Rầy phấn trắng là một loại côn trùng gây bệnh trên cây trồng không mấy xa lạ đối với người nông dân. Chúng thường xuất hiện trên các loại cây ăn quả, lúa, rau màu làm ảnh hưởng đến chất lượng năng suất, tính mỹ quan của cây trồng. Ngoài ra, sự xuất hiện của rầy phấn trắng cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nấm, virus trên cây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cây trồng. Vậy rầy phấn trắng có đặc điểm hình thái như thế nào? Và cách trị rầy phấn trắng trên cây trồng một cách hiệu quả nhất?
Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc điểm của rầy phấn trắng và từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt rầy phấn trắng hiệu quả nhất.
Diệt tận gốc rầy phấn trắng bằng chế phẩm sinh học an toàn hiệu quả
Đặc điểm của rầy phấn trắng
- Tên khoa học: Aleurodicus dispersus
- Họ: Aleyrodidae
- Bộ: Hemiptera
Đặc điểm hình thái của rầy phấn trắng
Trứng: Trứng của rầy phấn trắng có hình quả lê, thon dài, bề mặt nhẵn bóng với chiều dài khoảng 0.2mm và chiều rộng khoảng 0.1mm. Trứng được đẻ rời rạc hoặc theo từng ổ ở mặt dưới của lá cây ký chủ. Trứng mới đẻ có màu trắng đục sau chuyển sang xám nhạt và khi sắp nở có màu xám đục.
Ấu trùng: Rầy phấn trắng có 3 tuổi ấu trùng. Tuổi 1 ấu trùng có màu vàng, hai mắt đen, có râu, xuất hiện chân bò, giúp ấu trùng có thể tìm được vị trí ẩn náu phù hợp trên lá. Tuổi 2 ấu trùng khoảng 3 ngày, có màu cam, cơ thể hình bầu dục. Ấu trùng tuổi 3 dài khoảng 1.06mm, rộng khoảng 0.74mm, hình bầu dục thấy rõ mắt, râu đầu, sống cố định và tạo các lớp phấn sáp trắng trên bề mặt lá.
Nhộng: Nhộng có hình bầu dục, lớp vỏ bên ngoài cứng hơn, thân màu trắng đục hoặc ngả vàng. Ở giai đoạn này, nhộng tiết ra các loại chất sáp giúp chúng bám chặt hơn vào bề mặt lá.
Trưởng thành: Rầy phấn trắng trưởng thành giống như một loại bướm nhỏ. Khi mới vũ hóa có màu vàng ánh, sau khi vũ hóa sẽ được phủ lên một lớp bụi phấn trắng, chiều dài cơ thể khoảng từ 0.75mm đến 2mm, sải cánh dài khoảng 3,6mm. Rầy phấn trắng cái sẽ đẻ trứng khi bắt đầu vũ hóa cho đến hết vòng đời của chúng.
Vòng đời của rầy phấn trắng
Rầy phấn trắng trải qua vòng đời từ 21 đến 35 ngày với 4 giai đoạn:
- Trứng: thời gian ủ trứng từ 5 đến 7 ngày
- Ấu trùng: phát triển từ 7 đến 10 ngày
- Nhộng: từ 3 đến 8 ngày
- Trưởng thành: sống từ 5 đến 10 ngày
Thời điểm và triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng
Thời điểm gây hại
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, ít mưa, độ ẩm thấp, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy phấn trắng phát triển. Đặc biệt vào tháng 6, tháng 7 là giai đoạn rầy phấn trắng phát triển mạnh mẽ nhất. Khi gặp mưa to và gió mạnh nhiều ngày thì rầy phấn trắng sẽ chết nhưng khi trời nắng hạn trở lại thì chúng sẽ phát triển trở lại và tăng nhanh hơn trước.
Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng
Gây hại trực tiếp: Ấu trùng và rầy phấn trắng trưởng thành bám ở bề mặt dưới và trên của lá, sang đọt non và trái. Rầy phấn trắng chích hút nhựa lá, làm lá bị suy dinh dưỡng, rụng sớm và khi lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lá dẫn đến cây trồng kém phát triển.
Gây hại gián tiếp: Trong lúc chích hút nhựa cây, rầy phấn trắng bài tiết chất mật ngọt và lớp phấn trắng tạo điều kiện cho nấm, virus phát triển, làm đen bề mặt lá dẫn đến khả năng quang hợp giảm, năng suất cây trồng bị ảnh ảnh hưởng.
Nghiêm trọng hơn, nếu không ngăn chặn và xử lý kịp thời rầy phấn trắng còn làm lây lan các bệnh virus sang các cây khác trong vườn.
Rầy phấn trắng gây hại trên một số cây trồng
Rầy phấn trắng hại lúa
Rầy phấn trắng hút chích dịch nhựa trên cây lúa làm lá lúa chuyển sang màu vàng, rụng sớm. Lá mới mọc ra sẽ bị xoắn lại làm bông lúa không thể trổ, hoặc nếu trổ thì hạt lúa cũng bị lép, ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ.
Rầy phấn trắng trên cà chua
Ấu trùng và rầy phấn trắng trưởng thành chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật và tiết chất mật ngọt làm lan truyền mầm bệnh, gây ra bệnh xoăn lá trên cà chua. Rầy phấn trắng có thể tấn công từ lúc cà chua còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Lá cà chua khi bị tấn công sẽ xoăn lại, khô, lá và quả rụng dần, hoa đậu quả ít, kém phát triển.
Rầy phấn trắng hại ổi
Rầy phấn trắng là một loại côn trùng gây bệnh rất phổ biến trên cây ổi. Chúng thường xuất hiện trên bề mặt dưới bề mặt lá ổi, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái trên cây ổi.
Rầy phấn trắng hại sầu riêng
Rầy phấn trắng thường được phát hiện ở giai đoạn sầu riêng ra đọt non. Chúng thường tập trung ở mặt dưới của lá và gây hại trên các lá xếp non của sầu riêng. Lá bị hại thường có các chấm nhỏ màu vàng, kém phát triển. Lá bị nặng có thể khô vàng, mép lá bị xoắn lại, rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu trái của cây.
Cách phòng trừ và tiêu diệt rầy phấn trắng hiệu quả trên cây trồng
Phòng trừ rầy phấn trắng bằng biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, thường xuyên dọn sạch cỏ rác dưới gốc cây, tạo bề mặt đất thông thoáng, không ẩm ướt để ngăn chặn sự đẻ trứng của rầy phấn trắng.
- Không nên phun thuốc diệt rầy quá nhiều và quá sớm làm ảnh hưởng đến các loại thiên địch trong vườn.
- Che phủ vườn ươm bằng màng nilon để hạn chế sự phát triển của rầy phấn trắng.
- Tiêu hủy và loại bỏ các lá, trái, cây bị nhiễm rầy phấn trắng nặng.
- Các cây trong vườn nên trồng với khoảng cách thích hợp, không trồng quá dày dễ lây lan dịch bệnh từ cây này sang cây khác.
Diệt rầy phấn trắng bằng bẫy dính vàng
Để ngăn chặn sự phát triển của rầy phấn trắng chúng ta có thể sử dụng bẫy dính màu vàng để hút rầy phấn trắng lên đó. Tuy nhiên cách này còn làm hại đến các loại thiên địch của rầy phấn trắng trong vườn ươm, do đó không nên đặt bẫy trong giai đoạn ít rầy phấn trắng.
Sử dụng thiên địch để diệt trừ rầy phấn trắng
Có thể sử dụng các loại thiên địch có trong vườn ươm như kiến ba khoang, bọ rùa, bọ xít bắt mồi, bọ cánh ren và nhện để hạn chế và diệt trừ rầy phấn trắng dưới ngưỡng gây hại cho cây trồng.
Diệt rầy phấn trắng bằng nước rửa chén
Cho một ít nước rửa chén pha với 1 lít nước trộn đều rồi cho vào bình xịt và phun lên những lá cây có nguy cơ mắc bệnh rệp phấn trắng. Cách này chỉ sử dụng để tiêu diệt rầy phấn trắng trưởng thành.
Cách 3-4 ngày rửa cây một lần để loại bỏ những con rầy trưởng thành tự nhộng nở ra. Có thể duy trì thực hiện cho đến khi hết hẳn.
Diệt rầy phấn trắng bằng dầu neem
Dầu neem (chiết xuất từ lá cây neem) cũng được xem là một loại thuốc xịt tiêu diệt rầy phấn trắng hiệu quả.
Cách tạo dầu neem diệt rầy phấn trắng như sau: trộn 20ml dầu neem, ½ muỗng canh xà phòng với 2 lít nước ấm. Sau đó lắc đều rồi cho vào bình xịt và phun lên bề mặt lá có xuất hiện rầy phấn trắng.
Nên phun dự phòng trước khi dịch bệnh bùng phát hoặc có thể phun định kỳ 1-2 tuần/ 1 lần.
Diệt rầy phấn trắng bằng phân trùn quế
Một số nhà nông đã chia sẻ rằng, việc sử dụng phối trộn giữa phân bón và phân trùn quế rồi bón vào cây trồng có thể giúp xua đuổi rầy phấn trắng trong vài tuần thậm chí vài tháng.
Ngoài ra, phân trùn quế cũng là một loại phân bón giàu chất dinh dưỡng và tốt cho cây trồng.
Nếu như những cách trên không đem lại hiệu quả bạn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh RV06 để diệt trừ rầy phấn trắng trên cây trồng một cách an toàn và hiệu quả.
Thuốc trị rầy phấn trắng trên lúa, cà chua, ổi, sầu riêng hiệu quả cao
>> Mua ngay: Thuốc đặc trị rầy trắng RV06
Thành phần:
- Vi sinh ts: Metarhizium sp, Beauveria sp: 1 106 CFU/g
- Bổ sung: các vi sinh vật có ích.
Công dụng:
- RV06 là thiên địch có lợi giúp tấn công Nhện – Sâu – Rầy – Rệp, côn trùng gây hại trên cây trồng.
- Lây nhiễm mạnh, xua đuổi nhanh, hạn chế côn trùng sinh trưởng trong vườn.
- RV06 giúp kiểm soát dịch hại, ngăn ngừa sự bùng phát của trứng, ấu trùng.
- Sản phẩm có hiệu lực kéo dài, phổ rộng và an toàn khi sử dụng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!