Cập nhật vào 02/07
Nhiều người vẫn lầm tưởng ngồi bệt trên bồn cầu là cách đi vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tư thế này là sai và là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vậy đâu là tư thế đi vệ sinh đúng cách? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Cách đi vệ sinh nào có thể gây nên bệnh trĩ?
Nhiều người nghĩ: Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu do việc ăn uống không khoa học, ít vận động, mắc bệnh táo bón lâu ngày,… mà ít ai biết rằng: Tư thế đi vệ sinh sai cũng là một “thủ phạm”.
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra bệnh trĩ bắt nguồn từ tư thế đi vệ sinh của con người. Trong đó, ngồi ôm bụng hoặc ngồi bệt có thân ngồi vuông góc với bồn cầu. Với góc ngồi 90 độ này, đường ruột sẽ bị chèn ép và vô tình bị chặn lại khiến phân khó đào thải ra ngoài, bạn cũng phải mất nhiều thời gian để ở trong nhà vệ sinh hơn.
Ngoài bệnh trĩ, các bệnh khác mà bạn có thể mắc phải nếu đi vệ sinh sai cách đó là: viêm ruột thừa, viêm kết ruột, ung thư ruột….
2. Hướng dẫn cách ngồi chuẩn tư thế đi vệ sinh đúng cách
Ở tư thế đi vệ sinh đúng cách là ngồi xổm, trọng lượng toàn thân bị ép xuống đùi và nén đại tràng tự nhiên, tạo áp lực nhẹ nhàng từ cơ hoành và từ đó giúp đại tràng mở khóa “xoắn” ở lối vào trực tràng. Việc xoắn này cũng giúp bạn ngăn chặn vấn đề tiểu không tự chủ.
Ngoài ra, do ruột già được trang bị với một van đầu vào và một van mở ra, khi ngồi xổm thì đóng van đầu vào để giữ cho ruột non sạch và mở van mở ra để chất thải đi ra ngoài một cách tự nhiên và thoải mái nhất.
Bên cạnh đó, có rất nhiều lợi ích khác từ việc đại tiện đúng cách ở tư thế ngồi xổm đó là: giúp giảm thiểu nhiễm trùng đường tiết niệu cả ở tần số lẫn mức độ; ngăn ngừa bệnh ung thư ruột và khả năng mắc ung thư sàn chậu,…
Hiện nay hầu hết các gia đình sử dụng loại bồn cầu ngồi bệt dẫn đến cách đi vệ sinh sai. Muốn điều chỉnh tư thế đi vệ sinh đúng cách với bồn cầu này, bạn nên kê thêm một chiếc ghế nhỏ với độ cao vừa phải, đặt hai chân lên mỗi khi đi vệ sinh. Biện pháp này giúp đảm bảo tư thế của bạn gần giống nhất so với tư thế ngồi xổm (khoảng 35 đến 40 độ) tùy vào độ cao của ghế bạn sử dụng.
3. 5 điều cần nhớ khi đi vệ sinh
Không nên đi vệ sinh quá lâu
Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là khoảng 3 -5 phút. Tuy nhiên, từ khi có điện thoại thông minh, thời gian đi vệ sinh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời lượng của bộ phim truyền hình hoặc thời gian của trận đấu game đang chơi… Nhưng ít người biết rằng, thời gian ngồi vệ sinh càng lâu, càng gây nguy hại cho sức khỏe.
Đại tiện là quá trình “bài tiết phân”, tức là cơ thể liên tục dùng áp lực để phân được “đẩy” ra ngoài, đồng thời quá trình này cũng khiến đường ruột chịu áp lực. Vì vậy, thời gian dài đi đại tiện, tăng nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung… Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, bất luận là sách, báo, hay điện thoại di động, máy tính bảng,… tất cả đều không được mang vào nhà vệ sinh.
Không nên rặn quá mạnh khi đi vệ sinh
Dặn quá mạnh khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.
Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.
Đừng nên nhịn đi đại tiện
Thói quen nhịn đi đại tiện sẽ gây ra nhiều nguy hiểm so với nhịn đi tiểu tiện, vì nhịn đại tiện sẽ dễ gây táo bón. Mà đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải đường tiêu hóa nên để càng lâu, phân càng khô cứng và khó ra ngoài. Nhịn đi đại tiện sẽ làm tác động lên tĩnh mạch một lực rất lớn, là 1 nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh
Rất nhiều người vẫn miễn cưỡng không thực hiện hoặc rửa tay qua loa cho xong sau mỗi lần đại tiện. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Do vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh, sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay thật kỹ càng, sạch sẽ, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, khi đã mắc bệnh trĩ, hậu môn bị nứt sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của bạn.
Giữ gìn, cọ rửa nhà vệ sinh sạch sẽ
Cọ rửa nhà vệ sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt những vi khuẩn và nấm mốc gây hại khi bạn ngồi lên trên bồn cầu. Do đó nếu muốn có một sức khỏe tốt và tránh bệnh trĩ, bạn nên vệ sinh nhà tắm của mình thật sạch sẽ. Một số phương pháp khử mùi hôi cho nhà vệ sinh mà bạn nên áp dụng đó là sử dụng bã cà phê, muối trắng hay xông tinh dầu…
Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không hiệu quả, bạn nên sử dụng dịch vụ thông tắc bồn cầu. Giá thông tắc bồn cầu thường không quá đắt, giao động từ 300.000 – 500.000 đồng, tùy thuộc vào bạn sử dụng nhiều hay ít dịch vụ. Đội ngũ thông tắc bồn cầu thường là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, bạn sẽ không cần phải lo lắng hay tốn thời gian tự tìm cách sửa chữa.
Nếu bạn đang ở khu vực Hà Nội, đặc biệt là khu vực quận Hai Bà Trưng thì có rất nhiều dịch vụ thông tắc bồn cầu mà bạn có thể lựa chọn. Chúng tôi xin gợi ý cho bạn dịch vụ thông tắc bồn cầu tại quận Hai Bà Trưng uy tín và chất lượng nhất!
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!