Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

Cách làm chuồng chim bồ câu nuôi thả vườn

Cách làm chuồng chim bồ câu nuôi thả vườn
Cách làm chuồng chim bồ câu nuôi thả vườn

Mô hình này đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Mục đích ban đầu là để làm cảnh và để thịt cải thiện bữa ăn cũng như tiếp khách như các loại gia cầm. Dần dần, số lượng bồ câu phát triển mạnh thì nhu cầu thịt bồ câu mới dần được hình thành.

  • Vật liệu làm chuồng nuôi chim bồ câu thả hầu hết được làm bằng ván gỗ. Người nuôi nên chọn gỗ tự nhiên để đóng chuồng, hạn chế dùng ván ép vì độ bền không cao.
  • Chuồng nuôi chim bồ câu thả gồm nhiều ô, mỗi ô có kích thước 40 x 40 x 40 cm. Trong mỗi ô là một cặp chim. Các ô được đóng chắc chắn và có lỗ để chim ra vào. Mái che của chuồng tốt nhất làm bằng gỗ.
  • Người nuôi có thể chủ động lót ổ hoặc để chim tự làm tổ. Quy mô và cấu tạo chuồng nuôi loại này rất đa dạng; với số lượng chim có thể từ vài chục đến vài nghìn cá thể.
  • Máng thức ăn và máng uống cho mô hình này là một máng lớn đặt cạnh chuồng để cả đàn ăn chung. Tuy nhiên ở mô hình này nhiều người thường để một khu trống sạch sẽ và rải thức ăn cho chim. Như vậy giúp tiết kiệm thời gian và công chăm sóc.
  • Khi đặt chuồng nuôi cho chim cần chú ý sao cho hướng chuồng thoáng mát, nhận nhiều ánh sáng; ở nơi cao ráo, yên tĩnh. Nhằm tránh được các động vật có hại cho chim như rắn, chuột…
  • Hàng ngày cung cấp nước sạch cho chim uống và sử dụng các nguồn nước sạch như nước máy, nước riếng khoan để choc him bồ câu uống và tắm. Thường xuyên thay nước, vệ sinh bình đựng nước và máng thức ăn tránh chim bị nhiễm bệnh do các dụng cụ này bị nhiễm vi khuẩn.

Cách làm chuồng chim bồ câu nhốt

Cách làm chuồng chim bồ câu nhốt
Cách làm chuồng chim bồ câu nhốt

Nuôi chim bồ câu nhốt có thể chia làm 2 mô hình gọi là: bán công nghiệp và công nghiệp

Mô hình bán công nghiệp

Mô hình bán công nghiệp: Là hướng đi rất lý tưởng hiện nay. Mô hình này khắc phục được điểm yếu của phương pháp nuôi thả và nuôi công nghiệp. Vật liệu làm chuồng rất đa dạng, có thể là gỗ tạp, lưới thép, tre, sắt…

Nên xây dựng chuồng bằng xi măng để chuồng nuôi vừa có thể sử dụng lại nhiều lần. Chắc chắc người nuôi dễ quản lý. Phía dưới nền chuồng tráng bằng xi măng và rải lớp trấu, mùn khô để thấm các chất thải của chim; thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh. Xung quanh chuồng nuôi có tường bao, cửa sổ thoáng mát giúp không khí dễ lưu thông.

Cấu tạo chuồng gồm 2 phần chính là ô chuồng và lưới vây. Ô chuồng có thể làm theo mô hình nuôi thả, thiết kế mỗi ô chuồng kích thước trung bình là 40 x 50 x 60 cm. Phần lưới vây xung quanh ô chuồng tạo thành một quần thể thu nhỏ; vừa có không gian cho chim hoạt động, vừa có thể quản lý dễ dàng. Giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít để phân không rơi xuống các tầng dưới.

Ở mô hình này có thể đặt riêng từng máng thức ăn cho mỗi ô chuồng hoặc đặt một máng lớn cho cả đàn. Tuy nhiên nên đặt thành từng ô. Máng thức ăn cho mỗi ô bằng nhựa dẻo kích thước có thể là 5 x 15 cm đến 10 x 20 cm. Nhược điểm của mô hình này là có nguy cơ xâm nhập của các loài gây hại như chuột, rắn…

Mô hình nuôi công nghiệp

Mô hình nuôi công nghiệp: Hay còn gọi là nuôi nhốt hoàn toàn. Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu làm chuồng là lưới thép, khung chuồng có thể làm bằng gỗ hoặc sắt cây.

Chuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô; mỗi ô có kích thước 40 x 50 x 60 cm. Chuồng được xây trong nhà hoặc lán, chim sinh sống khép kín trong từng ô chuồng.

Mô hình này giúp người nuôi chia được chim sinh sản và chim thịt thành từng khu riêng. Máng thức ăn và nước uống được đặt riêng cho từng ô nên rất dễ theo dõi tình trạng chim và vệ sinh hàng ngày; mỗi máng có kích thước khoảng 5 x 10 cm.

Nhìn chung, người chăn nuôi cũng cần chú ý về ánh sáng cũng như hướng gió. Bồ câu thích thoáng mát và nhiều ánh sáng, môi trường ẩm thấp dễ dẫn đến dịch bệnh và chim chậm lớn.