Sốt nóng lạnh là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn, virus hoặc dị ứng, mẫn cảm với một số loại thực phẩm. Khi bị sốt, người bệnh sẽ bị rét lạnh, da nóng, khát nước. Khi sốt ở nhiệt độ quá cao có thể sẽ bị mê sảng, co giật, tím tái dẫn đến tử vong. Để giảm cảm giác rét lạnh khi bị sốt, nhiều người mặt quần áo thật dày và đắp thật nhiều chăn. Vậy khi bị sốt nóng lạnh có nên đắp chăn không?
Đây là thắc mắc của nhiều người và không ít người mắc phải sai lầm nguy hiểm này. Để hiểu rõ chi tiết hơn, bạn hãy cùng Zicxa Việt Nam tìm hiểu xem sốt nóng lạnh có nên đắp chăn không nhé!
Sốt nóng lạnh có nên đắp chăn không?
Người bị sốt nóng lạnh sẽ có cảm giác ớn lạnh và rét run là vì vùng dưới đồi của não đang kiểm soát nhiệt độ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tăng lưu lượng máu trên da.
Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy sợ gió nên thường sẽ đóng hết cửa, mặc đồ thật dày và đắp nhiều chăn để giảm cơn lạnh. Đây là một sai lầm khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, càng đắp chăn sẽ càng lạnh, không thể cải thiện được tình trạng này.
Khi sốt nóng lạnh, việc đắp chăn sẽ khiến cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến cơn sốt kéo dài, thân nhiệt càng lên cao và người bệnh sẽ càng cảm thấy lạnh hơn.
Không nên đắp chăn khi bị sốt nóng lạnh
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như: co giật, cơ thể tím tái và thậm chí là dẫn đến tử vong.
Khi bị sốt nóng lạnh, người bệnh sẽ thường uống thuốc hạ sốt tại nhà. Lúc này, cơ thể cần phải được thông thoáng để nhiệt có thể thoát ra. Cơ thể sẽ thoát nhiệt qua da nên người bệnh không được đắp chăn, mở hết cửa để không khí trong nhà được lưu thông.
Lúc này, bạn cũng không nên mặc quá nhiều quần áo, hãy cố gắng mặc đồ thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt và giữ thân nhiệt ổn định. Chỉ một thời gian ngắn sau đó thì tình trạng sốt nóng lạnh sẽ được cải thiện.
Đắp chăn khi bị sốt nóng lạnh có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng, khi bị sốt nóng lạnh cần phải đắp chăn và mặt quần áo thật dày để cơn sốt nhanh hạ. Thế nhưng, việc làm này tưởng chừng như bình thường thật sự rất nguy hiểm đến tính mạng.
Việc đắp chăn khi bị sốt nóng lạnh sẽ gây bí bách, lượng nhiệt trong cơ thể sẽ không thể thoát được ra ngoài, khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao.
Đắp chăn khi bị sốt nóng lạnh cản trở quá trình thoát nhiệt cơ thể
Nếu đắp chăn trong một thời gian dài sẽ khiến nhiệt độ tăng lên nhanh chóng, sốt cao hơn và có thể gây ra các biến chứng như: co giật, tím tái, khó thở hoặc thậm chí là tử vong.
Đây là một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, cần phải khắc phục ngay để cơn sốt nhanh được cải thiện và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi bị sốt nóng lạnh, bạn tuyệt đối không nên đắp chăn, hãy mở hết cửa phòng và mặc quần áo thông thoát để không cản trở quá trình thoát nhiệt ra ngoài qua da, giúp cơn sốt nhanh được hạ nhiệt nhé!
Bị sốt nóng lạnh nên đắp chăn khi nào?
Khi bị sốt nóng lạnh, bạn không nên mặc quá nhiều quần áo dày và không nên đắp chăn. Trường hợp nếu bị sốt vào mùa đông, thời tiết rất lạnh thì người bệnh có thể đắp chăn nhưng không được đắp quá nhiều hoặc đắp phủ kín khắp người.
Nếu bạn đắp chăn quá dày vào thời điểm này sẽ khiến não bộ không xác nhận được nhiệt độ hiện tại, chức năng điều chỉnh thân nhiệt của não sẽ không hoạt động tốt, khiến cơn sốt trở lại và nặng hơn.
Nếu có thể thì bạn không nên đắp chăn và không mặc quá nhiều quần áo dày khi bị sốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên mặc đồ quá mỏng hoặc cởi hết đồ khi đang sốt sẽ bị cảm lạnh.
Để quá trình thoát nhiệt qua da diễn ra tốt thì bạn không nên đắp chăn. Nếu mùa đông thời tiết quá lạnh thì bạn có thể đắp một lớp chăn thật mỏng tới ngang phần ngực và mở hết toàn bộ các cánh cửa để phòng được thông thoáng.
Ngoài việc đắp ít chăn khi bị sốt vào mùa đông thì bạn cũng cần chườm ấm vùng trán kết hợp lau sạch vùng nách, bẹn bằng nước ấm và kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Nếu nhận thấy nhiệt độ cơ thể không giảm mà tăng lên đến 38,5ºC thì cần uống thuốc hạ sốt ngay.
Sau khi uống thuốc hạ sốt, người bệnh không nên đắp chăn nữa, bỏ hết chăn và mở hết cửa phòng để không cản trở quá trình thoát nhiệt cơ thể. Sau 30 – 45 phút uống thuốc hạ sốt thì bạn hãy kiểm tra lại thân nhiệt cơ thể một lần nữa.
Nếu sau 2 ngày mà cơn sốt nóng lạnh không được cải thiện thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sơ y tế ngay để được điều trị kịp thời.
Lời kết:
Khi bị sốt nóng lạnh, bạn tuyệt đối không được đắp chăn. Việc này hoàn toàn không tốt, khiến cơn sốt tăng cao và kéo dài dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Trong lúc này, người bệnh cần mặc quần áo thông thoáng và kết hợp chườm ấm để thân nhiệt nhanh được giảm xuống nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!