56,700 lượt xem
Gà bị khò khè là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng Gà chết hàng loạt. Nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Làm sao để điều trị bệnh một cách dứt điểm, không tái phát?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được Pharmavet Group giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hy vọng, bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích, giúp đàn Gà luôn khỏe mạnh!
Gà bị khò khè – những triệu chứng cần nắm rõ
Khò khè là căn bệnh rất phổ biến ở Gà, nhất là vào mùa đông, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi tham gia các trận đấu. Nếu không nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn khiến Gà yếu mệt và tử vong.
Bạn nên chú ý quan sát, tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh như:
– Đối với Gà thịt: Bệnh thường xảy ra khi Gà được 4 – 8 tuần. Gà bị tiêu chảy phân xanh trắng kết hợp với các triệu chứng như: giảm ăn, viêm xoang mũi, chảy nước mũi, kém ăn, mắt sưng, ủ rũ…
– Đối với Gà đẻ: Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi tiêm phòng, chuyển chuồng hoặc cắt mỏ. Một số triệu chứng phổ biến như: chảy nước mũi, khò khè khó thở, ăn ít, gầy ốm, sản lượng trứng giảm, tỷ lệ ấp nở thấp…
Nguyên nhân khiến Gà khó thở, khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh Gà bị khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do một vi khuẩn có tên Mycoplasma Galliseptium gây ra. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, không được tiêm ngừa đầy đủ, chế độ dinh dưỡng kém… Mycoplasma sẽ phát triển gây bệnh.
Theo đó, Mycoplasma chỉ sống được từ 1 – 3 ngày khi ra khỏi cơ thể. Nếu trong dịch nhầy, chúng tồn tại được lâu hơn, khoảng 4 – 5 ngày. Riêng trong lòng đỏ trứng, loại vi khuẩn này có thời gian tồn tại lên đến 18 ngày.
Một số đường lây truyền phổ biến như:
– Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào trong không khí. Trong cùng 1 đàn, khi dùng chung thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, Gà bệnh sẽ là nguồn lây nhiễm cho những con khỏe mạnh.
– Một nguồn lây rất nguy hiểm là trứng gà bị nhiễm trùng. Khi Gà mẹ bị bệnh đẻ trứng, trong trứng sẽ có mềm bệnh khiến Gà con mắc bệnh.
– Trong trường hợp Gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, khi có điều kiện, Mycoplasma Galliseptium sẽ bùng phát và sinh sôi nhanh chóng khiến Gà mắc bệnh.
Gà bị khò khè cho uống thuốc gì?
Có rất nhiều cách chữa bệnh Gà bị khò khè. Với những ai nuôi Gà thi đấu hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ, có thể sử dụng một số biện pháp dân gian như tỏi, lá trầu không…
Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này không cao, không điều trị được triệt để. Khi có điều kiện, bệnh dễ tái phát. Hơn nữa, thời gian điều trị bệnh lâu dài, mất nhiều thời gian công sức. Muốn điều trị hiệu quả, dứt điểm, nhanh chóng, cần sử dụng thuốc Tây.
Để giúp quý vị dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp, chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại thuốc trị khò khè, khó thở của Gà:
Ampi-Coli Pharm hiệu quả nhanh chóng
Ampi-Coli Pharm là thuốc đặc trị Gà bị khò khè, gà toi, gà rù, tiêu chảy, tụ huyết trùng… ở Gà. Sản phẩm được cung cấp bởi Pharmavet Group, được nhiều trang trại sử dụng phổ biến.
Cefa XL.Gold điều trị Gà bị khò khè hiệu quả
Đây là loại thuốc đặc trị hen khẹc, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết ở gia cầm. Sản phẩm được phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc thú y toàn quốc.
D.T.C VIT Max Pro đặc trị bệnh, nâng cao sức đề kháng
Loại thuốc này rất phổ biến, được nhiều gia đình, trang trại sử dụng. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao.
DANOCIN 180 – chỉ cần 1 liều duy nhất
Đây là loại thuốc đặc trị Gà bị khò khè, viêm phổi cấp tính, ho thở, tụ huyết trùng cho gia cầm, Trâu Bò.
DOGEN-PHARM hết khò khè, nhiễm khuẩn hô hấp
DOGEN-PHARM được đánh giá hiệu quả cao. Chỉ cần dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn, các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp sẽ nhanh chóng giảm và dứt điểm.
B52/AMPI-COL dễ sử dụng, hiệu quả cao
Gà bị khò khè cho uống thuốc gì? B52/ AMPI-COL sẽ là sự lựa chọn được nhiều chủ trang trại, gia trại.
Bộ sản phẩm cao cấp chuyên dùng cho Gà, Vịt, Ngan
Nhờ hàng loạt ưu điểm vượt trội, bộ sản phẩm chuyên dùng cho Gà, Vịt, Ngan là sản phẩm không thể thiếu, giúp đàn Gà mạnh khỏe, tăng trưởng nhanh.
ERY-PHARM: trị viêm xoang, hen khẹc, tiêu chảy
Khi bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, khò khè, Gà dễ mắc các bệnh khác như: viêm xoang, tiêu chảy, kiết lỵ…
Ngoài những loại thuốc kể trên, còn rất nhiều thuốc đặc trị Gà bị khò khè khác. Mỗi dòng sản phẩm lại có những ưu điểm riêng. Khi có nhu cầu sử dụng, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thành phần, công dụng, liều lượng… để chọn được sản phẩm phù hợp.
Những biện pháp phòng bệnh khò khè ở Gà hiệu quả
Để phòng bệnh Gà bị khò khè, cần lưu ý những điều dưới đây:
– Dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng thường xuyên.
– Tiêm Vắc-xin đầy đủ.
– Sử dụng các loại thực phẩm tăng sức đề kháng.
– Cẩn thận che chắn khi trời lạnh hoặc tri trở trời.
– Với Gà đá, sau khi thi đấu, cần kiểm tra sức khỏe, băng bó vết thương.
– Khi phát hiện Gà bệnh, cần cách ly ngay. Không để Gà bệnh tiếp xúc với những con Gà khỏe trong đàn.
Tình trạng Gà bị khó thở, thở khò khè là căn bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chăn nuôi. Với bài viết trên, bạn đã biết Gà bị khò khè cho uống thuốc gì rồi đúng không nào? Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với Pharmavet Group để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!