Phương pháp học nguyên âm đôi trong tiếng Việt hiệu quả – tiengvietonline.com.vn

Nguyên âm đôi trong tiếng Việt là một trong những khái niệm cơ bản mà hầu hết ai khi học tiếng Việt cũng cần phải biết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa những nguyên âm đôi này, đặc biệt là học sinh. Vì thế bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cho người học một cách dễ hiểu nhất.

Tìm hiểu về nguyên âm đôi trong tiếng Việt

Nguyên âm đôi là gì? Đó là sự kết hợp của hai nguyên âm kế nhau trong cùng một âm tiết. Về cơ bản, nguyên âm đôi là một nguyên âm với mục đích sử dụng lưỡi hoặc những cơ quan nói khác có thể di chuyển linh hoạt trong khi phát âm nguyên âm.

Nguyên âm đôi được phân biệt với nguyên âm đơn, khi mà lưỡi và cơ quan nói khác sẽ ở nguyên tại vị trí và âm tiết chỉ gồm một âm vị nguyên âm duy nhất.

Có 3 nguyên âm đôi trong tiếng Việt đó là: UÔ, ƯƠ, IÊ.

Khi viết những nguyên âm này được thể hiện bằng 8 cách khác nhau trong các trường hợp sau đây:

  • Nguyên âm đôi UÔ được viết thành UÔ. Ví dụ: Chuồn. Thanh điệu trên NÂ2.
  • Nguyên âm đôi UÔ được viết thành UA. Ví dụ: Chua. Thanh điệu trên NÂ1
  • Nguyên âm đôi ƯƠ được viết thành ƯƠ. Ví dụ: Lượn. Thanh điệu trên NÂ2
  • Nguyên âm đôi ƯƠ được viết thành ƯA. Ví dụ: Ngựa. Thanh điệu trên NÂ1
  • Nguyên âm đôi IÊ được viết thành IÊ. Ví dụ: Thiến. Thanh điệu trên NÂ2
  • Nguyên âm đôi IÊ được viết thành IA. (VD: Tía). Thanh điệu trên NÂ1
  • Nguyên âm đôi IÊ được viết thành YÊ. (VD: Chuyền) Thanh điệu trên NÂ2
  • Nguyên âm đôi IÊ được viết thành YA. (VD: khuya). Thanh điệu trên NÂ1.

Tuy nhận định là thế nhưng tình trạng này vẫn còn là một vấn đề khó đối với giáo viên và học sinh. Do đó, sau khi nghiên cứu website tiengvietonline.comvn đã tìm ra một số khó khăn, hướng khắc phục như sau:

Những khó khăn khi học nguyên âm đôi trong tiếng Việt

Giữa phát âm nguyên âm đôi và viết không có sự đồng nhất vì thế học sinh dễ nhầm lẫn trong viết chính tả.

Vd: Đọc là /ưa – nờ – ươn/ viết là ư – ơ – n hoặc phát âm là / u – yên – uyên/ viết là u – y – ê – n = uyên.

Trong 3 nguyên âm đôi, phần nhiều học sinh chưa thể phân biệt được tiếng có âm cuối hay không có âm cuối hay tiếng có âm đệm. Theo như tiengvietonline.com.vn thì lỗi nhiều là do ở viết chính tả.

Đối tượng học sinh là lớp 1, lúc này các em nhận thức còn kém nên để truyền thụ được nội dung dạy này với học sinh là một vấn đề hết sức khó khăn đối với người dạy.

Học sinh còn nhầm lẫn nhiều ở viết /iê/ và /yê/

Khi phát âm người dạy phải kéo dài để cho học sinh được nghe rõ nguyên âm đó có chứa hai con chữ.

Hướng giải quyết sự nhầm lẫn này bằng cách cho học sinh thực hành trên bảng con các tiếng có hai cách viết khác nhau. Bạn nào viết sai thì cho bạn đó nhắc lại luật chính về nguyên âm đôi /iê/ và sau đó cho cả lớp nhắc lại.

Giáo viên cũng cần phải chú ý tới việc học sinh viết dấu thanh khí tiếng có âm cuối và tiếng không có âm cuối. Một khi trong tiếng có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở phía bên trên hoặc ở phía dưới con chữ thứ hai ghi nguyên âm đôi. Khi không xuất hiện âm cuối dấu thanh được đặt ở con chữ thứ nhất ghi nguyên âm đôi.

Ngoài ra, có thể hướng dẫn cho người học nắm chắc, ghi nhớ luật chính tả về nguyên âm đôi /iê/ bằng nhiều hình thức như đọc theo 4 mức độ, đọc nối tiếp.

  • Có âm cuối: iê – biếng, chiến, kiến, nghiêng…
  • Không có âm cuối: iê biến thành: ia – xia, via, kia…
  • Có âm đầu: iê – liếng, riềng, biển.
  • Không có âm đầu: iê biến thành: yê – yên – yểng.
  • Có âm đệm và âm cuối: iê được ghi bằng yê – khuyên, chuyển.
  • Có âm đệm nhưng lại không chứa âm cuối: iê được ghi bằng ya – khuya.

Phương pháp học nguyên âm đôi trong tiếng Việt tốt nhất

Để có thể hướng dẫn người học nguyên âm đôi một cách hiệu quả thì người dạy cần vận dụng những phương pháp dạy học như sau:

  • Phương pháp làm mẫu
  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp thực hành luyện tập
  • Kỹ thuật dạy học trình bày một phút
  • Kỹ thuật viết tích cực

Các hình thức dạy học:

  • Hình thức cá nhân
  • Hình thức cặp đôi
  • Hoạt động theo nhóm.

Theo như website tiengvietonline chia sẻ thì người dạy phải vận dụng linh hoạt những phương pháp và hình thức dạy học, phù hợp với từng đối tượng học mình đang phụ trách.

Cách dạy tốt nguyên âm đôi trong tiếng Việt

Người dạy phải thực hiện đúng quy trình 4 việc dạy đúng và không được sơ sài việc nào. Phải nghiên cứu thiết kế để giảng dạy ở mẫu vần.

Để giúp cho người học nhận ra được tính chất của nguyên âm đôi, khi phát âm thì người dạy cần chú ý kéo dài âm đó để giúp cho học sinh nhận ra có 2 âm: Chẳng hạn như: /iê/ ( đọc là ia ) nghe vừa có âm /i/ vừa có âm /a/.

Để giúp cho người học nắm chắc nguyên âm đôi trong tiếng Việt thì trước khi giới thiệu nên chú ý tạo ra một tình huống chính tả, từ đó giúp cho HS nhận xét, rút ra được cách học và ghi nhớ.

Để có thể truyền đạt lại kiến thức nguyên âm đôi thì giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết. Hơn nữa, sử dụng một vài phương pháp giảng dạy như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết hợp cùng với nhiều hình thức dạy học nhóm, lớp, cá nhân…

Giáo viên yêu cầu người học thực hành và rèn luyện những kỹ năng đọc, viết từ căn bản cho tới cao.

Để thực hiện được điều này người dạy chỉ nhiệt tình giảng dạy thôi là không đủ mà còn phải vận dụng sự linh hoạt các phương pháp được truyền đạt bên trên và cả hình thức dạy học, để như thế học sinh sẽ có tâm trạng muốn học hơn.

Khi dạy nguyên âm đôi cần phải đi liền với cấu trúc ngữ âm của tiếng.

  • Thường xuyên nhắc lại luật chính tả cho người học khi đọc và viết tiếng có chứa nguyên âm đôi.
  • Ở trên lớp cần treo một bảng ghi nhớ về luật chính tả nguyên âm đôi đặt ở nơi mà người học hoàn toàn có thể quan sát, để mỗi ngày nhắc nhở các em và giúp cho các em ghi nhớ nguyên âm đôi một cách hiệu quả nhất.
  • Trong quá trình giảng dạy cần phải phân hóa đối tượng người học để có phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng đang theo học.
  • Thường xuyên tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và để đúc rút ra được phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất.

Như vậy sau khi tìm hiểu về nguyên âm đôi trong tiếng Việt bên trên, các phương pháp, cũng như cách dạy tốt, hiệu quả bên trên sẽ giúp cho người dạy truyền đạt được những kiến thức về nguyên âm đôi tới người học nhanh chóng và cũng như nắm bắt chắc chắn nhất.