Bánh bèo từ lâu đã được coi là một nét đặc sắc trong ẩm thực của người Việt Nam. Bởi không chỉ thơm ngon, cung cấp năng lượng cho cơ thể, bánh bèo còn ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, dân dã đặc trưng của con người miền Trung hiền lành, chân chất. Tuy vậy, ăn bánh bèo có béo không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và lo lắng, đặc biệt là đối với những chị em đang phải ăn kiêng, giảm cân nhưng lỡ “si mê” loại bánh này. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề như trên, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây của Review AZ nhé!
Bánh bèo làm từ bột gì?
Bánh bèo đã xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa, hiện nay loại bánh này là một trong những món ăn phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất ở miền Trung và miền Nam nước ta.
Bánh bèo là sự kết hợp hoàn hảo của bột gạo, thịt tôm xay nhuyễn và nước mắm chua ngọt. Thông thường, vỏ bánh bèo được chế biến từ bột gạo, nhân bánh thường bao gồm thịt tôm xay nhuyễn, hành lá, trứng,… Và được ăn kèm cùng với nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Ngoài ra, bánh bèo sẽ ngon hơn khi ăn cùng với một chút mỡ hành beo béo, cùng với bị thơm của đậu phộng giã nhỏ.
Ở mỗi vùng miền, bánh bèo sẽ có nguyên liệu, cách chế biến, hình thức,… khác nhau. Ví dụ như bánh bèo ở Quảng Nam sẽ to, dày hơn bởi phần nhân bánh chứa nhiều thịt, tôm xay, hẹ. Còn đối với bánh bèo ở Huế, vỏ bánh sẽ mỏng hơn, có bột tôm sấy và thường được ăn kèm với da heo chiên giòn. Sang tới miền Nam, bánh bèo đã được biến tấu khá nhiều, khiến hương vị đặc trưng của bánh bèo phần nào bị thay đổi. Đặc biệt, ở miền Nam còn có bánh bèo ngọt với vỏ bánh được làm từ bột gạo, nhân bánh đậu xanh nhuyễn mịn, thơm mùi lá dứa và được ăn kèm với nước cốt dừa.
Ăn bánh bèo bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào công thức chế biến và nguyên liệu làm bánh bèo của mỗi vùng miền, mỗi con người. Hàm lượng calo trong bánh bèo có thể thay đổi đáng kể. Vậy ăn bánh bèo bao nhiêu calo? Một nghiên cứu dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia đã cho thấy:
- 100g bánh bèo không nhân sẽ chứa khoảng 53 kcal
- 1 chén bánh bèo nhân tôm chứa khoảng 80 kcal
- 1 đĩa bánh bèo Huế thường chứa khoảng 358 kcal
- 1 đĩa bánh bèo thập cẩm chứa khoảng 610 kcal
Có thể thấy, hàm lượng calo trong mỗi loại bánh có sự chênh lệch tương đối lớn, dao động từ 53 – 600 kcal tùy vào loại bánh và mức ăn của mỗi người. Vậy ăn bánh bèo có béo không?
>>> NÊN XEM THÊM: [Review AZ] Bánh cam đường bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Ăn bánh bèo có béo không?
Lý giải cho câu hỏi ăn bánh bèo có béo không? Chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia giải đáp như sau:
Mặc dù bánh bèo được chế biến chủ yếu từ bột gạo – nguyên liệu thực phẩm chứa nhiều năng lượng và chất tinh bột, ăn kèm với một chút thịt tôm xay nhuyễn và mỡ hành. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách ăn bánh bèo khoa học, hợp lý thì sẽ không hề bị béo lên hay tăng cân. Bởi ăn bánh bèo rất nhanh no và làm giảm hàm lượng thức ăn bạn sẽ nạp vào sau đó. Nhờ nguyên liệu bột gạo chứa rất nhiều chất tinh bột trong bánh bèo, sẽ giúp bạn nhanh chóng đầy bụng, đẩy nhanh cảm giác no, no lâu hơn trong khi ăn.
Ngoài ra, để ăn bánh bèo không bị béo, các bạn cũng nên chú ý một số loại “topping” thường ăn kèm với loại bánh này, ví dụ như chả lụa, giò bò, nước mắm,… Hầu như đồ ăn kèm với bánh bèo đều chứa tương đối nhiều calo, nước mắm chứa nhiều muối có thể gây tích nước và tăng cân. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn để không ảnh hưởng tới cân nặng và vóc dáng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm nhiều nước, ăn kèm bánh bèo với rau củ quả, trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin trong khi ăn, đồng thời cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Các bạn cũng đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học, không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên bánh bèo để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
>>> NÊN XEM THÊM: 1 gói snack bao nhiêu calo và ăn snack có béo không?
Bầu ăn bánh bèo được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, bà bầu có thể ăn bánh bèo nhưng phải ăn với liều lượng vừa đủ và ăn đúng lúc. Trong bánh bèo chứa rất nhiều tinh bột, chất béo, vitamin nhóm B và một số chất khoáng từ thịt tôm xay nhuyễn. Nếu biết cách ăn, bánh xèo có thể trở thành một món ăn nhẹ vô cùng bổ dưỡng và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều, hiện tượng dư thừa chất sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như:
- Gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu
Các loại nguyên liệu để chế biến bánh xèo hầu hết đều mang tính nóng mạnh, điển hình là bột gạo, thịt tôm, mỡ hành,… Khi ăn quá nhiều, nhiệt lượng trong cơ thể sẽ tăng cao và dẫn tới cảm giác khó tiêu, chướng bụng vô cùng khó chịu. Ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa của các mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tiểu đường
Bất cứ ai tiêu thụ quá nhiều chất tinh bột vào cơ thể cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân với nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt là đối các mẹ bầu, là đối tượng dễ bị tăng cân nhất. Nếu không nhanh chóng điều trị và có phương pháp cải thiện kịp thời, bà bầu có thể mắc phải bệnh tiểu đường cấp và mãn tính.
- Mất cân bằng huyết áp
Nước mắm ăn kèm với bánh bèo chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tăng huyết áp ở bà bầu. Bởi trong nước mắm chứa rất nhiều muối, khi ăn kèm với bánh bèo có thể pha với đường, muối tiêu,… Điều này có thể làm mất cân bằng huyết áp, gây hại đối với sức khỏe của người bệnh.
- Gây phù nề
Ăn bánh bèo quá nhiều, quá thường xuyên có thể gây ra tình trạng phù nề cơ thể khi lượng muối bị dư thừa quá mức. Muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tích nước trong cơ thể, vừa gây tăng trọng lượng cơ thể vừa gây ra tình trạng phù nề ở các mẹ bầu. Bên cạnh đó, với những thai phụ có tiền sử bị tiền sản giật được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng loại bánh này.
>>> NÊN XEM THÊM: [Review AZ] Ăn bánh ướt có mập không? Lượng calo là bao nhiêu?
Bà đẻ sau sinh mổ ăn bánh bèo được không?
Bà đẻ sau sinh mổ hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn, sức đề kháng rất yếu sẽ không phù hợp với những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh bèo. Các loại bánh chứa nhiều đường, chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia… cũng không hề tốt cho bà đẻ sau sinh mổ.
Theo các bác sĩ phụ khoa, sau khi sinh cả kể là đẻ mổ hay đẻ thường thì các mẹ bầu chỉ nên ăn những loại bánh quy giòn ít muối và đường, ăn bánh mì nguyên cám, bánh sữa chua, bánh mì gạo lứt,…. Nói chung là những loại bánh càng ít calo, ít chất béo, muối thì càng tốt. Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ, vitamin từ rau xanh, trái cây tươi để hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế tăng cân hiệu quả.
Tiểu đường ăn bánh bèo được không?
Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa ăn các loại bánh chứa nhiều muối và tinh bột. Do chất tinh bột là một trong ba chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn nhất tới lượng đường trong máu. Khi người bị tiểu đường hấp thụ quá nhiều tinh bột vào cơ thể, lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng tăng cao và gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên tránh xa bánh bèo và các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, chất đạm và chất béo.
>>> NÊN XEM THÊM: [Review AZ] Bánh c’est bon bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Nói tóm lại, bánh bèo sẽ không gây mập nếu bạn biết cách ăn hợp lý và không ăn quá nhiều, quá thường xuyên. Review AZ hy vọng qua bài viết, ăn bánh bèo có béo không, các bạn đọc đã có cho mình lời câu trả lời và những kiến thức hữu ích về bánh bèo. Nếu còn những thắc mắc hay góp ý phản ánh, hãy để lại trong phần bình luận bên dưới bài viết này.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của Review AZ!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!