I. Đầu mũi bị cứng sau nâng do nguyên nhân gì?
Bất cứ ai khi phẫu thuật thẩm mỹ thì đều mong muốn được thay đổi. Họ sẵn sàng chấp nhận đánh đổi, bỏ ra 1 số tiền lớn và chịu đựng đau đớn để có được ngoại hình như ý. Tuy nhiên, không phải cứ cố gắng là sẽ có được thành quả khi lựa chọn ban đầu của bạn đã là một sự sai lầm.
Rất nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc “tham rẻ”, nâng mũi ở những cơ sở kém chất lượng đã dẫn đến hàng loạt các biến chứng, trong đó có hiện tượng đầu mũi bị cứng sau nâng. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra mũi bắt đầu có vấn đề vào khoảng tuần thứ 3 sau khi phẫu thuật.
Bởi lúc này, theo lẽ thường thì chất liệu cấy đã bắt đầu tạo được những liên kết bền chặt với các mô bên trong. Do đó, dáng mũi đã ổn định và tương đối mềm mại.
Tuy nhiên, nếu lúc này mà bạn nhận thấy mũi vẫn đơ, không tự nhiên thì khả năng rất cao đã xảy ra hiện tượng xơ cứng. Nguyên nhân có thể do:
👉👉👉 VIDEO Cận cảnh sự thay đổi kỳ diệu sau khi nâng mũi tại Kangnam
1. Do mô mềm trên mũi bị xâm lấn
Khi bất cứ một chất liệu lạ nào được đưa vào bên trong thì phản ứng đầu tiên của cơ thể đó chính là tạo ra các lớp bảo vệ để ngăn chặn sự xâm nhập này. Biểu hiện đó chính là sưng tấy, đỏ nhẹ, có kèm biểu hiện chảy dịch và hơi đau nhức.
Triệu chứng này này sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần đầu tiên và lớp da bên ngoài sẽ hơi cứng. Đây là trạng thái bình thường và không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, qua thời gian này nếu mũi vẫn tiếp tục xơ cứng thì nghĩa là các mô mềm đã bị xâm lấn rất nặng.
Biểu hiện lúc này trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, hiện tượng sưng không hề thuyên giảm. Thêm vào đó, xuất hiện tình trạng bóng đỏ, thậm chí là mũi hơi co kéo và ngắn lại
Xem thêm: Điềm báo nhảy mũi, hắt xì hơi liên tục nói lên điều gì?
2. Do chất liệu sụn nâng mũi không đảm bảo
Đây là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn phẫu thuật tại những cơ sở thẩm mỹ “chui” với chuyên môn yếu kém và đạo đức suy đồi.
Những loại sụn này thường có chất lượng không đảm bảo, luôn được bán với mức giá rẻ.
Khi chúng được đưa vào cơ thể sẽ không thể hòa hợp được với các mô bên trong, dẫn đến hiện tượng xơ cứng hoặc viêm nhiễm rồi nhanh chóng bị đào thải.
3. Do kỹ thuật của bác sĩ không tốt
Khi bác sĩ có kỹ thuật không tốt hoặc xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến xâm lấn quá sâu vào cấu trúc bên trong của mũi.
Điều này không chỉ khiến các mô bị tổn thương mà còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, gây chảy máu kéo dài. Thời gian làm lành vết thương càng lâu thì nguy cơ đầu mũi bị cứng càng cao
II. Mũi bị cứng sau nâng có ảnh hưởng hay nguy hiểm không?
Mọi người khi rơi vào hoàn cảnh này hầu hết đều sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi nó sẽ không gây nguy hiểm nếu được xử lý sớm.
Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc mũi bị xơ cứng thì bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ lớn để được thăm khám và tìm ra phương án giải quyết kịp thời.
Không được để quá lâu bởi có thể dẫn đến các loại biến chứng rất khó lường, lúc này việc xử lý hậu quả sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
👉👉👉 VIDEO Nâng mũi bị lệch – Cách nhận biết khắc phục
III. Nâng mũi bao lâu thì hết cứng
Như đã phân tích ở phía trên, hiện tượng đầu mũi bị cứng nhiều trong khoảng 2 tuần đầu tiên là hoàn toàn bình thường.
Điều này là do ảnh hưởng từ phản ứng sưng tấy của cơ thể và nó sẽ dần mất đi khi tình trạng sưng giảm dần, cùng với đó là sự hình thành các mô sẹo.
Thời gian đầu mũi cứng sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 5 tháng tùy vào cơ địa từng người.
Tuy nhiên, với những trường hợp phải chỉnh sửa cả đầu mũi thì thời gian này sẽ kéo dài lâu hơn nhiều. Bởi để đầu mũi được thu hẹp thì các bác sĩ sẽ phải nâng và “gia cố” bằng chỉ hoặc ghép sụn. Lúc này, dáng mũi sẽ hoàn hảo hơn nhưng sẽ gây khó khăn cho những chuyển động ở đầu mũi.
Tình trạng co cứng sẽ kéo dài khoảng từ 9 tháng đến 1 năm, với mức độ giảm dần theo thời gian. Cuối cùng, khi các mô sẹo mềm hoàn toàn thì đầu mũi sẽ trở lại trạng thái bình thường. Bạn có thể thấy các tác động ở khu vực này giống hệt như trước khi nâng mũi.
IV. Đầu mũi bị cứng dai dẳng sau khi nâng mũi phải làm sao?
Việc đầu mũi bị cứng sau khi nâng là điều mà không một ai mong muốn, tuy nhiên đáng buồn là bạn không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn quá trình này xảy ra. Điều duy nhất mà bạn có thể làm đó là tìm đến một bác sĩ giỏi để xử lý được tình trạng này.
Thông thường, giải pháp phổ biến nhất chính là tiêm steroid để giảm sưng và ngăn chặn hình thành các mô sẹo. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện vào thời điểm trước khi mũi nâng được 1 năm.
Tiêm steroid sẽ không khiến mũi đầu mềm ngay lập tức mà thay vào đó sẽ cần khoảng 2 – 3 tháng để phá bỏ được cấu trúc mô sẹo cứng.
Sau thời gian này nếu vẫn không có hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các kỹ thuật khác như: tháo sụn hoặc tái phẫu thuật.
Lúc này, sụn trước đây dùng để cấy sẽ được lấy ra ngoài, đồng thời loại bỏ các vết sẹo xơ cứng ở trong mũi để mũi nhanh chóng mềm và lành trở lại.
Với những trường hợp đã biến chứng nặng thì giải pháp duy nhất chính là tái phẫu thuật, bác sĩ sẽ can thiệp sâu vào cấu trúc mũi để khắc phục các vấn đề hiện tại. Điều này sẽ giúp các tổn thương không bị lan rộng và giúp đưa mũi về trạng thái bình thường.
Nhìn chung, để biết được đâu là phương án xử lý đầu mũi bị cứng phù hợp nhất với mình thì bạn nên tìm đến và nhận tư vấn từ những người có chuyên môn.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết vừa đảm bảo an toàn lại mang đến hiệu quả cao nhất.
👉👉👉 VIDEO Nâng mũi có được vĩnh viễn không?
V. Những lưu ý để mũi không bị cứng quá lâu sau khi nâng
Bên cạnh những yếu tố khách quan trong quá trình phẫu thuật thì những nhân tố chủ quan xuất phát từ chính bản thân bạn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ.
- Vệ sinh vùng mũi thường xuyên theo đúng hướng dẫn, luôn giữ cho khu vực này được sạch sẽ, khô ráo
- Tuyệt đối không vận động mạnh khi mũi chưa khỏi hẳn
- Trong thời gian này cần nghỉ ngơi đầy đủ, không được lao động nặng hay mang vác quá sức
- Ngoại trừ những lúc vệ sinh thì tuyệt đối không đụng chạm vào khu vực mũi.
- …
👉👉👉 VIDEO Cách chăm sóc mũi sau khi nâng để có dáng mũi đẹp nhất
VI. Kết quả khách hàng sau khi nâng mũi tại Kangnam
Từ những thông tin trong bài có thể thấy rằng đầu mũi bị cứng sau nâng là hiện tượng bình thường và khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi thật sát sao để đề phòng trường hợp mũi bị cứng do biến chứng bao xơ. Nếu được phát hiện và xử lý từ sớm thì vấn đề này hoàn toàn không đáng lo ngại, do đó bạn không cần quá hoang mang.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!