Kính áp tròng (hay còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt (cận thị – viễn thị – loạn thị). Kính áp tròng được mang bằng cách áp sát vào giác mạc. Có rất nhiều loại lens với công dụng, hình dáng và màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Việc lựa chọn kính áp tròng ngoài phương diện thẩm mỹ, kính còn giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn vì có thể di chuyển theo tròng mắt. Từ đó, người đeo sẽ có thể bao quát rõ hơn không gian xung quanh và không có cảm giác nhòe, mờ do các yếu tố khách quan. Kính áp tròng được những người làm việc như bác sĩ hay diễn viên, vận động viên lựa chọn. Tuy nhiên có những phiền toái khi sử dụng kính áp tròng. Cùng tham khảo ưu và nhược điểm khi sử dụng kính áp tròng.
Xem thêm: So sánh kính gọng và kính áp tròng
Kính áp tròng là gì?
Ngày nay, kính tiếp xúc đang ngày một phổ biến, nhất là với giới trẻ. Lens là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo có độ cong phù hợp và không cần co gọng đỡ. Khi bám sát giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách bề mặt giác mạc và kính áp tròng. Tác dụng của lớp nước này giúp kính di chuyển theo chuyển động của mắt.
Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm cơ hội bám đọng vi khuẩn. Ngoài ra, lớp nước còn giúp bôi trơn, giảm trầy xước giác mạc. Lens thường được làm bằng chất liệu tổng hợp đặc nhằm đảm bao chức năng sinh lý bình thường của mắt.
Xem thêm: Kính áp tròng dành cho người cận loạn
Các loại kính áp tròng trên thị trường
- Loại cứng: kích thước nhỏ và phù hợp với giác mạc. Với công nghệ hiện đại, loại kính cứng được làm bằng loại nguyên liệu LRPO (Lentilles Rigides Perméables à l’Oxygène) có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen.
- Loại mềm: một số người còn gọi kính tiếp xúc mềm là kính thấm nước vì loại này có tác dụng ngậm nước, chứa 40% – 80% nước giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái và tiện lợi cho người dùng.
- Kính dùng hàng ngày: kính có hạn sử dụng trong ngày, loại này thích hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm đeo kính áp tròng hoặc chỉ đeo kính khi thật cần thiết.
- Kính hàng tháng: làm từ chất liệu silicon hydrogel có khả năng tăng tính thấm oxy cho giác mạc.
- Kính bảo vệ mắt: có khả năng chống lại tác hại của tia UV.
- Kính đổi màu mắt: có tác dụng đổi màu tròng mắt hợp với nhu cầu người dùng.
Xem thêm: Cách đeo lens cho người mới bắt đầu
Ưu điểm khi đeo kính áp tròng
- Thẩm mỹ: đây là ưu điểm đầu tiên và nổi bật nhất của kính tiếp xúc, đặc biệt là cho phái nữ. Kính áp tròng sẽ tạo cảm giác tự tin và thoải mái trong giao tiếp cho người dùng. Kính tiếp xúc ngoài công dụng chỉnh tật khúc xạ còn có tác dụng giãn tròng hoặc thay đổi màu tròng mắt. Điều này sẽ tăng tính thẩm mỹ cho phụ nữ, giúp tự tin hơn khi đứng trước người đối diện.
- Tiện ích: một điểm cộng nữa của kính áp tròng là tính gọn, nhẹ, dễ dàng sử dụng. Do không có gọng kính nên kính áp tròng hoàn toàn phù hợp với những ai phải chơi thể thao hoặc làm những công việc đòi hỏi hoạt động mạnh.
- Kính áp tròng sẽ giúp thị trường rộng hơn, không giống như kính gọng cổ điển bị giới hạn bởi gọng kính. Kính áp trọng có thể di chuyển theo chuyển động của mắt khiến baạ dễ dàng quan sát xung quanh.
- Cũng cố thị giác: kính cổ điển thường bị hạn chế tầm nhìn bởi môi trường (nắng, mưa). Ngược lại kính áp tròng hoàn toàn không bị chói khi đi ra nắng hoặc mờ khi đi trong mưa.
- Bảo vệ mắt chống tia cực tím: đây là một ưu điểm mà kính cổ điển không có. Hầu hết các loại kính áp tròng đều có 1 lớp chống tác hại của tia UV, giúp bảo vệ mắt.
Xem thêm: Lưu ý đề sử dụng kính áp tròng an toàn
Bất tiện thường gặp khi dùng kính áp tròng
- Nếu đeo không đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại, có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hay nhiễm trùng. Bệnh lý thường gặp nhất khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô, bệnh lý này xảy ra do lớp tế bào ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương.
- Do kính tiếp xúc trực tiếp với biểu mô trên giác mạc, vì thế cần được vệ sinh đúng cách hàng ngày, điều này có thể gây bất tiện với những người bận rộn.
- Liên tục mang kính tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây kích thich mắt do sự cọ xát trực tiếp của kính với giác mạc.
- Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khô mắt giác mạc.
- Kính khá khó đeo, nhất là với những người lần đầu tiên hoặc không có kinh nghiệm đeo kính.
Một điều cần lưu ý khi đeo kính áp tròng cận thị là không được sử dụng kính đã quá hạn, phải luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính. Thêm nữa, cần định kỳ đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt thường xuyên, nhằm điều chỉnh độ kính áp tròng, thay kính định kỳ khi cần.
Tài liệu tham khảo: Tài liệu riêng quầy kính Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!