1. Đau đầu vì chuyện ăn uống của con: “cứ mỗi lần ăn là hò như hò đò”
Chị Đặng Thúy Quỳnh (Hà Đông – Hà Nội) chia sẻ: “nuôi con là một hành trình không hề dễ dàng với bất kỳ bà mẹ nào. Trong suốt quá trình nuôi nấng đó không xảy ra vấn đề này thì vấn đề khác. Với mình đau đầu nhất là chuyện bé biếng ăn.
Bé Su nhà mình trộm vía rất ít khi bị ốm, nhưng mà đổi ngược lại là cái tật “sợ ăn”. Cứ hễ ai đưa cái thìa lên miệng con là con bịt chặt mồm lại, lắc đầu “nguây ngẩy”. Vì con lười ăn lâu ngày nên nhìn bé còi cọc. Mình thấy con như vậy cũng sốt ruột lắm, tìm đủ mọi cách, đủ loại thức ăn, thay đổi hàng ngày để khí con ăn nhưng vẫn thất bại.
Rồi mình quyết định mang con đi hỏi bác sĩ Nhi ở Thu Cúc, thế là mới vỡ lẽ ra vì sao con lười ăn, sao những nỗ lực ép con ăn của mình lại thất bại và lời khuyên của bác sĩ về việc bé biếng ăn nên bổ sung những chất gì. Mình thấy vấn đề của mình có lẽ không chỉ là của riêng mình nữa, mà còn là vấn đề của rất nhiều bậc làm cha mẹ vì vậy mình quyết định chia sẻ lại. Mong rằng các mẹ có con lười ăn như Su nhà mình hãy đọc để hiểu hơn về cách chăm sóc con”.
2. Chuyên gia lý giải: Bé lười ăn nên bổ sung những chất gì?
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chia sẻ: Rất nhiều phụ huynh cảm thấy mệt mỏi trong chuyện ăn uống của con, khi bé lười ăn, ăn mãi không lớn, nhiều phụ huynh khác cố gắng tìm cách ép con ăn, cho ăn với số lượng thật nhiều nhưng họ quên mất một điều đó là: chế độ dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn mới là điều quan trọng nhất đối với sức khỏe của trẻ.
2.1 Khi bé lười ăn cần bổ sung kẽm
Khi dinh dưỡng không hợp lý không chỉ khiến trẻ thấp còi mà còn thiếu sức đề kháng. Một trong những vi chất rất quan trọng hay bị các bậc phụ huynh bỏ quên trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, đó là chất kẽm.
Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm trẻ dễ nổi cáu.
Kẽm là vi chất có liên quan đến cấu trúc và chức năng của 300 loại enzyme. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến việc chuyển hóa enzyme trong cơ thể. Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều protein, chúng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể như tạo tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh, điều hòa gen phục vụ cho việc hình thành các thành phần của xương,…
2.2 Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé lười ăn
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung kẽm đầy đủ bằng việc bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa công thức. Nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên với những trẻ không thiếu kẽm mà bổ sung thì cũng không có tác dụng bởi bé thấp còi có thể còn do nhiều nguyên nhân khác nữ như bé thiếu những vi chất khác như vitamin A; vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, B12; vitamin C; Viamin D,…
Đặc biệt, phụ huynh không nên vì thấy con biếng ăn, chậm tăng cân mà tự ý mua kẽm về bổ sung cho bé. Vì việc bổ sung thừa kẽm sẽ gây độc cho gan, thận do tăng thải và gây ức chế hấp thu các vi chất khác, chẳng hạn như thừa sắt có thể ức chế hấp thu kẽm, vitamin A, canxi,… Vì vậy, việc bổ sung các vi chất cho bé, mẹ nên đưa con đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để bé được kiểm tra, bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung mức độ phù hợp cho con, tránh việc lạm dụng thuốc gây nguy hiểm.
Trường hợp bé Su nhà chị Quỳnh sau khi thăm khám và làm xét nghiệm cho biết con bị thiếu hụt kẽm và vitamin D, vitamin nhóm B (B6-B12) và Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh đã chỉ định sử dụng thuốc bổ sung cho con và nhắc nhở mẹ bổ sung các thực phẩm giàu Kẽm trong thực đơn ăn hàng ngày cho bé Su như hàu, ngao, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, hạt ngũ cốc.
3. Những biểu hiện trẻ bị thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý
– Thiếu dinh dưỡng: chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm phát triển chiều cao,…
– Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: táo bón nhẹ, chán ăn hoặc lười ăn, buồn nôn và nôn kép dài.
– Rối loạn tâm – thần kinh: rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khó đêm,..
– Mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa kéo dài.
– Khô da, vết thương lâu lành, tóc giòn dễ gãy,…
– Tổn thương mắt
– Da ngứa ngáy, có hình “hạt gạo” trên móng tay,…
Nếu thiếu kẽm nặng, còn có thể gây chậm phát triển giới tính, suy giảm khả năng tuyến sinh dục, suy dinh dưỡng, chứng lùn,.. Do đó việc quan tâm bổ sung đủ hàm lượng kẽm cho con là việc làm mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!