Họ rùa thường bao gồm rất nhiều loài. Mỗi loài đều mang những đặc điểm riêng khác nhau, tạo thành một hệ thống đa dạng, phong phú. Trong đó, rùa cổ sọc được biết đến là loài rùa khá đặc biệt với hình dạng bên ngoài đẹp mắt, ấn tượng. Nó trở thành loài được chọn nuôi làm cảnh phổ biến. Vậy rùa cổ sọc có đặc điểm gì? Chúng được nuôi như thế nào? Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
1. Nguồn gốc của rùa cổ sọc
Rùa cổ sọc có tên tiếng anh là: Mauremys caspica. Loài rùa này được tìm thấy và nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1774, bởi nhà khoa học Gmelin.
Chúng được phát hiện sinh sống ở khu vực phía Nam nước Lào, giáp với lãnh thổ Việt Nam và phía đông Cambodia. Chúng sinh sống ở các khu vực cận nhiệt và nhiệt đới gió mùa.
2. Đặc điểm hình dáng của rùa cổ sọc
Rùa cổ sọc là loài bò sát sống ở vùng nước ngọt, nước lợ. Chúng có thân hình không lớn như những loài rùa khác. Phần mai hơi phồng lên, viền mai mỏng và cong.
- Che phủ cho cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài.
- Yếm rùa khá lớn, có kích thước gần bằng phần mai, bờ trước phẳng, bờ sau lõm.
- Đầu rùa khá nhỏ, mõm ngắn. Phần hàm trên lõm giữa.
- Vùng da sau đầu của nó khá nhẵn, rắn chắc.
- Vùng cổ xen kẽ có những hạt, đốm nhỏ có màu nâu nhạt.
- Rùa được bao phủ bởi lớp mai màu nâu, yếm nâu nhạt hơn rõ rệt.
- Trên cơ thể xen kẽ những dải màu nâu sẫm tạo thành những khung viền tấm mai cực kỳ ấn tượng.
- Mặt trước tứ chi gồm những lớp vảy lớn, khá cứng.
- Chi trước có 5 ngón, chi sau lại có 4 ngón, các ngón có xen kẽ những sọc màu trắng đục.
Phần trên mõm đầu có màu nâu đậm, hai mép bên lại có những dải màu đen, trắng xen lẫn với dải màu nâu nhạt.
Thông thường, rùa cổ sọc trưởng thành thường đạt kích thước từ 22 – 35cm, cũng có những cá thể có thể lên tới 30 – 35cm.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của chúng thường khá cao, khi được chăm sóc với điều kiện tốt, rùa cổ sọc có thể sống tới hàng chục năm.
👉👉👉 TÌM HIỂU: Rùa Tai Đỏ ăn gì
3. Rùa cổ sọc sống ở đâu?
Rùa cổ sọc thường sinh sống ở các khu vực sông, suối, đầm lầy,.. Những nơi có lưu động nước ít, nước chảy chậm và thường khá yên tĩnh, ít chịu ảnh hưởng từ các nhân tố bên ngoài.
4. Tập tính sinh sản của Rùa cổ sọc
Rùa cổ sọc là loài sinh sống ở dưới nước, nhưng vào mùa sinh sản chúng sẽ bò lên bờ, tiến hành đào tổ chuẩn bị cho quá trình giao phối, ấp trứng.
Mùa sinh sản diễn ra vào mùa hè, khi mà điều kiện thời tiết ấm, nóng, thuận lợi cho chúng lên đất liền, vùi trứng vào trong tổ cát sau khi đã đào.
Loài rùa này thường đẻ từ 7 – 20 quả trứng. Sau đó, chúng sẽ đi về vùng nước. Trứng nở ra, rùa con sẽ bắt đầu một hành trình mới, vượt qua nhiều kẻ thù có thể xuất hiện để bơi về sông, suối.
Thông thường, chặng đường này chúng sẽ gặp nhiều nguy hiểm và thường chờ đợi thủy triều có thể cuốn chúng vào dòng nước trước khi bị các loài thú ăn thịt ăn mất.
🔥🔥🔥 XEM THÊM: Rùa Sa Nhân bao nhiêu tiền 1 con
5. Rùa cổ sọc có nguy hiểm không?
Loài rùa này được đánh giá là khá hiền lành vì vậy chúng được nhiều người chọn nuôi làm cảnh.
Rùa cổ sọc không phải là loài nguy hiểm, nhưng vào mùa sinh sản loài động vật này thường trở nên khá hung dữ.
Chúng có thể cắn người nếu cảm thấy bị đe dọa như là lấy cắp trứng hay tranh địa bàn
Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, đối với các loài rùa được nuôi chọn giống làm cảnh thì vết cắn của chúng sẽ không gây ảnh hưởng lớn, bạn chỉ cần xử lý vết thương một chút là ok.
Còn những cá thể có sẵn trong tự nhiên, thường mang theo các loại ký sinh trùng gây bệnh, vì vậy, bạn cần chú ý trong quá trình nuôi nhé.
🏵️🏵️🏵️ XEM THÊM: Mua rùa núi vàng size baby ở đâu rẻ nhất
6. Hướng dẫn Cách nuôi rùa cổ sọc trên cạn
Rùa cổ sọc ăn gì?
Rùa sọc cổ là loài bò sát ăn tạp, chúng thường ăn rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong đó, ở ngoài tự nhiên, chúng thường ăn các loại rau củ, động vật nhỏ, thân mềm,..
Nếu trong điều kiện nuôi nhốt, bạn cần bổ sung đủ chất, đủ lượng cho chúng. Nên có sự kết hợp hài hòa giữa rau củ và thịt.
Tránh trường hợp cho ăn quá nhiều thịt dẫn tới hệ tiêu hóa suy yếu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.
Bạn có thể cung cấp cho chúng các loại rau như: rau diếp, bồ công anh, cà rốt, cà chua, các loài thực vật thủy sinh,.. Hay các loại giun, thịt đóng hộp chuyên dụng,..
Bể nuôi rùa cổ sọc như thế nào?
Tùy vào điều kiện không gian mà bạn có thể thiết kế bể nuôi rùa với những kích thước khác nhau. Trong đó, thông rùa cổ sọc được nuôi ở bể kính hoặc bể xi măng.
Bể nuôi rùa thường được thiết kế tinh tế, với chiều cao, rộng và dài phù hợp với số lượng nuôi và địa thế xung quanh.
Bể chứa khoảng 70 lít, cho nước vào với độ sâu ít nhất là 10cm. Tùy vào kích thước, tuổi của chúng để cho mực nước cho phù hợp.
Tiến hành lắp đặt bộ lọc khí, hệ thống cấp thoát nước để cho chúng có điều kiện sống tốt và khỏe hơn. Nhiệt độ môi trường nước trong bể thường nằm trong khoảng 16 – 26 độ C.
Cần đảm bảo rằng không khí môi trường bên ngoài bể cao hơn so với trong bể, để đảm bảo chúng dễ hô hấp, sinh trưởng và phát triển.
⚠️⚠️⚠️ CHIA SẺ: Kinh nghiệm nuôi rùa núi viền
Rùa cổ sọc lột da
Họ nhà rùa thường có một đặc tính khá thú vị trong quá trình phát triển đó là lột da.
Rùa cố sọc thường lột da ở phần đầu, cổ và các chi để tăng trưởng và phát triển kích thước, đánh giá từng bước trưởng thành của chúng.
Khi đến thời điểm lột da của chúng, bạn có thể ngâm cơ thể chúng trong nước ấm mỗi tuần.
Tiếp đó, dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ để loại bỏ các mảng da cũ bong ra trên cơ thể của chúng.
Nên sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho bò sát để vệ sinh và chăm sóc cho chúng tốt hơn.
Bệnh thường gặp ở rùa cổ sọc:
Rùa nuôi thường khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước. Vì vậy, chúng thường gặp các bệnh như: nấm da, nấm mai, nhiễm trùng hô hấp, ký sinh trùng ký sinh gây lở loét mai, chi,…
Khi xuất hiện các bệnh này, cơ thể rùa thường đỡ đần, chậm chạp, thở khò khè, biếng ăn.
Để phòng tránh bệnh cho rùa cổ sọc, bạn cần chú ý vệ sinh môi trường bể nuôi của chúng cho sạch sẽ. Thay nước thường xuyên, duy trì nhiệt độ ở mức phù hợp.
Tiến hành phơi nắng để bổ sung, cung cấp thêm vitamin D cho chúng. Nhằm loại bỏ và tránh các loại vi khuẩn ký sinh tiếp xúc với da, gây bệnh,..
🔔🔔🔔 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Rùa Mũi Lợn
7. Rùa cổ sọc giá bao nhiêu?
Giá của rùa cổ sọc thường thay đổi khác nhau, tùy thuộc vào kích thước, tuổi đời của chúng. Trong đó, loài rùa này thường có giá như sau:
- Với rùa cổ sọc tàu: 100K – 150K /bé
- Rùa cổ sọc max size: 250K- 500K/bé
- Rùa cổ sọc baby: 80L- 150K /bé
8. Mua, Bán rùa cổ sọc ở đâu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh?
Hiện nay, tại nước ta rùa cổ sọc đang được săn đón, lựa chọn nuôi cảnh nhiều và phổ biến. Đặc biệt đối với những ai yêu thích các loài động vật bò sát đáng yêu và thú vị.
Vì vậy, rùa cổ sọc được bán khá nhiều. Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng động vật cảnh, các shop thú kiểng, shop rùa,..
Thậm chí, bạn có thể tham khảo qua các trang web bán và trao đổi rùa kiểng online.
Trên đây là một số thông tin về loài rùa cổ sọc. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về loài động vật thú vị này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!