Ý nghĩa của tứ linh Long Ly Quy Phụng trong phong thủy

Văn hóa phương đông cổ đại rất nổi tiếng với nhiều truyền thuyết về các thần linh và đạo giáo. Tứ linh là một trong số những thần thoại đó. 4 linh vật trong tứ linh là Long – Ly – Quy – Phụng xuất hiện nhiều trong văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và cả Việt Nam. Vậy ý nghĩa của tứ linh Long Ly Quy Phụng là gì? Tại sao chúng được sử dụng nhiều trong văn hóa, phong thủy Việt Nam. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tứ linh là gì, gồm những con vật nào

Tứ Linh là bốn linh vật trong thần thoại Trung Hoa cổ đại. Tứ linh bao gồm 4 linh thú là Long – Ly – Quy – Phụng hoặc có thể gọi là Long – Lân – Quy – Phụng; lần lượt là rồng, lân, rùa, phượng. Chúng được bắt nguồn từ 4 vị thần chấn giữ đất trời tự nhiên là Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước. Bốn thần thú này được tạo ra để canh giữ 4 phương trời tương đương cho các nguyên tố chính tạo ra trời đất là đất nước, gió và lửa.

4 linh được sử dụng nhiều trong kiến trúc đền thờ Phật giáo, trong các kiến trúc của nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Hình ảnh này cũng thường được thấy trên các sản phẩm trang trí nội thất truyền thống hoặc đồ đồng thờ cúng phong thủy. Lý do người ta sử dụng tứ linh chính là bởi nghĩa đặc biệt của từng con vật cũng như sự kết hợp của chúng trên cùng một đồ vật.

2. Ý nghĩa của tứ linh trong phong thủy

Long

Long – Rồng là loài đứng đầu trong tứ linh vì sức mạnh tổng hòa của tự nhiên và là con vật tượng trưng cho bậc đế vương, thiên tử. Rồng là một thần thú không có thực và chỉ xuất hiện trong thần thoại nên nó có ý nghĩa rất đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều nước ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam.

Nếu như Trung Quốc, rồng được coi là hiện thân của thiên tử, long vương có quyền năng xoay chuyển càn khôn; tạo ra mưa gió sấm chớp…thì ở Việt Nam Rồng chính là cội nguồn của dân tộc. Là người Việt không ai biết sự tích Con Rồng Cháu Tiên. Tất cả mọi người đều là con cháu của Rồng chỉ Lạc Long Quân và tiên chỉ Âu Cơ.

Rồng còn gắn liền với nền văn minh lúa nước cổ đại. Khi mà khoa học công nghệ chưa phát triển, người ta tin rằng mưa gió trong trời đất được điều khiển bởi rồng – Long Vương. Mỗi khi có hạn hán mất mùa, người ta sẽ lập đàn thờ phụng rồng thần để có được một năm mưa gió thuận hòa, nước mưa đủ cung cấp cho đồng ruộng.

Ngoài ra, trong cuộc sống người ta tin rằng khi xây nhà, chọn thế đất hoặc các công việc liên quan đến bất động sản, thờ cúng tâm linh; nếu có thế rồng tức có long mạch thì sẽ được hưởng vượng khí. Nếu là nhà ở thì sẽ được ấm êm, phúc lộc. Nếu là để kinh doanh thì sẽ đem đến thịnh vượng, phát triển.

Lân

Kỳ lân hay còn gọi là lân, li, là linh vật thứ hai trong tứ linh. Loài vật này được miêu tả gần giống như sư tử những lại có sừng, đầu rồng thân thú. Ở Việt Nam, Lân có mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt phần đuôi xù cong. Linh thú này toát lên vẻ hiền lành và thân thiện, tạo cho người ta cảm giác thân quen và an toàn.

Trong truyền thuyết, chúng cũng được miêu tả là loài vật nhân từ. Khi di chuyển Lân sẽ không bước lên cây cỏ và giẫm lên côn trùng. Phẩm chất cao quý và tinh khiết của Lân cũng được thể hiện qua chi tiết Lân chỉ uống nước sạch và không bao giờ làm hại các con vật khác.

Lân trong ý nghĩa của tứ linh Việt Nam là điềm báo của sự thái bình thịnh vượng, an bình, yên ổn. Thời xưa, khi các bậc vua chúa tiến hành các công việc hệ trọng nào đó; nếu có kỳ lân xuất thế ắt việc ấy sẽ được thuận ý. Xã hội hiện đại cũng coi Lân như một linh vật mang đến phước lành và thịnh vượng. Vì vậy ta thường thấy tượng kỳ lân ở các đình, đền trải dài khắp đất nước

Quy

Quy chính là rùa, là loài vật có thực duy nhất trong tứ linh. Rùa gắn liền với nhiều truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam và là loài vật có linh tính. Truyền thuyết về thần Kim Quy dâng nỏ giúp vua giữa nước; vì vậy người ta cũng hạn chế làm hại rùa tự nhiên. Rùa cũng là loài vật được phóng sinh mỗi dịp lễ của Phật giáp.

Tự nhiên sinh học cho thấy Rùa là một loài bò sát có tuổi thọ rất cao và sức sống mãnh liệt. Chúng có nhiều loài có thể sống từ khu vực núi cao co đến biển sâu vì thế rùa là biểu tượng cho sự trường tồn bất diệt. Các vân trên mai rùa cũng được coi là sự tổng hòa của các yếu tố thiên nhiên; hội tụ sức mạnh của đất trời.

Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp nhiều tượng rùa trong các công trình văn hóa. Đặc biệt là rùa đá trong văn miếu Quốc Tử Giám. Nơi minh chứng truyền thống văn hóa và lịch sử trường tồn của Việt Nam.

Phụng

Phụng hay Phượng mặc dù được nhắc đến cuối cùng trong tứ linh nhưng linh vật thần thoại này được xếp ngang hàng với Long. Long Phụng chính là biểu tượng của Vua và Hoàng Hậu, được người dân tôn thờ và kính trọng.

Phượng Hoàng là vua của các loài chim với bộ lông rực rỡ, ngoại hình cao quý đặc biệt là đôi mắt dài, ánh mắt mạnh mẽ rực lửa. Trong thần thoại cổ đại, Phượng Hoàng có khả năng bất tử. Khi tồn tại được một khoảng thời gian đủ lâu; Phượng sẽ tự kết thúc vòng đời và tái sinh lại với sức mạnh mãnh liệt hơn nữa. Vì vậy Phụng trong tứ linh là đại diện cho phẩm hạnh cao quý, thanh nhã và sự trường tồn vĩnh cửu. Loài vật này cũng thường được miêu tả cho vẻ đẹp của nữ giới. Chỉ những người phụ nữ có vẻ ngoài xinh đẹp (mắt phượng mày ngài) và phẩm giá thanh cao.

Phượng mang sức mạnh của lửa, đại diện cho hành hỏa; là linh vật linh thiêng để thờ cúng trong đình chùa, đền thờ… Sử dụng các đồ vật có biểu tượng của Phượng Hoàng sẽ giúp gia chủ thu hút nhiều may mắn thịnh vượng.

Lời kết

Sự kết hợp của tứ linh chính là sự hội tụ sức mạnh của đất trời. Cả 4 con vật trong tứ linh đều mang đến những may mắn; sức khỏe và bình an đến cho gia đình bạn vì vậy, lựa chọn đồ trang trí phong thủy có họa tiết tứ linh là lựa chọn rất tốt cho ngôi nhà của mình. Hiểu được ý nghĩa đặc biệt của tứ linh trong phong thủy giúp sẽ bạn sắp xếp các đồ vật trang trí trong nhà vừa hợp mệnh; vừa có thể phát huy hết được công dụng phong thủy của món đồ đó. Vừa rồi là phần ý nghĩa của tứ linh trong thủy mà thư viện gỗ đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thông tin cần thiết cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.