Các doanh nghiệp muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cần phải biết vạch ra đường đi nước bước, đặc biệt là xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. Vậy Marketing là gì? Công việc của một Marketer thực thụ trong kỷ nguyên số là làm gì? Cùng Miko Tech giải đáp thắc mắc ngay dưới bài viết này nhé.
Nhấn để xem các nội dung tương tự:
- Conversion rate là gì trong Marketing? Tìm hiểu cách tối ưu
- Outbound Marketing là gì? 5 sự khác biệt với Inbound
- Inbound Marketing là gì? Chiến dịch Marketing cho từng giai đoạn
Marketing là gì? Cho ví dụ
Marketing là gì?
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) định nghĩa Marketing như sau:
“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”.
Theo Philip Kotler, giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới, “cha đẻ” của Marketing hiện đại định nghĩa Marketing:
“Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”.
Một cách dễ hiểu: Marketing hay còn gọi là Tiếp thị là toàn bộ quá trình tối ưu, tìm hiểu và thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của bạn. Marketing liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Ví dụ kinh điển về chiến lược Marketing nổi tiếng ra các thương hiệu
Coca cola – Thương hiệu nhất quán số 1 toàn cầu
Nhắc đến thành công khi sử dụng các chiến lược marketing không thể không nhắc đến Coca Cola. Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với logo màu đỏ trắng được công nhận ở khắp nơi và dễ nhận diện vì cảm giác tuyệt vời, mới mẻ mà nó mang lại.
Coca cola đã và đang lồng ghép khéo léo các giá trị xuyên suốt các kênh mạng xã hội một cách lay động. Điều đó làm cho người đọc sẽ sẵn sàng chia sẻ như một cách để lan tỏa câu chuyện.
Các chiến lược thành công rực rỡ của Coca Cola:
- In tên lên vỏ lon: Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch quảng cáo sáng tạo; và hiệu quả nhất trong lịch sử của thương hiệu này. 378.000 chai Coca-Cola được sản xuất ra với những tên riêng trên vỏ chai. Thậm chí người ta phải xếp hàng chờ được in tên lên chai Coca; hay xới tung các gian hàng trong siêu thị; chỉ để tìm thấy chai Coca tên mình.
- Font chữ trên logo không bao giờ thay đổi: Dù cho bao bì mẫu mã có thể thay đổi theo thời gian nhưng Coca cola chỉ dùng duy nhất một font trong hơn 130 năm nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ. Thực tế chứng minh, nó đã in đậm vào trí nhớ của người dùng trên toàn thế giới.
- Mẫu chai độc nhất: Không chỉ font chữ, Coca Cola cũng chỉ sử dụng mẫu chai độc nhất nhằm tạo ra sự khác biệt. Ngay cả khi hàng loạt mẫu chai nhựa được sản xuất nhưng họ vẫn sử dụng mẫu chai truyền thống này như một biểu tượng.
Starbucks – Nghệ thuật sử dụng Social Media
Social media giúp doanh nghiệp thiết lập bản sắc thương hiệu, thẩm quyền và sự tin tưởng. Starbucks là một ví dụ minh chứng cho việc tận dụng tốt nền tảng này trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình.
Họ khai thác những gì mà khách hàng muốn, đó là lý do họ có một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram cực kỳ thành công.
Điều gì khiến chiến lược Marketing trên Social Media của Starbucks thành công:
- Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social Media khác nhau
- Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên Social Media
- Tiếp xúc với khách hàng
- Quảng cáo các sản phẩm giảm giá
- Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ
- Sử dụng hình ảnh, video, Gif một cách tinh tế
Redbull – Thương hiệu truyền cảm hứng
Khác với các đối thủ cạnh tranh khác, Redbull chủ yếu tập trung vào các hoat động có tính sức mạnh tại các địa điểm lớn, thu hút hàng ngàn người.
Với “cú nhảy từ vũ trụ” của Felix Baumgartner năm 2012 , Red Bull đã kể một trong những câu chuyện thương hiệu mang tính trải nghiệm hay nhất mọi thời đại.
Quá trình chinh phục thử thách của Felix được phát trực tiếp trên YouTube, thu hút số lượng người xem cùng một lúc lên tới 8 triệu – một kỷ lục tuyệt đối mà đến nay vẫn chưa ai phá được.
Qua đó cho thấy rằng, chiến lược marketing doanh nghiệp hoàn toàn có thể bỏ xa những chiến dịch quảng cáo truyền thống.
Apple – Tạo ra tin đồn
Chúng ta đều biết trước giờ Apple thường không tốn quá nhiều ngân sách cho các chiến lược quảng bá. Họ tập trung vào chiến lược Marketing truyền miệng và thành công cho đến tận bây giờ.
Một trong những mẫu quảng cáo vang dội của Apple đó là “Big Brother”. Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different” – ”Vứt bỏ xiềng xích – phá vỡ hiện trạng – nghĩ khác”.
Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.
Phân biệt các định nghĩa Marketing
Marketing vs Sales (Bán hàng)
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Marketing và Sales. Thực tế chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng các hoạt động diễn ra lại rất khác biệt.
- Bộ phận Marketing thu hút khách hàng tiềm năng qua thông tin giá trị về thương hiệu cũng như sản phẩm. Đồng thời thu thập những phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm để đưa ra quyết định sản phẩm nào sẽ được sản xuất, cải tiến nhằm giúp đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn.
- Bộ phận Sales thì ngược lại. Họ không đưa ra ý kiến về sản phẩm hay người sẽ mua nó. Việc của đội ngũ này là tiếp cận và thuyết phục khách hàng thông qua xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và kết hợp với Marketing.
Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, Marketing cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy có điều gì khác biệt giữa hai hình thức Marketing này.
Marketing truyền thống
Các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm rồi mới tìm thị trường. Vì thế, với phương pháp này họ chú trọng trong việc sản xuất và bán những sản phẩm đã có.
Tuy nhiên phương pháp Marketing truyền thống này lại khá thiếu tính hệ thống, chưa xác định rõ thị trường mục tiêu và chiến lược thu hút khách hàng.
Marketing hiện đại
Chú trọng khâu nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành sản xuất. Có tính hệ thống cao thể hiện qua:
- Nghiên cứu phân tích tất cả các khâu, các lĩnh vực
- Đưa ra cả những dự đoán về những sự kiện, tình huống hay rủi ro có thể diễn ra trong tương lai
Có thể giúp các doanh nghiệp thương mại liên kết với nhau. Và điều này không xuất hiện trong ngành marketing truyền thống.
Đừng bỏ qua Top 14 kênh Marketing Online hiệu quả mới nhất cập nhật 2022
Vai trò và chức năng của Marketing
Vai trò của Marketing
Marketing là gì vai trò và chức năng của Marketing là gì? Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh.
- Xác định và quản lý thương hiệu
- Quản lý – thực hiện chiến dịch marketing
- Sản xuất hình ảnh video – tư liệu quảng cáo
- Xây dựng nội dung hướng đến khách hàng
Chức năng của Marketing
- Xác định kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Xác định mức giá cho sản phẩm – dịch vụ
- Quản lý sản phẩm dịch vụ
- Quản lý kênh truyền thông doanh nghiệp
- Tìm kiếm xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu
Tại sao các doanh nghiệp không thể thiếu Marketing?
Marketing là gì? Lợi ích của Marketing đối với doanh nghiệp như thế nào mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua Marketing?
Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng
Bộ phận Marketing là những người hiểu rõ sản phẩm nhất và cũng là người nắm bắt được nhu cầu của khách hàng rõ nhất. Vì vậy Marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
- Cung cấp đầy đủ thông tin tổng quan: nguồn gốc xuất xứ, giá cả, phân loại các sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng.
- Những lợi ích xung quanh, lợi ích kèm theo mà người mua nhận được khi sử dụng sản phẩm.
Nhờ sự trợ giúp của Internet mà việc truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin đến cho khách hàng ngày càng dễ dàng hơn, cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Vì thế, chức năng của Marketing lại càng quan trọng với doanh nghiệp.
Đầu tư thiết kế web doanh nghiệp bắt mắt cùng đầy đủ tính năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Mang lại những thông tin chính xác về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Marketing giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Brand Marketing là gì? Brand Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp gia tăng sự hiện hữu của thương hiệu đơn vị trong tâm trí khách hàng một cách rõ nét và chính xác về thông tin sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.
Đặc biệt thông qua các kênh truyền thống phổ biến như các nền tảng mạng xã hội và các kênh online khác giúp tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
Nhờ có Marketing mà doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong hiện tại và tương lai.
Marketing giúp bán hàng – Thúc đẩy doanh số
Marketing xuất phát từ insight khách hàng và mục đích cuối cùng là bán sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua Marketing, nhân viên bán hàng có thể nắm bắt được nhu cầu, hành vi của khách hàng để trao đổi trực tiếp, chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông qua các chiến lược Marketing các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau. Áp dụng linh hoạt Marketing giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhờ có sự phát triển vượt bật của nền tảng Social Media và triển khai các chiến dịch Email giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiết kiệm được chi phí một khoản chi phí lớn.
Marketing giúp phát triển doanh nghiệp
Marketing là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp nếu muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Các chiến lược Marketing thành công sẽ là bước ngoặt giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.
Hiện nay kinh doanh online phát triển, Doanh nghiệp cần ngay Website để bán hàng tăng doanh thu hãy tham khảo thêm Dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp tại Miko Tech
11 loại hình Marketing hiện nay
1. Traditional Marketing (Marketing truyền thống)
Traditional Marketing là việc quảng bá thương hiệu trên bất kỳ kênh thông tin và giải trí nào xuất hiện trước Internet. Tuy nhiên, chúng lại tốn khá nhiều chi phí nhưng hiệu quả lại không cao.
Ví dụ như: sách báo in ấn, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, bảng quảng cáo, tạp chí, tờ rơi,…
2. Content Marketing
Các hoạt động kinh doanh của Content Marketing bao gồm tạo xây dựng, quảng bá và tối ưu hóa nội dung đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, cho phép khách hàng tìm thấy thông tin mà họ cần trên web hay blog marketing.
Cần phải xác định khách hàng của mình quan tâm đến điều gì khi mua sắm, sau đó xây dựng và quản lý nội dung cho phù hợp.
Tìm hiểu chi tiết về Mô hình content marketing để viết bài chuẩn SEO
3. Search Engine Marketing (SEM)
Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm) bao gồm các hoạt động marketing nhằm đảm bảo về sản phẩm mới hoặc dịch vụ của bạn được hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
Khi người dùng nhập một từ khóa nhất định, SEM cho phép doanh nghiệp của bạn xuất hiện dưới dạng kết quả hàng đầu của tìm kiếm đó.
Có hai loại SEM bao gồm:
- SEO (Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm) cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền
- PPC (Pay-per-click – Trả cho mỗi lần nhấp chuột) cho các SERPs được tài trợ.
Xem thêm: “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO”
4. Social Media Marketing
Social Media Marketing là một kênh truyền thông điệp và thúc đẩy bán hàng được đánh giá rất hiệu quả hiện nay.
Với con số người dùng khủng như Facebook chiếm hơn 75% dân số Việt Nam, Zalo có hơn 90 triệu người sử dụng ngoài ra còn có Instagram, Linked,… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị phần và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
5. Email Marketing
Email Marketing là phương pháp kết nối với khách hàng bằng việc gửi nội dung hữu ích hay các thông tin quảng cáo đến những người đăng ký nhận bản tin từ doanh nghiệp.
6. Video Marketing
Đây là loại hình tiếp thị nội dung truyền tải ý tưởng thông qua video; chia sẻ lên các website, Youtube và mạng xã hội.
Video Marketing đang có xu hướng lên ngôi và phát triển mạnh hiện nay, tạo nên làn quan tâm lớn từ người xem. Được đánh giá là cải tiến nhiều hơn so với các loại Marketing trước đây.
7. Print Marketing
Print Marketing là hình thức quảng cáo trên báo, tạp chí ra đời từ rất lâu, trước khi có tivi và radio.
Print Marketing không ngừng cải tiến và phát triển để theo kịp thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Bây giờ, mọi người có thể vừa kết hợp đọc báo giấy, báo online một cách hiệu quả.
Hình thức Marketing này có ưu điểm là định vị phân khúc rõ ràng, có tranh minh họa chân dung khách hàng, đa dạng, linh động với sức ảnh hưởng từ công nghệ. Print Marketing là một công cụ khai thác không thể bỏ qua.
8. Word of mouth Marketing (Marketing truyền miệng)
Tiếp thị truyền miệng là một trong các hình thức Marketing đáng tin cậy nhất hiện nay. Marketing truyền miệng là hình thức khách hàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến cho những người khác.
Để hoạt động tiếp thị này hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt nhất có thể.
9. Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị sản phẩm thông qua các nhà, kênh phân phối sản phẩm online. Những người làm Affiliate Marketing sẽ được nhà cung cấp trả tiền khi có đối tượng người mua mặt hàng mà họ đã giới thiệu.
10. Event Marketing
Event Marketing là việc lên kế hoạch Marketing dưới hình thức tổ chức, thực hiện các chương trình, sự kiện để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
11. Influencer
Influencers là những người có ảnh hưởng trong một hoặc một vài cộng đồng nhất định và có thể giúp bạn quảng bá đến đối tượng mà bạn đang muốn tiếp cận.
Influencer Marketing (Tiếp thị thông qua người có sức ảnh hưởng) là hình thức khai thác các cộng đồng tương tác trên mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm.
Marketer là gì?
Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.
10 công việc thực sự của một Marketer
1. Xây dựng mục tiêu cụ thể
Xây dựng mục tiêu là đề ra phương hướng, những thứ cần phải hoàn thành để kế hoạch không bị lệch hướng. Bất kì loại mục tiêu nào, Marketer cũng vẫn phải giữ được tính khả thi và không đánh mất đi tầm cỡ của chúng.
Khi đề ra mục tiêu, hãy đi từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Một bản kế hoạch thông thường sẽ bao gồm 1-2 mục tiêu lớn và 3-5 mục tiêu nhỏ bổ trợ.
Các mục tiêu nhỏ cần có sự linh động với nhau miễn là chúng có sự gắn kết với nhau và cùng dẫn đến cái đích cuối cùng. Có nghĩa là chúng phải luôn được kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả để đưa ra những định hướng phù hợp và thay đổi khi cần thiết.
Khi bạn nắm được tất tần tật công việc marketing làm gì, và lên kế hoạch rõ ràng sẽ giúp công việc trở nên suôn sẻ và nhanh chóng hơn.
2. Theo dõi và phân tích đối thủ
Thông tin của các đối thủ thường rất “tiết kiệm” nhưng không có nghĩa là không thể khai thác. Website chính là nguồn tài nguyên quý giá cho phép bạn thấy được các thông tin về sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng hay nhu cầu tuyển dụng của đối thủ.
Theo dõi họ thường xuyên để kịp thời cập nhật thông tin về các sản phầm, chiến dịch hay các thông tin mới mà họ tung ra thị trường.
Một nguồn thông tin hữu ích nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là khách hàng tiềm năng của bạn. Có thể cách thức, phương châm hoạt động và tiếp cận khách hàng không giống nhau nhưng mục đích chung cũng sẽ tương đối giống nhau.
Tạo các cuộc khảo sát đối với các khách hàng tiềm năng ngay cả những khách hàng quay lưng với thương hiệu của bạn. Từ những điều đó, bạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu thêm được cách “ra đòn” của đối thủ để có giải pháp tấn công phù hợp.
3. Nghiên cứu và xác định khách hàng tiềm năng
Một trong những vũ khí tối thượng mà Marketer cần sử dụng đó chính là Consumer Portrait– một bức chân dung toàn diện cùng chi tiết về đối tượng khách hàng của bạn. Thông tin bao gồm: nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, insight,…
Quy trình “vẽ” ra một bức chân dung khách hàng:
- Thu thập thông tin
- Phân tích dữ liệu
- Cập nhật hồ sơ
Sau khi phân tích các dữ liệu trên, giờ là lúc phân tích, phân loại các nhóm đối tượng và cuối cùng là xác định khách hàng tiềm năng nhất. Sau đó, đưa ra chiến lược phù hợp biến thiểu số thành đa số.
Thị trường luôn thay đổi và nhu cầu của khách hàng cũng thế, vì vậy Marketer phải thường xuyên cập nhật nhu cầu thị trường để xây dựng hồ sơ khách hàng hiệu quả.
4. Sáng tạo nội dung
Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua đó, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng.
5. Tiếp nhận phản hồi từ các kênh truyền thông
Theo nghiên cứu cho thấy, 63% khách hàng muốn doanh nghiệp lắng nghe họ nhiều hơn. Đừng bỏ qua bất kỳ phản hồi trực tiếp thông qua các kênh truyền thông nào vì chúng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm, cách thức Marketing hiệu quả.
6. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Bằng việc cung cấp những thông tin bổ ích thông qua nhiều trang mạng xã hội khác nhau, Marketer có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.
Marketer nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua Emails automated. Họ gửi đi một loạt Emails, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm để xác định rõ ràng sở thích khách hàng.
Từ đó, xây dựng lòng tin, ấn tượng, khiến người dùng yêu thích sản phẩm, thương hiệu và chuyển đổi thành khách hàng trung thành trong tương lai.
7. Phân khúc khách hàng hiệu quả
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.
Mỗi phân khúc sẽ có những vấn đề khác nhau cần hướng giải quyết giải quyết riêng biệt. Phân khúc khách hàng theo nhóm nhất định sẽ giúp các hoạt động truyền thông truyền tải đúng vị trí và hiệu quả.
8. Thử nghiệm
Thử nghiệm cũng là một công đoạn rất cần thiết trong Marketing. Thử nghiệm để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Doanh nghiệp nên lần lượt kiểm tra từng phân đoạn, chiến dịch trong Marketing phòng sai sót khắc phục sự cố xảy ra.
Thử nghiệm để xem xét thông tin dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ khách hàng mới cảm thấy website của bạn như thế nào gì? Có điều chưa hợp lý? Để từ đó doanh nghiệp thể điều chỉnh phù hợp hơn.
9. Thực hiện đo lường và phân tích
Giám sát và đo lường thông tin một cách xuyên suốt các chiến dịch Marketing đang thực hiện sẽ giúp bạn xác định kênh nào hiệu quả để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn, loại bỏ hoặc tìm ra giải pháp tốt hơn.
Trong đó website là công cụ quan trọng cần phải thực hiện đo lường và phân tích lượt người truy cập đến từ đâu để tập trung nguồn lực vào đó.
10. Không ngừng sáng tạo
Thế giới Marketing vô cùng năng động và thay đổi liên tục. Đó là lý do tại sao các nhà Marketing cần sự sáng tạo không ngừng để hòa nhập với nó.
Đừng bỏ qua “TOP 128 thuật ngữ Marketing 2022 cần phải biết nếu là Marketer” để tìm hiểu và thực hiệu các công việc trên hiệu quả nhất.
Kỹ năng cần thiết mà Marketer cần có
Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, để trở thành một Marketer chuyên nghiệp bạn cần có các kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thích nghi và linh hoạt
- Nhạy cảm với thị trường
- Chuyên gia kể chuyện
- Nắm bắt tâm lý khách hàng
- Quan sát và lắng nghe
- Tạo thương hiệu cá nhân và xây dựng các mối quan hệ
- Nhạy bén và kiên trì
- Trình độ ngoại ngữ
- Nhiệt tình và sáng tạo
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Marketing ra trường làm gì?
Marketing đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy đây là vị trí rất được săn đón trên thị trường việc làm.
Làm việc trong các Agency
Nhân viên Planner
Đây là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ sẽ nghiên cứu client, thị trường, xác định khách hàng tiềm năng, đối thủ của client từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu.
Copywriter và Content Creator
Là những người chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Công việc này dành cho những người có khả năng sử dụng ngôn ngữ và tư duy hình ảnh tốt.
Designer
Designer là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất. Nếu bạn có tư duy hình ảnh tốt cùng khả năng sử dụng các công cụ thiết kế thì có thể theo đuổi công việc này.
Account
Account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa Agency và Client. Họ là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của Agency
Làm việc trong các công ty Client
Nhân viên/Trợ lý Marketing
Marketing ra trường làm gì? Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng, kiến thức về Marketing thì có thể xem xét vị trí này. Công việc chính là nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing.
Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Thường các công ty lớn sẽ tách vị trí này nghiên cứu và nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên nghiên cứu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ.
Nhân viên quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng trong các tổ chức sẽ chịu trách nhiệm các công việc về làm việc với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện…
Marketing là gì? Marketing là gì ra trường làm gì?l Miko Tech vừa chia sẻ tổng quan những kiến thức hữu ích về Marketing, các thương hiệu đi đầu thành công với các chiến dịch Marketing bạn có thể học hỏi kinh nghiệm.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm lĩnh vực Marketing rất lớn, nếu bạn có đầy đủ có kỹ năng phù hợp với các công việc của một Marketer kể trên hãy tự tin trở thành một Marketer chuyên nghiệp nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!