Sổ hồng đồng sở hữu là khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Loại sổ hồng này có gì khác so với sổ hồng riêng?
Sổ hồng là cách gọi “dân gian” theo thói quen của người dân khi nói về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể, Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Hiện nay, có 2 loại là Sổ hồng riêng và Sổ hồng đồng sở hữu. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng bất động sản của người dân. Cả 2 loại này đều được cấp phát theo mẫu của Chính phủ và được áp dụng toàn quốc cho mọi loại đất ở, nhà ở.
1/ Phân biệt Sổ hồng riêng và Sổ hồng đồng sở hữu
Sổ hồng riêng: Đây là giấy chứng nhận riêng biệt của chủ sở hữu. Trong Sổ hồng riêng sẽ có số thửa bản đồ riêng, số lô riêng, cùng tên của người trực tiếp đứng tên. Người đứng tên trên Sổ hồng riêng sẽ có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng, cũng như có trách nhiệm pháp lý về bất động sản do mình đứng tên.
Sổ hồng đồng sở hữu: Đây là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, tài sản sẽ có từ 2 người trở lên sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Sổ hồng đồng sở hữu còn được gọi là Sổ hồng chung hay Sổ riêng chung thửa.
Khi người dân được cấp Sổ hồng chung thì từng chủ sở hữu đều được cấp một bản Sổ hồng chung có giá trị như nhau và sổ của ai thì sẽ có tên người đó. Tuy nhiên, trong sổ chỉ ghi diện tích đất, mỗi chủ sở hữu diện tích đất/nhà như thế nào thì sẽ làm biên bản thỏa thuận giữa các bên với nhau.
Về mặt pháp lý, Sổ hồng riêng và Sổ hồng đồng sở hữu đều có giá trị pháp lý bằng nhau. Chúng đều được Chính phủ cấp và công nhận quyền sở hữu, được áp dụng trên cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, theo nghị định 88/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
2/ Ưu điểm của Sổ hồng đồng sở hữu
Phù hợp với những người có thu nhập thấp: Với những người có thu nhập thấp hoặc trung bình muốn sở hữu căn nhà riêng, nhưng lại không đủ tài chính, thì Sổ hồng đồng sở hữu sẽ giúp cho họ sở hữu nhà với giá rẻ hơn và vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Khắc phục không đủ diện tích đất tối thiểu khi tách thửa: Hiện nay, ở một số địa phương (như quận 2,7,9, 12, Thủ Đức, Bình Tân) quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở là 50m2, và chiều rộng không nhỏ hơn 4m. Trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn quy định tách thửa thì việc đồng sở hữu là biện pháp tốt để bạn xin được Sổ hồng.
Người mua đất bằng giấy viết tay: Trường hợp bạn mua đất bằng giấy viết tay thì Sổ hồng đồng sở hữu sẽ giúp bạn tránh khỏi các tình huống xấu như: bị chủ đứng tên trên sổ phá hợp đồng, bị chủ cũ dùng sổ để vay thế chấp,…
3/ Những nhược điểm khi mua Tài sản có Sổ hồng đồng sở hữu
Thủ tục xin cấp Sổ chung khá phức tạp: Đây là nhược điểm lớn nhất của các bất động sản theo hình thức này. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các thủ tục giấy tờ. Tất cả các việc mua bán, xin xây dựng, chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền, thừa kế,… đều cần sự chấp thuận của tất cả các bên sở hữu chung. Nếu một người không đồng ý thì sẽ khó khăn hơn.
Bất lợi cho người mua sau: Khi bạn muốn bán nhà ở/ đất có Sổ chung thì có thể bị ép giá, mức giá có thể thấp hơn thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhiều thời gian và nhiều công sức hơn để bán.
4/ Một số lưu ý về tài sản có Sổ hồng đồng sở hữu
Sổ hồng đồng sở hữu có vay ngân hàng được không: Khi cần vay thế chấp, bạn phải có sự đồng thuận của tất cả các chủ đồng sở hữu. Thế nên, đa số các ngân hàng tại nước ta không cho vay thế chấp đối với Sổ hồng chung vì các yếu tố pháp lý liên quan.
Thủ tục công chứng:
-Công chứng hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Dự thảo hợp đồng, giao dịch; Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; Bản sao các giấy tờ có liên quan khác do Nhà nước quy định.
-Trình tự: Thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công Chứng.
Những điểm cần cân nhắc:
-Kiểm tra, xác minh thông tin chính xác về tổng số người đồng sở hữu với mình.
-Kiểm tra ai đang đứng tên Sổ hồng, đã chuyển qua nhiều người hay vẫn một người (người đó còn hay mất?).
-Kiểm tra hiện trạng của đất: mật độ xây dựng trên đất, hoàn công trên sổ, diện tích nhà so với số liệu trong sổ, tiền thuế đã nộp,…
-Nhà/ đất có nằm trong quy hoạch hay không?
Trên đây là toàn bộ thông tin về Sổ hồng chung đồng sở hữu. Hi vọng bài viết cung cấp thông tin bổ ích cho quyết định mua nhà để ở hoặc đầu tư của bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!