu. Cán nền đạt chuẩn cần đảm bảo được mặt cán bằng phẳng, cộ cao, độ dốc chuẩn, mác vữa có tỷ lệ cấp phối đúng kỹ thuật, các lớp vữa không bị bong tróc.
Ứng dụng
Cán nền là khâu không thể thiếu trong các công trình xây dựng từ nhà ở, bệnh viện, trường học, chung cư, cao ốc,… Tất cả sàn, nền ở các khu vực khác nhau như sảnh, quảng trường, sân chơi đều được thực hiện cán đều bề mặt. Điều này giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho kiến trúc, thuận tiện khi thi công các vật liệu ốp lát. Đồng thời cũng làm tăng chất lượng công trình. Sau khi tính toán được cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng thì chỉ đầu tư và nhà thầu có thể lên dự toán về chi phí, chuẩn bị nguyên vật liệu sao cho phù hợp.
Tóm lại, cán nền 1m2 cần bao nhiêu xi măng cần được tính toán trước khi tiến hành xây dựng thi công. Đảm bảo tối ưu hóa chi phí cho chủ đầu tư. Tránh tình trạng phát sinh thêm các khoản phí khác hoặc dư thừa quá nhiều nguyên vận liệu sau khi thực hiện. Hy vọng với hướng dẫn cán nền chuẩn kỹ thuật được Bilico cung cấp ở trên sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!