Hủy thầu là gì? Các trường hợp hủy thầu

Hủy thầu là gì? Các trường hợp hủy thầu

Hủy thầu là gì? Các trường hợp hủy thầu

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hủy thầu là gì?

Theo khoản 1 Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách:

Ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 73, khoản 10 Điều 74 và điểm e khoản 2 Điều 75 Luật Đấu thầu 2013.

2. Các trường hợp hủy thầu

Các trường hợp hủy thầu theo Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 bao gồm:

(1) Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

(2) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

(3) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

(4) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu

3.1. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của người có thẩm quyền

Theo Điều 73 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền như sau:

– Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 Luật Đấu thầu 2013.

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

– Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Hủy thầu theo quy định tại (2), (3) và (4) mục 2.

– Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

– Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 73 Luật Đấu thầu 2013, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

+ Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

+ Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 73 Luật Đấu thầu 2013;

+ Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu 2013.

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 73 Luật Đấu thầu 2013, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

+ Quyết định lựa chọn bên mời thầu;

+ Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Quyết định xử lý tình huống;

+ Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;

+ Hủy thầu theo quy định tại (1) mục 2;

+ Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 73 Luật Đấu thầu 2013.

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 73 Luật Đấu thầu 2013 theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.

Như vậy, người có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện hủy thầu tại trường hợp thuộc (2), (3), (4) mục 2 và trường hợp (1) mục 2 trong trường hợp lựa chọn nhà đầu tư.

3.2. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của chủ đầu tư

Trách nhiệm của chủ đầu tư theo Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

– Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Danh sách xếp hạng nhà thầu;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Quyết định xử lý tình huống.

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

– Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Hủy thầu theo quy định tại (1) mục 2.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 Luật Đấu thầu 2013.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định.

Từ quy định trên thì nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp (1) mục 2.

3.3. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của bên mời thầu

Theo Điều 75 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của bên mời thầu bao gồm:

– Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

+ Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

+ Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

+ Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

+ Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

+ Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

+ Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 75 Luật Đấu thầu 2013, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

+ Quyết định xử lý tình huống;

+ Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

+ Hủy thầu theo quy định tại trường hợp (1) mục 2;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

+ Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

+ Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

+ Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

+ Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

+ Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

+ Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

+ Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

+ Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

+ Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

+ Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

+ Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

+ Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định.

Như vậy, bên mời thầu có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp tại (1) mục 2.

4. Trách nhiệm khi hủy thầu

Trách nhiệm khi hủy thầu theo Điều 18 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại (3) và (4) mục 2 phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.