Khi nhắc đến nước dừa tươi, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là thức uống cực tốt cho sức khỏe. Người ta thường nhắc đến mặt lợi ích nhưng hiếm khi nói về tác hại của chúng. Trong bài viết này, Bách hóa XANH sẽ giúp bạn hiểu thêm về những tác hại hay phản ứng phụ của nước dừa nhé!
1Đây không phải thức uống lý tưởng cho tập luyện thể thao
Nếu bạn nghĩ, uống nước dừa sau khi tập luyện thể thao để bù lượng nước cho cơ thể mất mát trong quá trình tập thì đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi nồng độ kiềm trong nước dừa ít hơn nhiều so với nước lọc. Trong khi đó, muốn bù lượng nước chúng ta phải tìm đến thức uống có nhiều kiềm như nước lọc chẳng hạn.
Mặc dù nước dừa chứa hàm lượng carbohydrate thấp nhưng lại chứa gấp 10 lần hàm lượng Kali nếu so sánh với nhiều thức uống tăng lực khác. Bên cạnh đó, một cốc nước cốt dừa tươi chứa 252 mg natri, đối với người bình thường thì không sao, nhưng với người mắc bệnh huyết áp cao hoặc bị vấn đề về tim thì nên tránh xa thức uống này.
2Tăng đường huyết
Một cốc nước dừa chứa 6,26 gram đường, và đó là lý do người bị tiểu đường nên hạn chế. Mặc dù, không chứa nhiều đường bằng các loại nước uống hay sinh tố trái cây khác nhưng nó chứa lượng carbohydrate không nhỏ.
Calo chỉ được coi là vô hại nếu ở mức thấp nhất. Còn ở mức cao, nó gây ra nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, người tiểu đường và bệnh nhân bị huyết áp cao không nên dùng nước dừa quá thường xuyên.
3Dị ứng
Ở một số người, nước dừa có thể gây ra tình trạng dị ứng. Quả dừa về cơ bản nó cũng chỉ hạt của loại cây do đó những người ăn cơm dừa hoặc uống nước dừa có thể bị dị ứng. Chính vì vậy, những người mẫn cảm với các loại hạt nên cân nhắc trước khi dùng thức uống này.
4Uống quá nhiều nước dừa có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều
Đây là tác dụng phụ không mong muốn khi uống quá nhiều nước dừa. Vì là thức uống lợi tiểu nên bạn phải tốn không ít thời gian để đi “giải quyết nỗi buồn”, và thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến thận.
5Nên uống ngay sau khi bổ trái dừa
Nước dừa rất dễ lên men và giảm giá trị dinh dưỡng nếu tiếp xúc với không khí. Do đó, bạn nên uống ngay sau khi vừa mới bổ để giữ lại các chất dinh dưỡng thiết yếu nhé!
6Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Do nước dừa có khả năng nhuận tràng tự nhiên trên hệ tiêu hóa, do đó đối với người có hội chứng ruột kích thích nên hạn chế uống nước dừa.
7Tăng cân
Mặc dù có nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng giảm cân, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì sẽ gây ra hệ quả đó là tăng cân. Bởi nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải, chúng hoạt động tốt hơn so với các thức uống có đường khác. Do đó, nếu uống nước dừa trong thời gian dài mà không tập luyện thể thao, cơ thể chúng ta sẽ bị dư thừa lượng chất điện giải, kết quả là khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.
8 Tăng huyết áp
Nếu uống quá mức nước dừa có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Những người bị huyết áp thấp nên hạn chế lượng nước dừa.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích về sức khỏe mà nước dừa mang lại. Tuy nhiên, nếu không hiểu hết về nước dừa và uống một cách “vô tội vạ” bạn sẽ gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe đấy nhé! Cùng chia sẻ thông tin hữu ích này đến với mọi người để cùng nhau bảo vệ sức khỏe các bạn nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
- Bà bầu uống nhiều nước dừa sẽ tốt cho thai nhi?
- Cẩn thận chuyện uống nước dừa giải khát trong ngày nắng
- Có nên cho bé uống nước dừa thường xuyên
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!