Trình độ lý luận chính trị là một phần không thể thiếu trong nội dung của hồ sơ, đối với một số đối tượng khi làm hồ sơ cần phải trình bày rõ về trình độ lý luận trình trị theo quy định. Trình độ lý luận chính trị là gì?
Trình độ lý luận chính trị là gì?
Trình độ lý luận chính trị là tiêu chuẩn để xác định trình độ về mặt lý luận chính trị, được chia làm 03 cấp độ là Cao cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận chính trị, Sơ cấp lý luận chính trị.
– Trình độ lý luận chính trị được xác định đối với những đối tượng đã tham gia học khóa Lý luận chính trị tại những cơ sở, những trường mà nằm ngoài của hệ thống của những trường đào tạo về Chính trị.
– Việc xác định trình độ lý luận chính trị sẽ là căn cứ để các cơ quan, đoàn thể có thể xây dựng được các kế hoạch về công tác đào tạo cùng với bồi dưỡng trình độ. Từ đó giúp các cá nhân có thể cập nhật được những kiến thức về mặt lý luận chính trị, thực hiện được những chính sách đã được đưa ra và nêu rõ đối với những cán bộ và những đảng viên.
– Học tập lý luận chính trị là quá trình được truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị từ đó củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ.
– Đào tạo lý luận chính trị gắn liền với công tác cán bộ, bởi vì có đào tạo thì mới đủ chuẩn về lý luận chính trị, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nói chung và theo từng vị trí, chức danh công tác nói riêng.
– Song song đó việc học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cán bộ, đảng viên.
– Đào tạo lý luận chính trị là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là của cơ quan đào tạo nhưng cũng liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch, bố trí, cử đi học của các cấp ủy, các đơn vị.
– Khi nhiệm vụ này được thực hiện thì phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên đi học.
– Hai yêu cầu này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu cấp ủy không quan tâm việc cử đi đào tạo lý luận chính trị thì cán bộ, đảng viên sẽ khó có cơ hội để được học tập, cơ quan, đơn vị sẽ không có đủ nguồn cán bộ đủ chuẩn chất cho các chức danh, từ đó tác động ngược trở lại đến việc trong sạch, vững mạnh của tổ chức đảng, của cấp ủy.
Trình độ lý luận chính trị là gì? đã được giải đáp ở trên, từ những phân tích trên có thể thấy được rằng việc học và đào tạo lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng hiện nay.
Trình độ lý luận chính trị sơ cấp là gì?
Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… ở cơ sở, trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.
Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Đối tượng đào tạo bao gồm:
– Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
– Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã);
– Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
Nguyên tắc trong việc xác định đối với trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị là gì? đã được giải thích ở nội dung trên theo đó nguyên tắc trong việc xác định đối với trình độ lý luận chính trị như sau:
– Trình độ lý luận chính trị có những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng mà các cán bộ hay các đảng viên cần phải nắm rõ ràng.
– Nguyên tắc của nội dung này chính là: Các cá nhân, cán bộ, đảng viên cần phải dựa theo các nội dung được đào tạo trong chương trình đào tạo từ cấp bậc Sơ cấp, cấp bậc Trung cấp và cấp Cao cấp ở những trường chính trị (cấp Huyện, cấp Tỉnh…) để có thể lấy làm căn cứ đối chiếu lại với toàn bộ những nội dung và những chương trình đào tạo về trình độ lý luận chính trị.
– Khi xác nhận về trình độ lý luận chính trị, mỗi cá nhân sẽ nhận được giấy xác nhận, giấy xác nhận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng cá nhân.
+ Những người dự thi để có thể nâng ngạch đối với công chức thì rất cần giấy xác nhận về trình độ lý luận chính trị.
+ Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị có ý nghĩa với những cán bộ muốn được tham gia đăng ký thi để nâng về ngạch công chức để có thể được quy hoạch và được đề bạt, được bổ nhiệm đối với những cán bộ, đối với những cấp quản lý, lãnh đạo.
Cách viết trình độ lý luận chính trị
Ngoài nội dung Trình độ lý luận chính trị là gì? thì một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm đó là cách viết trình độ lý luận chính trị.
Căn cứ theo Quy định được nêu trong điểm số 2 ở mục số 12 của Hướng dẫn mẫu số 08-HD/BTCTW được ban hành vào ngày 21/06/2007 về việc kê khai cùng với hướng dẫn chứng nhận đối với lý lịch chính trị của những người là Đảng viên (vào Đảng) cần viết như sau:
– Ghi rõ ràng trong mục chuyên môn cùng với nghiệp vụ: Mục này cần viết rõ và chính xác các thông tin được cung cấp trong bằng cấp chuyên môn, viết rõ về nghiệp vụ.
– Căn cứ vào các thông tin của văn bằng, chứng chỉ đã được cấp, viết trình độ cụ thể như: Sơ cấp, Trung cấp hay là Cao cấp, hoặc nếu ở cấp Cử nhân thì hãy ghi Cử nhân, học hệ chính quy hay tại chức thì cần ghi rõ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!