Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước đã chỉ ra rằng, Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản sau:
1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt quyền lực này không còn hoà nhập với dân cư như trong chế độ thị tộc nữa. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan hành chính, thiết lập toà án, quân đội, cảnh sát, những phương tiện quản lý, những phương tiện cưỡng chế … nhằm áp bức bằng bạo lực và buộc các giai cấp khác phải tuân thủ, phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị, đảm bảo phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội.
2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, bởi lẽ không có một quốc gia nào mà không có lãnh thổ. Nhà nước thực thi quyền lực chính trị của mình trên toàn vẹn lãnh thổ. Một nhà nước có lãnh thổ riêng và trên lãnh thổ ấy phân chia thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã…và do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế định quốc tịch- chế định quy định sự lệ thuộc của công dân vào 1 nhà nước và 1 lãnh thổ nhất định, thông quá đó nhà nước thiết lập quan hệ với công dân của mình.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền, thể hiện trong đối nội và đối ngoại.
– Trong đối nội, Nhà nước có quyền lực tối cao đối với mọi con người, mọi tổ chức trong lãnh thổ quốc gia, không chịu ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một quốc gia nào khác.
– Trong đối ngoại, Nhà nước có sự độc lập hoàn toàn trong chính sách và các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá ….với nước ngoài. Nhà nước có quyền tự do và độc lập quyết định các công việc của mình, tôn trọng chủ quyền của các nhà nước khác, tôn trọng các quy phạm của luật quốc tế. .
Chủ quyền là thuộc tính vốn có của nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, không có một tổ chức hoặc cá nhân nào có chủ quyền như nhà nước.
Xem thêm: [Ebook] Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân
Để giữ gìn trật tự và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước phải trực tiếp xây dựng các quy phạm để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, buộc các chủ thể khi tham gia quan hệ đó phải xử sự đúng ý chí của nhà nước. Nhà nước đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật đó bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Pháp luật trở thành một công cụ sắc bén không thể thiếu được trong tay nhà nước để quản lý xã hội..
Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: không thể có nhà nước mà thiệu pháp luật và ngược lại. Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và cũng chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế
Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, đảm bảo cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết công việc chung của xã hội, mọi nhà nước phải quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các công dân và các tổ chức kinh tế trên lãnh thổ quốc gia vào ngân sách nhà nước, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nước.
Xem thêm: 02 Bản chất cơ bản của nhà nước
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!