Có nhiều cách để trồng một cây mới, trong đó giâm cành là phương pháp được nhiều người áp dụng. Giâm cành giúp cây mới giữ nguyên đặc tính từ cây bố mẹ. Cách làm cũng không quá phức tạp, nhưng không phải ai cũng nắm được.
Để phổ cập kiến thức này, higlum.com xin mang tới cho các bạn kỹ thuật giâm cành đơn giản – hiệu quả tới 97%. Bắt tay vào làm thôi nào!
Phương pháp giâm cành truyền thống cho người mới chơi
Bước 1: Chuẩn bị
Mỗi một loại cây cần có thời điểm thích hợp để bắt đầu giâm cành khác nhau. Với những cây thân gỗ thì thời điểm thích hợp là cuối mùa xuân, hoặc sang mùa hè. Đó là thời điểm chồi mới đã ra và chúng vẫn còn non.
Chậu trồng cần chuẩn bị có kích thước tùy theo số lượng cành giâm bạn muốn.
Cần chuẩn bị thêm giá thể tạo rễ: được làm từ đất hoặc than bùn rêu kết hợp cát thô. Sử dụng nước làm ẩm vừa đủ, đổ vào bầu đã chuẩn bị trước đó.
Ngoài ra, nếu không có đất thì bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp như dưới đây. Đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Hỗn hợp bao gồm xơ dừa, rêu than bùn và một phần đá cát xây dựng (vô trùng) hoặc đá trân châu.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, ta chuyển sang bước 2 là thực hiện cắt cành.
Bước 2: Thực hiện cắt cành
Sau khi chọn được chồi cuối (nên chọn chồi không có hoa) từ cây mẹ có đặc tính tốt, ta sử dụng dao sắc và cắt. Vết cắt có chiều dài được xác định bởi cây nguồn. Chiều dài cành giâm khoảng từ 5 đến 20cm.
Nếu trên cành giâm có hoa thì hãy ngắt hết hoa và nụ. Đồng thời những lá phía gần vết cắt cũng nên loại bỏ. Chỉ nên để lại từ 3 đến 8 lá, số lượng lá đủ giúp cành quang hợp nhưng không làm tốn hơi nước của cây phải thoát qua lá.
Sử dụng lưỡi dao sạch cạo bỏ khoảng 2 đến 4cm phần vỏ ngoài chỗ lát cắt. Giúp rễ cây được phát triển nhanh hơn.
Bước 3: Thực hiện giâm cành
Đến bước này, bạn cắm cành giâm vào giá thể đã chuẩn bị ở bước đầu. Cắm khoảng ½ cành giâm. Sử dụng ngón tay ấn nhẹ xung quanh để nén chặt, tránh ấn mạnh làm tổn thương thân cây. Tưới nước nhẹ nhàng làm đủ ẩm giá thể trồng.
Cho hom giâm vào trong một túi ni lông treo cây lên. Việc này sẽ giúp tạo ra “buồng ẩm nhỏ”, giúp độ ẩm được giữ xung quanh lá trong quá trình cành giâm ra rễ.
Sau khoảng thời gian 6 đến 8 tuần (thời gian phụ thuộc vào từng loại cây), rễ đã mọc và phát triển cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lúc này, bạn có thể bỏ cây ra khỏi túi ni lông, cho cây tiếp xúc dần với ánh sáng.
Cành giâm cứng cáp hẳn thì bạn có thể chuyển ra chậu trồng được chuẩn bị sẵn trước đó. Chăm sóc như một cây phát triển bình thường. Như vậy là bạn đã thành công với việc trồng cây từ cành giâm tại nhà rồi. Higlum xin chúc mừng.
Xem thêm:
- hướng dẫn trồng nghệ đỏ
- kỹ thuật trồng rau khí canh
- cây vảy ốc
Phương pháp giâm cành số lượng lớn cho bà con tham khảo
Bước 1: Lựa chọn cành giâm
Bước đầu bà con cần lựa chọn những cây bố mẹ làm giống theo tiêu chuẩn. Lựa chọn những cành bánh tẻ, phía ngoài mặt tán. Vỏ ngoài đang chuyển sang màu nâu, chỉ lựa chọn những cần khỏe mạnh (tránh cành sâu bệnh và cành quá non).
Đối với việc chọn cành giâm từ cây chè, bà con cần trồng riêng những cây bố mẹ ra vườn riêng. Có chế độ chăm sóc khác và không hái búp để cành làm giống vươn dài hơn.
Bước 2: Làm vườn ươm giâm hom
Nên chọn những khu đất khuất gió, cao hơn khu vực xung quanh để tránh ngập úng. Gần nguồn nước tưới và giao thông thuận lợi, mặt đất dốc nghiêng nhẹ không quá 5 độ.
Ở những khu vực gò đồi, vùng núi nên chọn loại đất đỏ vàng tơi xốp. Độ pH giao động từ 4.5 đến 6.0
Cải tạo đất bằng việc cày xới độ sâu 25 đến 30cm. Phay nhỏ và lên luống có độ cao khoảng 1 gang tay, rộng tầm 1m đến 1.2m. Khoảng cách giữa các luống khoảng 50cm.
Mặt luống cần được rải chất nền để giâm cành, độ dày khoảng 10 đến 12cm. Bà con có thể chuẩn bị chất nền được làm từ ⅓ mùn cưa (đã được ngâm với nước vôi trong) + ⅔ cát.
Vườn ươm cần được che nắng, và hạn chế mưa bằng cách làm các giàn che phía trên và xung quanh. Sử dụng những cột đỡ cao từ 1,6 đến 1,8m. Phía bên trên dùng phên nứa, lá lau, hoặc lưới đen, … để che nắng. Xung quanh có thể sử dụng cót hoặc phên nứa, lưới B40 vây giúp bảo vệ động vật gây hại.
Bước 3: Thực hiện cắm hom
Chọn những ngày râm mát, nếu có mưa nhẹ thì càng tốt. Thời điểm chiều mát hoặc sáng sớm. Sau khi cắt cành, bà con cần cho luôn vào những xô chậu chứa nước cao khoảng 5cm. Phun nước lên tạo độ ẩm cho lá, sau khi cho vào xô thì che lại.
Sau khi hoàn thành việc cắt hom ươm, bà con đem chúng đến vườn ươm và cắt thành từng hom nhỏ có chiều dài 5-7cm, để lại 2 tới 4 lá. Với việc giâm chè thì có thể cắt độ dài 3 đến 4cm mỗi hom, để lại 1 lá mầm và 1 nách lá.
Sau khi cắt, hom cần được cắm giâm ngay. Để tăng tỉ lệ thành công, bà con có thể ngâm hom trong dung dịch kích thích ra rễ như NAA, IBA (nhúng khoảng 5 đến 10s).
Mật độ cắm khoảng 6cm x 10cm mỗi hom. Mỗi mét vuông trung bình cắm được 160hom. Cắm độ sâu vừa phải làm sao để lá cách mặt đất khoảng 1cm, sau đó nén chặt đất và tưới nước đủ ẩm.
Bước 4: Chăm sóc hom giâm
Với mỗi loại cây thì việc chọn thời điểm cắt cành là khác nhau. Ví dụ cây chè thời điểm thích hợp là tháng 6 đến 7 âm lịch. Cây ăn quả được chọn từ tháng 2 đến 4 hoặc từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.
Từ lúc cắm hom tới thời điểm cây ra rễ, bà con cần giữ ẩm vườn ươm thường xuyên. Tưới phun sương hàng ngày.
Sau khoảng 1 tháng, thời điểm này cây đã rễ. Bà con giảm tần suất tưới xuống 3-5 ngày tưới 1 lần, duy trì đến hết 3 tháng. Sau 3 tháng thì khoảng 1 tuần tưới 1 lần.
Sau khoảng 3-5 tháng, bà con bỏ bớt giàn che bên trên, đảm bảo ánh sáng lọt vào được ⅓ đến ½. Bỏ hẳn giàn che khi cây giâm được 6 tháng.
Trong quá trình chăm sóc, ngoài nước tưới bà con có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho hom giâm bằng cách bón thúc. Chi tiết liều lượng có thể tham khảo tại các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc cách tiệm cây giống.
Xem thêm:
- cách trồng hoa tiên ông
- chăm sóc gấc
Bước 5: Thu hoạch thành quả
Tùy từng loại cây mà bà con chọn thời điểm thu hoạch khác nhau. Với cây chè, khi cành giâm cao khoảng 20cm và có 6 đến 8 lá thật là có thể đem ra trồng như cây con.
Với cây ăn quả, khi cành giâm đạt chiều cao khoảng 40 đến 60cm, cành cấp 2 có 1 lá trở lên là có thể tách đem trồng.
Lời kết
Như vậy, higlum.com đã cùng bạn và bà con tìm hiểu kỹ thuật giâm cành trong thùng xốp, giâm cành với quy mô lớn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con để bắt đầu với vườn ươm giâm cành của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!