Khi bị thương, việc chó mèo liếm vết thương hở của chúng rất hay xảy ra. Những vết thương hở này có thể do chúng tự tấn công lẫn nhau gây ra, hoặc do chúng vừa thực hiện các tiểu phẫu để điều trị bệnh tật. Mọi người đều cho rằng việc chó mèo liếm vết thương hở là tốt. Nhưng ai biết rằng điều đó thật có hại với thú cưng. Bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ giới thiệu với các bạn một số phương pháp hữu ích đưa ra để ngăn không cho chó mèo liếm vết thương hở của chúng.
Tại sao chó mèo liếm vết thương hở của mình?
Hành động chó mèo liếm vết thương hở có thể ví như việc bạn tự xoa đầu mình khi bị ngã vậy. Khi có sự chà xát lên các dây thần kinh, cảm giác đau đớn của vết thương dường như được giảm bớt đi. Ngoài ra, nước bọt của các chú chó cũng phần nào có tác dụng kháng khuẩn.
Đối với những chú chó hoang thì việc liếm vết thương có tác dụng để làm sạch bề mặt bị tổn thương đó. Tuy nhiên, những thú hoang sống ngoài đường đó luôn bận rộn với việc tìm kiếm thức ăn và có được một chỗ ở an toàn. Chúng cũng chẳng có thời gian để thường xuyên liếm hay chạm vào vết thương của mình.
Trong khi đó, những thú nuôi được chúng ta cưng chiều, chăm sóc cẩn thận trong nhà có thể sẽ dành rất nhiều thời gian để liếm láp các chỗ bị thương của nó. Và hành động đó sẽ chỉ càng làm vùng tổn thương rộng hơn cũng như khiến quá trình điều trị phải kéo dài hơn.
Chính vì vậy, việc bạn áp dụng những phương pháp ngăn không cho chó mèo liếm vết thương hở của mình rất cần thiết. Đặc biệt là chó mèo sau phẫu thuật. Các vết khâu còn chưa tháo chỉ. Nếu không chỉ có thể bục và vết thương càng khó lành hơn.
Sử dụng phễu cho mèo, vòng cổ chống liếm Elizabeth
Tác dụng của phễu cho mèo – vòng cổ chống liếm
Chó mèo sau phẫu thuật, Khi đưa ra ngoài, bạn nên dùng băng gạc che phủ chỗ bị thương. Tránh để vết thương bị ướt. Ngay khi trở về nhà, bạn nên gỡ chúng ra. Sử dụng một chiếc phễu cho mèo, vòng cổ bảo vệ hình nón hay “vòng cổ Elizabeth”. Đây là cách quen thuộc và truyền thống để bảo vệ vết thương. Tránh chó mèo liếm vết thương hở. Tuy nhiên, vật dụng này có thể sẽ khiến cho thú cưng của bạn sợ hãi.
Đặc biệt trong lần đầu tiên sử dụng. Hơn nữa, một chú chó lớn khi đeo vòng cổ Elizabeth chạy trong nhà và va chạm lung tung có thể gây ra một số thiệt hại về đồ đạc. Hoặc khiến cho những người chủ bị bầm tím khắp chân tay khi cố gắng giúp chúng đeo vòng cổ. Tuy nhiên, hãy cố gắng cho chúng làm quen với đồ dùng này.
Loại phễu cho mèo và chó này thường được dùng rất phổ biến. Nó ngăn việc chó mèo liếm vết thương hở và khiến nó trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần lựa chọn chiếc phễu cho mèo có độ dài vừa đủ. Phù hợp với thú cưng của mình, để khi nó đeo vào thì cạnh trên của chiếc vòng sẽ ở vị trí đầu mũi của cún.
Những loại phễu cho mèo, vòng cổ cho chó mềm thì tốt hơn cho thú cưng. Đặc biệt, bạn có thể quay ngược nó lại để sử dụng khi muốn che phủ một vết thương trên cơ thể của cún. Hiện nay đã có những sản phẩm mới trong suốt dễ sử dụng. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại Pet Mart.
Làm quen phễu cho mèo chống liếm
Khi đeo phễu cho mèo chúng sẽ cảm thấy rất lạ lẫm. Có con còn khó chịu, cáu gắt hay ủ rũ. Phản ứng thường thấy là cào cắn chiếc vòng, điều này có thể gây hại cho chúng. Đặc biệt là mèo, với bộ móng sắc nhọn, nếu không cho chúng làm quen với phễu cho mèo sớm thì chúng sẽ nhanh chóng cào nát đồ dùng này và thoát ra khỏi nó.
Để khiến chúng mất cảnh giác, bạn có thể bôi một ít thức ăn ưa thích của chúng lên mặt trong của phễu cho mèo. Lặp lại việc này để nó thấy rằng chiếc vòng không gây nguy hiểm. Khi nó đang mải liếm thức ăn, bạn nhẹ nhàng cài nút vòng cổ. Chú ý làm từ từ, tránh làm mèo giật mình. Nếu nó cảm thấy lo lắng, nó sẽ không đến gần. Bạn sẽ phải làm lại thao tác từ đầu.
Lâu dần, mèo sẽ hình thành phản xạ. Cho rằng chiếc vòng gắn liền với việc được cho ăn. Sau một vài lần như vậy, nó sẽ không cảm thấy khó chịu khi vừa đeo vòng vừa ăn. Khi mua phễu cho mèo, bạn nên lựa chọn những chất liệu chắc chắn. Có khuy cài để điều chỉnh kích cỡ.
Ngăn chó mèo liếm vết thương hở bằng vòng cổ bơm hơi
Một lựa chọn khác ngoài phễu cho mèo là vòng cổ bơm hơi Inflatable. Đây là sản phẩm giống như một chiếc áo phao. Chiếc vòng này phải vừa khít với cổ của thú cưng nhà bạn. Điều này giới hạn khả năng quay đầu và liếm vết thương của cún.
Một số kiểu dáng của chiếc vòng sẽ khiến nó dễ dàng bị thủng hơn khi cún yêu ngọ nguậy và va chạm lung tung. Những giống chó mũi dài, cổ mỏng như giống chó Greyhounds, Dobermans… gặp khá nhiều khó khăn khi sử dụng loại sản phẩm này.
Sử dụng băng gạc cho chó cưng
Nếu chó mèo liếm vết thương hở, có thể sử dụng băng gạc để che vết thương của chúng. Tuy nhiên, việc này cần có sự giám sát của bạn. Nếu không trong lúc vận động, chúng có thể cảm thấy vướng víu khó chịu và tìm cách tháo bỏ băng gạc. Bạn cũng cần chú ý thay băng gạc thường xuyên cho thú cưng để đảm bảo vệ sinh.
Ngăn chó mèo liếm vết thương hở bằng sự phân tâm
Một chiến thuật khác để ngăn chó mèo liếm vết thương hở đó là buộc chó mèo dùng chân và lưỡi của chúng vào những mục đích khác. Thay vì cho chú chó của bạn ăn trong bát bạn hãy giấu hoặc rải bánh quy lung tung trong phòng để cho cún đi tìm. Sử dụng một ống hoặc một vỏ chai nhựa có đục lỗ. Sau đó bỏ thức ăn cho chó dạng hạt. Khi cún lăn tròn hay gõ nhẹ chiếc chai, đồ ăn sẽ từ từ rơi ra.
Tốc độ lấy được thức ăn trong những món đồ đó là khá chậm. Bạn hãy chọn chai nhựa nào cứng cáp, vừa đủ để chúng dù có sốt ruột đập mạnh chiếc chai đến đâu cũng không thể làm vỡ chai. Hoặc nuốt nhầm cả những mảnh vỡ. Ngoài ra, những kiểu đồ chơi cho chó mèo có nhồi bên trong các loại thức ăn cũng rất hữu ích.
Một tảng nước sốt hoặc nước dùng thịt đã đóng đá cũng có thể là một gợi ý để khiến chó mèo hứng thú. Mặc dù việc này sẽ khiến nhà cửa lộn xộn, dính bẩn lung tung. Bên cạnh đó, việc bạn dạy cún một số trò đùa tinh nghịch cũng sẽ khá có ích. Nó khiến cả tinh thần lẫn thể chất của chúng đều mệt mỏi. Và sau đó quên mất việc liếm hay gãi vào chỗ bị thương.
Dù rằng các phương pháp đều có những lợi ích riêng với việc chó mèo liếm vết thương hở. Nhưng bạn hãy bảo vệ vết thương của thú cưng. Tốt nhất là thường xuyên có người ở gần giám sát hoặc để mắt tới chúng. Hãy cẩn thận và chú ý hơn khi bạn phải rời cún yêu để đi đâu đó.
Hướng dẫn chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật
Chó mèo có thể mắc rất nhiều bệnh. Trong số đó có nhiều bệnh bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật. Hoặc sau khi chú chó của bạn bị thương, tai nạn, khó sinh, chúng cũng cần được phẫu thuật. Việc triệt sản chó cũng phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ bộ phận sinh dục.
Việc chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nếu không được chăm sóc tốt, thú cưng của bạn có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do chủ nuôi thiếu kiến thức trong việc chăm sóc chó.
Chăm sóc mèo sau phẫu thuật
Xây dựng không gian yên tĩnh cho mèo sau phẫu thuật
Mèo sau phẫu thuật cần được nghỉ ngơi yên tĩnh. Bạn cần tạo sự thoải mái cho mèo. Bạn nên chuẩn bị ổ, đệm nằm tiện nghi cho mèo ngủ. Điều chỉnh độ sáng ở mức thấp. Mèo sau khi gây mê thường nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên hạ bớt ánh đèn trong khu vực để ổ của mèo, hoặc tắt ánh sáng đi. Nhốt mèo tránh trẻ con và động vật khác.
Đặt khay vệ sinh cho mèo sạch sẽ gần chỗ nằm của mèo. Để hồi phục mèo sau phẫu thuật không nên nhảy, leo trèo cầu thang, hoặc cố gắng vươn người dài ra để tìm kiếm đồ ăn. Nên giữ mèo trong nhà. Không cho mèo ra ngoài ít nhất 2 tuần sau khi phẫu thuật. Bước này giúp vết thương của mèo sau phẫu thuật được sạch sẽ, khô ráo và không bị nhiễm trùng.
Kết hợp sử dụng phễu cho mèo để chống mèo liếm vết thương hở. Đây là kiểu vòng cổ kéo dài qua mặt của mèo để nó không thể đụng vào vùng bị rạch. Tránh tắm cho mèo, không nên tắm rửa cho chúng trong vòng 10 – 14 ngày sau khi phẫu thuật. Nếu không có thể gây kích ứng hay nhiễm trùng vết mổ.
Theo dõi sức khỏe của mèo sau phẫu thuật
Khi mèo tỉnh cho uống chút nước đường Gluco hoặc sữa hoặc cháo thịt băm (hoặc thịt luộc nhá nhuyễn ) với men vi sinh để dễ tiêu hóa và tránh ói. Những ngày sau cho ăn đồ ăn mềm, cơm cháo trộn thịt nạc băm, tránh đồ ăn gây dị ứng tiêu chảy.
Mèo sau phẫu thuật cần được theo dõi sức khỏe nhiều hơn bình thường. Nếu mèo bị nôn sau khi ăn trong đêm về nhà sau khi phẫu thuật, bạn cần loại bỏ thức ăn ngay. Cho chúng ăn một lượng nhỏ vào sáng hôm sau. Chú ý, không tháo phễu cho mèo nếu bạn không ở cạnh chúng. Kể cả lục cho chúng ăn.
Sau 7 – 10 ngày phẫu thuật, bạn nên kiểm tra chỗ rạch của mèo mỗi buổi sáng và buổi đêm. So sánh vết mổ ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật để xác định xem đã lành hay chưa. Liên lạc với bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện vết mổ có dấu hiệu bất thường như: đỏ tấy, sưng phồng, các mép trên vết rạch hở ra, dịch tiết vết mổ quá nhiều có lẫn máu và mủ…
Kiểm tra nướu răng của mèo sau phẫu thuật. Bộ phận này nên có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Khi ấn nhẹ vào nướu và thả ra, màu sắc nên trở lại nguyên vẹn nhanh chóng. Trong trường hợp nướu răng có màu trắng bệch hoặc không trở lại màu sắc bình thường sau khi nhấn vào cần chú ý và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Bạn cần chắc chắn rằng mèo sau phẫu thuật đang phục hồi bằng cách quan sát hành vi của nó. Bất cứ điều gì không có vẻ “bình thường” nên biến mất trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Nếu nhận thấy hành vi bất thường hoặc các triệu chứng ở mèo sau phẫu thuật, bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Chăm sóc chó sau phẫu thuật
Cách chăm sóc chó sau phẫu thuật cũng tương tự như đối với mèo. Tuy nhiên, bạn cần chú y tới những vấn đề dưới đây nhiều hơn.
Đảm bảo nhiệt độ của chó sau phẫu thuật
Chó sau phẫu thuật thì cơ thể của chúng sẽ mệt mỏi vì gây mê. Cho nên thời gian này bạn cần quan tâm chú ý nhất.
- Không quá ve vuốt, ôm ấp mà để chúng nằm yên tĩnh dưỡng.
- Nên giữ ấm nhiệt độ vật nuôi trong khoảng từ 23 – 26°C độ trong 48 giờ đầu. Không để nhiệt độ chó sau phẫu thuật thấp hơn vì đó sẽ là môi trường có lợi cho vi khuẩn.
- Không cho chó sau phẫu thuật chạy nhiều ra ngoài, đặc biệt là khi trời lạnh.
- Nếu chó sau phẫu thuật không ăn gì, hãy để chúng uống một bát nước đường để ngăn ngừa hạ thân nhiệt.
Liệu pháp sinh học chăm sóc chó sau phẫu thuật
Bạn có thể sử dụng các liệu pháp sinh học, trị liệu để giúp chó sau phẫu thuật hồi phục nhanh hơn. Những thảo dược, vi chất dinh dưỡng vừa ít tốn kém mà lại ít gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, để chống lại viêm nhiễm liên quan đến thần kinh, bạn có thể dùng hạt hoa cúc giã nhỏ cho thú cưng dùng khoảng 3 ngày trước khi phẫu thuật. Chó sau phẫu thuật 2 ngày thì cũng nên sử dụng. Hỏi thêm một số kinh nghiệm chăm sóc thú từ vừa phẫu thuật từ bác sĩ thú y.
Cách ly chó sau phẫu thuật với động vật khác
Đây là điều đặc biệt lưu ý của bạn, nếu bạn để chó sau phẫu thuật chơi chung với những con động vật khác trong nhà sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe của chúng. Bởi các thú cưng khỏe mạnh khác thường rất nghịch ngợm, có thể chạy nhảy nhay cắn và xé bông gạc vết mổ của thú cưng bị bệnh. Không chỉ vậy, những vi khuẩn từ người vật nuôi khỏe mạnh có thể khiến vết thương của những con mới phẫu thuật nặng hơn và làm cho chúng đau đớn hơn.
Tiến hành quan sát biểu hiện chó sau phẫu thuật 2 ngày. Lưu ý phản ứng của chúng, theo dõi cách ăn uống, hành động và cả giấc ngủ. Nếu có những loài động vật khác trong nhà, thời gian này nên cách ly để tránh chúng va chạm, cào cấu lẫn nhau khi cơ thể chưa kịp hồi phục.
Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu phát hiện thú cưng của bạn ngủ li bì, bỏ ăn hoặc có những biểu hiện lạ như co rút người, sùi bọt mép… Chú ý, chó sau phẫu thuật đến lúc cắt chỉ không nên tắm. Nếu cần thiết có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi lau mình bé cho sạch. Cắt chỉ xong, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh sẽ trở lại bình thường.
Chú ý đối với chó sau phẫu thuật cần phải được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và chống lại các bệnh viêm nhiễm. Cho dù vết mổ khiến chúng phải đau đớn và bỏ bữa ăn thì bạn cũng không nên để chúng bị đói. Tốt nhất là bạn nên đặt một bát nước đường ngay cạnh chỗ nằm của chúng và cho chúng uống đều đặn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!