Khoai tây là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc và có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên được khá nhiều người ưa thích. Nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn và thắc mắc về việc không biết ăn khoai tây có béo không? khoai tây có tác dụng gì? Câu trả lời sẽ được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn đọc hãy cùng tham!
Khoai tây có chất gì?
Khoai tây có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum, thuộc họ cà (solanaceae). Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ 16 và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, khoai tây được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng và các tỉnh phí bắc.
Đây là cây lương thực ngắn ngày cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vào nhóm các thực phẩm bổ sung tinh bột cho cơ thể. Nên khoai tây được nhiều người lựa chọn như một món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày.
Vậy khoai tây có chất gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khoai tây có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Theo phân tích thì trong 100g khoai tây nhận được các chất và có hàm lượng như sau:
- Nước: 75g
- Năng lượng: 77 calo
- Chất xơ: 2,2g
- Tinh bột: 15, 44g
- Chất đạm: 2g
- Chất béo: 0,1g
- Vitamin nhóm B: B1 – 0,08mg; B2 – 0,03mg; B3 1,05mg; B5 – 0,296; B6 – 0.295
- Vitamin C: 19,7 mg
- Vitamin K: 1,9mg
- Sắt: 0,78mg
- Canxi: 12mg
- Magie: 23mg
- Mangan: 0,153mg
- Kali: 421 mg
- Matri: 6mg
- Kẽm: 0,29mg
- Photpho: 57mg
Ăn khoai tây có béo không?
Nhiều người cho rằng trong khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao nên ăn khoai tây có thể gây béo. Nhưng trên thực tế, quan điểm này chưa hẳn đã đúng bởi khoai tây là một loại củ khá đa năng. Bởi nó có thể làm cho người gầy béo lên nhưng cũng có thể giúp người béo giảm cân khá hiệu quả. Điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng khoai tây đúng cách, kết hợp với các thực phẩm có khả năng giảm cân khác một cách phù hợp.
Chính vì vậy, việc ăn khoai tây có béo không? điều này tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Nếu biết tận dụng khoai tây một cách khoa học sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn quá trình lão hóa, giảm thiểu sự tích mỡ bên trong cơ thể.
Ngoài ra, cách chế biến khoai tây cũng quyết định đến việc ăn khoai tây có béo không? Nếu bạn ăn khoai tây xào hoặc chiên thì sẽ gây mập hơn so với khoai tây nướng, hấp hoặc luộc.
>>>Tìm hiểu thêm: Khoai tây chiên bao nhiêu calo? Ăn khoai tây chiên có béo không?
Khoai tây có giảm cân không?
Từ những chia sẻ về vấn đề ăn khoai tây có béo không? ở bên trên thì đối với câu hỏi ăn khoai tây có giảm cân không? câu trả lời là có. Điều này được lý giải là bởi khoai tây không chỉ có chứa hàm lượng calo thấp. Mà trong khoai tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, B6, ngoài ra, những nguyên tố vi lượng, protein và hàm lượng tinh bột trong khoai tây còn có tác dụng loại trừ độc tố trong cơ thể.
Bên cạnh đó, các axit amin trong khoai tây có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngăn chặn các phân tử mỡ trong máu tích tụ hình thành các mô mỡ xấu, góp phần đào thải chất béo ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, khoai tây có khả năng làm cho bạn nhanh no và no lâu. Từ đó, giúp bạn giảm các cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, điều góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả, nhất là những người thừa cân, béo phì.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong khoai tây còn chứa một loại protein đặc biệt, có tên là proteinase 2 (PI2). Đây là một chất ức chế, giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn.
Khoai tây có tác dụng gì?
Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nên ngoài tác dụng giảm cân ra, khoai tây còn được biết đến là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
+ Cải thiện chức năng tiêu hóa: Vì có chứa nhiều Carbohydrate, nên khoai tây rất dễ tiêu hóa khi được nấu chín. Đồng thời, thành phần chất xơ có trong khoai tây giống như một chất nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở đường ruột.
+ Tăng cường hệ miễn dịch: Khoai tây cung cấp cho cơ thể khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho cơ thể. Do đó, ăn khoai tây giúp phòng ngừa hữu hiệu một số căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp,….
+ Hỗ trợ hoạt động tim mạch: Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà hàm lượng chất xơ trong khoai tây còn giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và các vấn đề khác về tim mạch. Mặt khác, khoai tây chứa vitamin C và B6 giúp làm giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.
+ Tốt cho não bộ và thần kinh: Nhờ có khả năng giúp ổn định lượng đường trong máu. Cũng như làm giãn nở mạch máu và đảm bảo quá trình lưu thông máu đến não bộ và hệ thần kinh trung ương.
+ Ngăn ngừa ung thư: Do có chứa chất chống oxy hóa mạnh, nên khoai tây giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào. Cùng với đó là các thành phần khác như vitamin A và quercetin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
+ Giảm viêm: Với tính chất kiềm và kháng viêm, khoai tây giúp làm dịu viêm loét dạ dày, tá tràng và làm giảm axit dạ dày,…
+ Tốt cho xương: Trong khoai tây giàu canxi và phốt pho, giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, các khoáng chất sắt, canxi, magie, phốt pho và kẽm trong khoai tây cũng giúp xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp.
+ Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong khoai tây, đặc biệt là các loại vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho,… Có tác dụng giúp da bạn trắng sáng, mềm mịn, làm mờ vết thâm và trị nám, tàn nhang,….
Ngoài ra, khoai tây còn đem lại rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe như: ngăn ngừa trầm cảm, giảm căng thẳng, hạ huyết áp; giảm phù mặt, chữa bỏng,….
>>>Tìm hiểu thêm: Ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì?
Các món giảm cân từ khoai tây hiệu quả
Trong quá trình giảm cân việc lựa chọn các món ăn giảm cân từ khoai tây là là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình giảm cân của bạn có thành công hay không. Vì vậy, nếu bạn muốn lựa chọn khoai tây làm thực phẩm giúp giảm cân có thể các món ăn giảm cân từ khoai tây ở bên dưới đây.
Khoai tây luộc
Nguyên liệu
- 500gr khoai tây
- Muối hoặc giấm
Cách thực hiện
- Khoai tây đem rửa sạch sẽ, gọt vỏ rồi ngâm vào nước lạnh để không bị thâm. Khi ngâm bỏ một ít muối trong nước để tránh khi luộc khoai bị nứt và ngâm khoảng 10 – 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Cho khoai vào nồi luộc với tỉ lệ nước là 1:1 để lửa vừa và luộc trong khoảng 5 – 10 phút rồi vớt khoai.
- Khoai luộc có thể ăn kèm với sữa chua không đường
Khoai tây nướng thì là
Nguyên liệu
- 500gr khoai tây
- Thì là
- Dầu oliu
Cách thực hiện
- Khoai tây rửa sạch, dùng khăn thấm nước rồi dùng dĩa châm xung quanh khoai tây 2 – 3 lần.
- Quét dầu oliu xung quanh khoai tây rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 220 độ C khoảng 45 – 60 phút tùy vào kích thước.
- Sau khi lấy khoai ra thì nêm gia vị vừa ăn và trang trí khoai tây đã nướng bằng thì là.
Salad khoai tây
Nguyên liệu
- 500gr khoai tây
- Xà lách, cà chua bi, dưa chuột, chanh
Cách thực hiện
- Xà lách và dưa chuột thái nhỏ, cà chua bi bổ đôi.
- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ cho vào nồi luộc chín.
- Khoai tây để nguội, cắt nhỏ rồi trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị và nêm gia vị cho vừa ăn, cuối cùng cho thêm nước cốt chanh và dầu oliu và thưởng thức.
Lưu ý khi ăn khoai tây giảm cân
Như chúng ta đã biết khoai tây có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người và có thể hỗ trợ giảm cân nếu chúng ta ăn đúng cách, đủ liều. Để đảm bảo an toàn và tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe, khi ăn khoai tây giảm cân các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Khi lựa chọn khoai tây, bạn nên chọn củ còn tươi, sạch sẽ. Tuyệt đối tránh xa những củ màu xanh hoặc đã mọc mầm. Những củ này chứa nhiều chất solanine có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong.
- Hạn chế ăn cá món khoai tây chiên, xào, thay vào đó bạn nên ăn các món khoai tây luộc, hầm hoặc hấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ép khoai tây. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải vì tiêu thụ quá nhiều củ khoai tây sống có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng khí…
- Không kết hợp khoai tây với cà chua và khi nấu nên nấu chín tới. Vì nấu nấu quá lâu có thể khiến vitamin C và các chất dinh dưỡng bị phân hủy.
- Những người bị dị ứng với khoai tây, bị tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc tuyệt đối không ăn khoai tây để giảm cân.
Một số vấn đề liên quan tới khoai tây
Sau đây là một số vấn đề liên quan đến khoai tây được nhiều bạn đọc quan tâm đó là:
Khoai tây có nấu được với cà chua không?
Về vấn đề này, các chuyên gia khuyên các bạn không nên nấu khoai tây với cà chua. Bởi việc kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau khi được tiêu thụ cùng lúc sẽ gây ra những cục khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Khoai tây có tinh bột không?
Câu trả lời là có. Trong 100g khoai tây có chứa đến 15,44g tinh bột. Đây là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột khá cao. Khoai tây có chứa tinh bột kháng hữu ích, không giống như chất xơ khó tiêu hóa. Tinh bột kháng giúp sản sinh axit béo chuỗi ngắn, rất có lợi cho cơ thể con người nếu như bạn bổ sung khoai tây điều độ và hợp lý.
Khoai tây có xào được với tỏi không?
Câu trả lời là không. Ngược lại việc kết hợp tỏi và khoai tây còn đem lại cho bạn một món ăn ngon miệng, cũng như nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần sử dụng cách hợp lý, vi khi xào chúng sẽ chứa rất nhiều chất béo, nếu ăn nhiều có thể khiến bạn bị tăng cân và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Ăn khoai tây có bị táo bón không?
Việc ăn khoai tây có bị táo bón không? thì điều này còn tùy thuộc vào cách mà bạn chế biến. Cụ thể thì theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ – USDA khoai tây khi chiên sẽ rất ít chất xơ và nhiều chất béo nên khi ăn có thể gây táo bón. Vì vậy, các bạn nên hạn chế ăn món này thay vào đó các bạn nên ăn khoai tây luộc, hấp, nấu canh,…
Ăn khoai tây có mất sữa không?
Câu trả lời là không. Ngược lại, việc ăn khoai tây còn cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Hơn nữa, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề ăn khoai tây có béo không? khoai tây có tác dụng gì? và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
+ Nguồn Tham Khảo: Potatoes 101: Nutrition Facts and Health Effects https://www.healthline.com/nutrition/foods/potatoes Truy cập ngày: 6/1/2021
Ngày sửa: 06-01-2021
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!