2 Cách ngâm rượu sâm đất bổ dưỡng nhất?

Được biết đến là loại thực vật mọc hoang nhưng sâm đất lại có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Lá và rễ (củ) sâm đất có tính dược liệu cao thường xuất hiện trong các bài thuốc như: chữa vàng da, thiếu máu, chữa hen suyễn, các bệnh về gan… Ngoài cách sử dụng truyền thống là làm thuốc, sâm đất còn dùng để ngâm rượu. Cách ngâm rượu sâm đất cũng rất đơn giản, không chỉ là thức đồ uống có cồn giải trí, rượu sâm đất còn rất bổ dưỡng với sức khỏe. Cụ thể như thế nào, cùng ngamruoitaybac.com tìm hiểu ngay dưới đây.

Xem thêm cách ngâm rượu tại:

Cây sâm đất – cây dược liệu quý mọc hoang

Sâm đất là loại cây mọc tự nhiên. Trước khi biết đến các dược tính của củ sâm đất, thì lá sâm đất được người dân dùng làm thực phẩm, nấu ăn từ rất lâu rồi. Ngâm rượu sâm đất có thể dùng củ tươi hay khô đều được.

ngâm rượu sâm đất
Cây sâm là cây mọc tự nhiên nên rất dễ bắt gặp

Tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.)

Họ: hoa phấn – Nyctaginaceae

Tên gọi khác: sâm quy bầu, sâm nam, sâm rừng…

Đặc điểm: Sâm đất thuộc loại cây thân thảo, sống rất dai. Thân nhiều lông chỉ cao khoảng 50cm, mọc tỏa ra sát đất. Lá sâm đất có hình bầu dục, mặt lá có lông nhưng không nhiều. Lá mọc cân đối, mép lượn sóng.

Từ tháng 4 đến tháng 6 là khoảng thấy trong cây ra hoa và quả. Rễ xoắn, phình to thành củ đây là bộ phận bổ dưỡng và được săn lùng nhiều nhất.

ngâm rượu sâm đất
Ngoài tự nhiên có 3 loại sâm đất khác nhau

Các loại sâm đất phổ biến

Sâm đất có tới 3 loại khác nhau với các tên gọi và cách dùng khác nhau.

  • Thổ nhân sâm
  • Mồng tơi
  • Sâm nam

Thổ nhân sâm thường được dùng để ngâm rượu sâm đất. Mồng tơi được sử dụng nhiều hơn trong nấu ăn. Đây cũng là 2 loại sâm đất điển hình và thường thấy nhất ở nước ta. Sâm nam hiếm nên ít thấy hơn.

Thành phần hóa học trong sâm đất

Theo Đông y, Sâm đất có tính bình, vị ngọt chứa hoạt chất pectin, chứa dẫn xuất phenolic. Có điều trị hiệu quả trong hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể và bệnh ho.

Ngoài cách sử dụng trực tiếp trong các bài thuốc thì ngâm rượu sâm đất cũng là cách sử dụng giúp phát huy hiệu quả cao nhất.

ngâm rượu sâm đất
Củ sâm đất cũng có nhiều loại và hình dáng khác nhau

Cách công dụng của cây sâm đất

Sâm đất thường được biết đến là thực phẩm nhiều hơn là dược liệu. Lá sâm đất chế biến được rất nhiều món ăn ngon, củ sâm đất chủ yếu để ngâm rượu. Sâm đất được sử dụng rộng rãi vì có rất nhiều công dụng kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận
  • Cải thiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi và choáng váng
  • Bổ huyết, hỗ trợ điều trị kiết lỵ, táo bón
  • Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Để đạt được hiệu quả cao nhất người ta thường ngâm rượu sâm đất. Rượu sâm đất ngâm nhanh được uống, rượu lại ngon nên được rất nhiều người ưa chuộng.

ngâm rượu sâm đất
Củ sâm đất có rất nhiều công dụng với sức khỏe

2 Cách ngâm rượu sâm đất tại nhà

Ngâm rượu sâm đất không cần cầu kì, chỉ cần sâm với rượu là đã có bình rượu vừa ngon vừa bổ. Cách thực hiện cũng rất đơn giản nên thường sẽ tự làm tại nhà thay vì mua các bình rượu sẵn. Rượu sâm đất đã được ngâm sẵn vừa đắt lại khó đảm bảo chất lượng đầu vào.

Nguyên liệu để ngâm rượu sâm đất

  • 1kg củ cây sâm đất tươi
  • 1kg củ cây sâm đất khô
  • 5 lít rượu nếp trắng ngon để ngâm củ tươi
  • 20 lít rượu để ngâm củ khô
  • Bình thủy tinh hoặc chum sành

Sâm đất nên chọn những củ tươi, giòn, sáng màu không bị sâu bọ, nấm mốc. Củ càng to tính dược liệu càng cao. Rượu nếp trắng từ 35 đế 40 độ ngâm là chuẩn nhất. Nếu không có rượu nếp có thể dùng rượu tẻ cũng được tuy nhiên rượu thành phẩm có thể không được ngon. Không dùng các loại rượu khác.

ngâm rượu sâm đất
Sâm đất tốt cho sức khỏe mà giá vô cùng phải chăng

Cách 1. Ngâm rượu sâm đất tươi

Bước 1. Sơ chế

Củ sâm đất phải rửa sạch bằng nước, có thể dùng bàn chải trà nhẹ ở từng ngách nhỏ của củ sâm để hết sạch đất và bụi bẩn.

Có thể tráng quá một lượt với rượu và để ráo mới đem ngâm. Nếu củ sâm đất sau khi dính nước ngâm rượu sẽ làm hỏng rượu, mất chất hoặc biến vị khác.

Bước 2. Sau khi sâm đã khô sẽ xếp vào bình. Để có thẩm mỹ xếp củ sâm đất theo chiều thẳng đứng, đầu xuống dưới và thân lên trên.

Bước 3. Sau đó đổ rượu ngâm bình rồi đậy lắp lại vào bảo quản ở nơi thoáng, khô và sạch.

Ngâm rượu sâm đất sau 3 đến 6 tháng là có thể lấy ra sử dụng. Có thể ngâm lại 2,3 lượt rượu nữa trước khi bỏ đi.

ngâm rượu sâm đất
Rượu sâm đất ngâm tươi hoặc khô đều được

Cách 2. Ngâm rượu sâm đất khô

Bước 1. Củ sâm đất khô sau khi rửa sạch với nước cũng sẽ phơi khô để ráo nước. Thái thành từng lát mỏng độ dày khoảng 0.5cm. Sau đó đem đi phơi từ 5-7 nắng

Bước 2. Sao vàng đều từ 7 đến 10 phút, sau đó bỏ ra ngoài và để nguội.

Bước 3. Khi sâm đất đã nguội sẽ cho vào bình và đổ rượu vào. Với 1kg sâm đất khô có thể ngâm cùng 20 lít rượu.

Củ sâm đất tươi ngâm rượu sẽ tốt hơn. Ngoài cách ngâm mộc vị có thể ngâm kết hợp cùng với sâm cau.

ngâm rượu sâm đất
Sâm đất thường thái lát và sao vàng để ngâm khô

Một số lưu ý để có bình rượu sâm đất ngon

Rượu sâm đất có cách ngâm khá đơn giản, tuy nhiên để có một bình rượu ngon không phải là dễ. Khi tiến hành ngâm rượu sâm đất cần lưu ý

  • Củ sâm phải là loại sâm tươi hoặc sâm được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dưới 1 tháng.
  • Củ sâm tươi khi ngâm nên để nguyên dạng, không nên cắt mỏng hoặc thái lát
  • Trong suốt 3 đến 6 tháng chờ rượu nên thường xuyên kiểm tra xem rượu có bị ẩm, nổi váng và xuất hiện trường hợp lạ không để kịp thời xử lý.

Ngâm rượu sâm đất cần một chút kỳ công, khéo léo và cẩn thận chắn chắn sẽ thu được bình rượu ngon hết ý.

ngâm rượu sâm đất
Rượu sâm đất ngâm từ 3 đến 6 tháng là có thể sử dụng được

Ngâm rượu sâm đất có tác dụng gì?

Sâm đất có nhiều lợi ích và hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh. Rượu sâm đất cũng thế. Một số công dụng của được nhắc đến nhiều như:

  • Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng
  • Lợi tiểu, nhuận phế
  • Phòng chống suy nhược cơ thể
  • Giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như sưng, viêm…

Giống như hầu hết các dược liệu khác khi dùng để ngâm rượu sẽ đều có những dược tính nhất định.

Cách sử dụng rượu sâm đất tốt nhất

Dù có nhiều công dụng với sức khỏe tuy nhiên cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều.

  • Rượu chỉ nên sử dụng 2 lần mỗi ngày, không quá 50ml mỗi ngày.
  • Nên uống trong bữa ăn, không uống khi bụng đói
  • Có thể pha thêm mật ong để uống dễ hơn
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại rượu này
  • Khi sử dụng quá nhiều sẽ gặp một số hiện tượng như ra nhiều mồ hôi hoặc gây nôn nao khó chịu.
ngâm rượu sâm đất
Rượu sâm đất có rất nhiều công dụng với sức khỏe

Các bài thuốc từ cây sâm đất

Ngoài ngâm rượu sâm đất, cây sâm đất cũng là thành phần của rất nhiều những bài thuốc hay. Nếu không quen hoặc không sử dụng được rượu sâm đất cũng có thể áp dụng những cách này.

Sâm đất hỗ trợ điều trị tiêu chảy

  • 15g-30g sâm đất
  • 15gram đại táo

Rửa sạch sâm đất và đại táo sau đó đun sôi cùng 1-1,5l nước. Uống như nước lọc và sử dụng trong ngày. Dùng thường xuyên cho đến khi thấy tình trạng bệnh có chuyển biếm.

Sâm đất hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện nhiều lần

  • 50gram rễ cây kim anh
  • 60gram sâm đất

Đun cùng 550ml nước ở lửa nhỏ. Nước sôi đến khi còn một nửa thì tắt bếp, gạn lấy nước. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày, mỗi lần 1 thang và sử dụng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả.

ngâm rượu sâm đất
Sâm đất vừa có thể ngâm rượu vừa có thể làm thuốc

Chữa táo bón bằng cây sâm đất

  • 30gram lá vông non
  • 30gram vừng đen rang nổ
  • 30gram lá sâm đất
  • 20gram lá thiên lý non
  • 20gram rễ đinh lăng

Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và dùng để nấu ăn có thể sử dụng mỗi ngày cho đến khi hết các triệu chứng liên quan đến táo bón.

Sâm đất hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ

Ngâm rượu sâm đất hay các bài thuốc từ sâm đất đều cho hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Với bệnh kiết lỵ cần chuẩn bị:

  • 100gram lá cỏ sữa
  • 100g lá sâm đất
  • 20gram cỏ nhọ nhồi (nếu đi nhiều lần trong ngày)

3 nguyên liệu trên sắc cùng 400ml nước cho đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp. Gạn lấy nước và chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Với bài thuốc này nên sử dụng khi còn ấm.

ngâm rượu sâm đất
Sâm đất thường kết hợp với nhiều dược liệu để làm thuốc

Sâm đất bổ máu, bổ huyết

  • 20gram sâm đất
  • 12gram liên nhục, ý dĩ, thục địa và hoài sơn mỗi vị
  • 10gram mạch môn, đương quy và bạch truật
  • 8gram ngưu tất và 6gram táo nhân

Bạch truật, mạch môn, hoài sơn và táo nhân sao vàng nấu nước thuốc cùng các nguyên liệu còn lại uống trong ngày.

Hỗ trợ chữa cao huyết áp bằng sâm đất

Cách làm bài thuốc này đơn giản như cách ngâm rượu sâm đất. 12gram sâm đất đun sôi với nước uống thay trà hằng ngày. Trà sâm đất giúp điều hòa đường huyết, cholesterol trong máu, mang lại sức khỏe vững chắc và dẻo dai.

ngâm rượu sâm đất
Rượu sâm đất vừa ngon vừa hiệu quả

Giải độc gan, chữa bệnh gan nhờ sâm đất

Cách sử dụng cây sâm đất để nấu trà uống hằng ngày không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giúp giải độc gan, chữa bệnh gan. Ngoài cách dùng này cũng có thể dùng lá nấu canh, hoặc tán bột đều được.

  • Sâm đất trị bệnh ho lâu ngày
  • 01 con gà tần nhỏ 400g
  • 20gram hà thủ ô trắng, sâm đất, thông thảo

Gà hầm cùng các dược liệu cần chuẩn bị ở trên. Hầm cho đến khi gà như nêm gia vị vừa miệng là được. Lưu ý: vớt bỏ lớp mỡ nổi trên mặt nước.

Ngoài ngâm rượu sâm đất, loại dược liệu tự nhiên này có rất nhiều cách sử dụng. Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo nên tham khảo ý kiến của các sĩ để sử dụng liều lượng tốt nhất cho có thể.

Nếu thấy việc chuẩn bị các nguyên liệu bài thuốc phức tạp thì hãy ngâm rượu sâm đất và sử dụng mỗi ngày nhé. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm

Cách ngâm rượu mú từn chữa yếu sinh lý cho nam giới