Lễ tạ đất và 3 lễ quan trọng nhất bạn nên biết! | Mogi.vn

Lễ tạ đất là nghi thức cũng là một phần văn hóa của người Việt. Buổi lễ diễn ra như lời cảm tạ trước các vị thần Thổ địa đã giúp đỡ gia chủ suốt một năm qua. Tuy nhiên không phải ai cũng biết lễ tạ đất gồm những gì; cũng như các bước chuẩn bị cho một buổi cugs đúng chuẩn. Vậy cùng Mogi tìm hiểu cách thức diễn ra một buổi lễ tạ đất như thế nào nhé!

Lễ tạ đất và ý nghĩa của nó trong đời sống

Bạn đã thực sự hiểu về lễ này hay chưa? Hãy tham khảo ngay những khái niệm và ý nghĩa về lễ này nhé!

Lễ cúng tạ đất là gì?

Năm hết, Tết sắp đến nên chúng ta thường có nhiều lễ khác nhau cần thực hiện. Trong đó, có nghi lễ được dùng để tạ ơn các vị Thổ Địa đã cai quản đất đai nơi gia đình sinh sống. Những công việc liên quan đến các vấn đề như xây nhà, đào huyệt, đào vườn… đều phải cúng Thổ Địa.

Nghi lễ tạ ơn Thổ Địa còn được dân gian gọi là lễ tạ đất. Nghi lễ này thường được mọi người thực hiện vào khoảng thời gian cuối năm và đầu năm mới. Và tùy thuộc vào khoảng thời gian cúng mà người ta sử dụng những văn khấn và lễ vật khác nhau.

Ý nghĩa của lễ cúng này là gì?

Là lễ tạ ơn các vị Thổ thần nên nghi lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi gia đình.

  • Khấn cầu các vị Thổ Địa phù hộ cho gia đình được sống yên ấm, mọi điều được thuận lợi.
  • Nhằm nhớ ơn đến các vị tổ tiên, ông bà đã khuất trong gia đình.
  • Khấn mong cho gia tiên phù hộ gia đình có được một năm yên lành, hạnh phúc.
  • Khấn mong mọi việc được thuận buồm xuôi gió khi khởi công, làm lễ động thổ…

Đây là một lễ cúng rất có ý nghĩa trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tập tục bắt buộc. Vì vậy ở các gia đình bận rộn, nghi thức cúng này thường được cộng gộp với các lễ cúng khác.

Lễ tạ đất nên cúng vào ngày nào?

Lễ tạ đất này thường không có thời gian cúng cụ thể. Mỗi vùng miền hoặc mỗi gia đình đều có khoảng thời gian làm lễ cúng khác nhau. Do đó, tùy vào mục đích cụ thể của gia đình để bạn chọn thời gian thực hiện cúng tạ đất.

Cúng tạ đất bao gồm có những nghi lễ nào?

Lễ tạ đất thường có nhiều nghi thức cúng khác nhau vì nó liên quan đến Thổ Địa. Như lễ tạ đất nhà mới, lễ tạ đất sau khi sửa nhà, lễ tạ đất cuối năm… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các phần lễ này cụ thể như thế nào nhé?

Lễ tạ đất cuối năm

Thời điểm gần đến cuối năm nên sẽ có nhiều gia đình chuẩn bị sẵn để làm lễ cuối năm để tạ ơn Thổ Địa. Vậy thì bạn đã biết lễ tạ đất cuối năm nên làm vào ngày nào chưa? Nếu bạn chỉ cần làm lễ nhỏ, bạn có thể lựa chọn vào hai thời điểm trong khoảng thời gian này.

  • Bạn có thể làm vào ngày tiễn Táo Quân về trời.
  • Bạn có thể làm sau ngày rằm tháng Chạp và trước ngày ông Công ông Táo.

Thời gian làm lễ vào cuối năm là nhằm báo cáo cho các vị một năm vừa trôi qua của gia đình. Lễ nhằm biết ơn Thổ Địa đã phù hộ cho gia đình một năm bình an. Trong lễ này, nếu có thể tụng kinh, sám hối, bố thí hoặc phóng sinh… rất là tốt vì tạo thêm nhiều phúc đức.

Nghi lễ cúng tạ đất đầu năm

Đầu năm, gia đình thường sắm sửa lễ để cúng tạ ơn thần linh Thổ địa, tạ mộ phần… Lễ đầu năm cũng có ý nghĩa tương đương với nghi lễ cúng cuối năm. Văn khấn lễ tạ đất đầu năm cũng tương tự như cuối năm.

Gia chủ cúng nhằm mong được các vị và tổ tiên phù hộ cho một năm mới nhiều may mắn mới. Và quy mô lễ cúng cũng tùy thuộc vào mỗi gia đình khác nhau. Một mâm lễ cúng chỉn chu và đầy lòng thành sẽ luôn được chư vị chứng giám.

Lễ tạ đất đầu năm ở Việt Nam đa phần sẽ được diễn ra vào dịp cúng rằm Nguyên Tiêu (tháng giêng). Nghi thức này cũng thường được làm chung vào ngày hóa vàng. Tuy nhiên, có một số tỉnh thành khác lại làm lễ đầu năm vào khoảng tháng 2 âm lịch như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Huế…

>>> Tham khảo thêm: Văn khấn và cách cúng đất đai trong nhà đúng nghi lễ chi tiết nhất

Lễ tạ đất khi về nhà mới

Tạ đất là các nghi thức liên quan đến Thổ Địa. Bao gồm như động thổ, sửa nhà, làm nhà… Do đó, nếu bạn làm nhà xong thì cũng cần phải có khoản lễ này để gửi lòng thành đến các vị.

Gia chủ thường sẽ làm lễ này sau khi gia đình chuyển vào nhà mới sinh sống. Lễ thường được tổ chức cố định vào những khoảng thời gian nhất định. Gia chủ có thể xem ngày đẹp trong phong thủy để tổ chức lễ cúng nhà mới.

Lễ tạ đất trước và sau khi sửa nhà

Sửa nhà cũng cần phải cúng vì quá trình sửa nhà cũng đã tác động đến các vị Thổ Địa. Và trước khi sửa nhà, gia chủ cũng cần phải xem tuổi và coi ngày lành tháng tốt để làm. Sửa nhà này luôn bao gồm cả sửa nhà đất và cả căn hộ chung cư. Sau khi sửa xong, gia chủ cũng cần phải có lễ cúng để hoàn chỉnh nghi thức.

Việc chuẩn bị đầy đủ trong phong thủy sẽ giúp cho quá trình sửa nhà được thuận lợi, nhanh hơn. Bởi vì sự tác động này sẽ làm xáo trộn không gian yên bình và cố định bấy lâu này. Nếu không làm lễ thì dễ có những tác động “không tốt” đến gia chủ và gia đình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tượng phong thủy và 3 lưu ý quan trọng nhất bạn cần phải biết!

Cách sắm lễ cúng tạ đất trong năm và văn khấn tạ đất

Cần chuẩn bị những món đồ nào cho lễ?

Tùy vào điều kiện của gia chủ và tùy vào mỗi vùng miền khác nhau mà lễ cúng cũng rất phong phú. Tuy nhiên, trên cơ bản thì lễ cúng tạ đất thường phải có những lễ vật cơ bản sau đây:

  • Nhang (hương) thơm, dĩa gạo và dĩa muối trắng.
  • 10 bông hoa tươi chia ra làm hai bình hai bên, nên ưu tiên hoa màu tươi sáng (như hồng đỏ…).
  • 3 quả cau chọn cành dài đẹp, 3 lá trầu to đều.
  • Hai dĩa trái cây bày biện hai bên bàn thờ.
  • 2 dĩa xôi đựng trong dĩa to.
  • Một con gà luộc nguyên con bày ra dĩa.
  • 3 chung đựng rượu và khoảng nửa lít rượu trắng, 10 lon bia và thêm 6 lon nước ngọt.
  • 1 gói chè và 1 gói thuốc lá.
  • Một số loại bánh kẹo để bày biện vào dĩa…

Riêng nến thì chỉ sử dụng khi gia đình không sử dụng đèn thờ. Nếu như có đèn thờ thì bạn chỉ cần sử dụng ánh sáng từ đèn cho nghỉ thức.

Nghi thức lễ trong gia đình theo đạo Phật

Thường những gia đình theo đạo Phật thì sẽ sử dụng lễ vật chay để cúng tạ đất. Mâm lễ cúng cũng sẽ đơn giản hơn so với bình thường. Lễ vật chủ yếu là hoa quả tươi, một số các món chay đơn giản… Riêng nhang và đèn thì thường được đặt ở khu vực bàn thờ Phật.

Khu vực làm lễ thường được chọn ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát. Phong cách trang phục thường kín đáo, quần áo chỉnh tề, gọn gàng. Thường văn khấn thì gia chủ sẽ khấn bằng Kinh Địa Tạng.

Nội dung bài văn khấn cúng lễ tạ đất

Sau đây là nội dung của văn khấn lễ tạ đất để mọi người tham khảo và làm theo để buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Qua đó công việc làm ăn của mọi người gặt hái nhiều thành công.

>>> Tham khảo thêm: Bài khấn sửa nhà: Hướng dẫn sắm lễ vật, văn khấn đầy đủ, giữ tài lộc

Cúng tạ đất cuối năm bằng Kinh Địa Tạng

Ngoài những cách cúng tạ thần đất đai kể trên, gia chủ còn có thể dùng Kinh Địa Tạng để hỗ trợ cúng đất. Cách thờ cúng này không cần quá cầu kỳ về lễ nghi. Thông qua kinh Địa Tạng, gia chủ có thể mời thêm Thiên cùng Long Thần, Hộ Pháp tham dự. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cái tâm thái thành kính, chuẩn bị lễ trang nghiêm. Đồng thời là sự trang nghiêm, trong sáng và tôn trọng nhất xuyên suốt buổi lễ.

Những lễ vật cần chuẩn bị

Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết lễ tạ đất gồm những gì. Về phần sắm lễ tạ đất, gia chủ chuẩn bị những thứ sau:

  • Hoa, , các món chay và nhang đèn trên bàn thờ.
  • Bày trí lễ trên bàn thờ Phật hoặc bàn nhỏ gần cửa, giữa nhà nhưng phải là nơi sạch sẽ và linh thiêng.
  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ trước khi hành lễ.
  • Chuẩn bị trước bài Kinh Địa Tạng

Cách thức thực hiện nghi lễ

Thắp hương, sau đó đọc nghi lễ và kinh Địa Tạng (gia chủ nên ngồi bán già hoặc xếp bằng vì kinh dài, khoảng 3 tiếng).

  • Đọc kinh Địa Tạng: Do thời lượng dài nên gia chủ có thể chia làm 3 hồi, mỗi hồi cách nhau 5 – 10 phút nghỉ.
  • Lưu ý, đọc rõ tiếng, không quá to hoặc quá trầm, cường độ vừa phải.
  • Sau khi cúng xong, kinh sách nên được gói lại và cất vào nơi sạch sẽ, trang trọng, và tuyệt đối không nên vứt lung tung.

>>> Tham khảo thêm: Những vị trí không nên đặt bàn thờ – Không phải ai cũng biết!

Để cúng lễ tạ đất cuối năm, bạn có thể tham khảo văn khấn lễ tả đất chuẩn nhất trong năm. Với những chia sẻ trên, chúc bạn sẽ có một nghi lễ cúng tạ ơn chư vị chu đáo và vẹn toàn nhất!

Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản

>>> Xem thêm:

  • Phong thủy năm 2022: Màu sắc may mắn và cách xem tuổi làm nhà
  • Lễ cất nóc nhà mái tôn là gì? Có ý nghĩa gì? Một số lưu ý khi làm lễ
  • Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4: Cách bố trí hợp phong thủy